Sống giả…
( Suy
tư…)
Người
ta đã biết đến các tác phẩm “Sống mòn”, “Đời thừa”(sống thừa) của Nam
Cao nói về những nhân vật có học thức, có lý tưởng cao thượng! Nhưng rồi…cuộc
sống trở nên bi kịch vì hoàn cảnh khó khăn cơm áo, gạo tiền đã làm suy nhược tinh
thần lẫn thể xác khiến nhiều lúc con người biến thành kẻ lợi dụng, nhỏ nhen,
ích kỷ…
Ta
cũng đã đọc được chuyện “Tắt đèn”(Ngô Tất Tố) để thấy cuộc sống tối tăm không
lối thoát, mang kiếp nghèo với thân phận nhỏ nhoi, nhục nhã của người nông dân
trong cơn bỉ cực…của đời chị Dậu.
Tất
cả là do đói! Và “Đói” của Thạch Lam đã cho lương tâm loài người một phần thông
cảm, thức tỉnh soi xét lại vì đâu mà người vợ nhu mì đành bán cái cần “chung
thủy”của mình chỉ để mua nổi một bữa thức ăn “tình yêu” cho chồng qua cơn đói
lã…
Đôi
khi, khó mà phân biệt được sự cao thượng hay hèn mọn!
Ai
có cuộc đời ở trong hoàn cảnh đó mới tìm được biện chứng, chứ không phải suy
diễn, ca ngợi rêu rao từ những chủ nghĩa giáo điều, đạo đức khoe khoang mơ hồ? Sự cao thượng của
người đời có được đâu phải sinh ra từ những kẻ thông minh, sang trọng, lịch lãm
hoặc ảo tưởng nằm trên bàn thờ của các vị thánh thần, để bày biện nghi lể nhận của
bố thí… để nhờ những thí chủ “giàu có” dậy lòng trắc ẩn? Nơi có một phần dư thừa trắc ẩn của lương tâm(!)
Những tác phẩm văn học thời bấy giờ (trước 1945) thường rất thực tế,
đều mang theo cái gì đó suy tư, lặng lẽ, u hoài nhân sinh thời cuộc. Nhưng,
trong đó vẫn chứa đựng bản tính nhân văn, tình người (Vợ nhặt –Kim Lân). Nhiều người xảo biện khoa giáo sau này vẫn hay phân tích vụn vặt,
gán ghép giới hạn rằng: Đó là lối văn chương “phê phán xã hội”…mà
không nghĩ đến giá trị cao hơn là một cuộc cách mạng văn hóa ngôn ngữ (quốc ngữ) hiện thực tư duy riêng cho người Việt…để khai phóng dân trí vượt qua những định kiến lạc
hậu “luân thường đạo lý” nho giáo (Đoạn
Tuyệt của Khái Hưng-Nhất Linh) trói buộc dân quyền thân phận người, lấy hủ
tục mê tín dị đoan để cứu rỗi tâm linh (Phan kế Bính). Những điều phi hiện thực chính trị,
giả nhân nghĩa, nợ thánh thần khiến cho dân ta mãi đắm chìm trong thù hận, vỗ về nghèo
nàn, an phận đói rách, lầm than...
Ngày
nay, xã hội có chút thay đổi. Nhưng…có lẽ, không muốn chọn cao thượng hay hèn
mọn? Nên người ta chọn ra cách sống giả:
Lấy học thuyết tế nhị làm biện chứng
trong giao thiệp, lấy hợp pháp biện minh
cho chính trị, giáo dục, kinh doanh …lấy quảng
cáo làm nghệ thuật mua bán lũy kế lãi, lấy tương lai để an (mị) dân, lấy truyền
thống xây rào cản tiến bộ, lấy hạnh
phúc tôn giáo làm mơ ước và lấy cả kiếp sau
để xoa dịu linh hồn…
Sống giả thường được hùng biện thành phương
tiện đạt đến mục đích! Và đôi khi hệ quả một thói quen người ta gọi là văn
hóa cho có vẻ mỹ miều, uyên bác. Đối với những người có kỹ năng “sống
giả”xem đó là triết lý sống! Còn với những người thật thà thì lại nghĩ đó là
trò đời léo lận…
Thật
ra, sống giả là một phần mà nhiều người cho rằng (biện bạch) văn minh hơn
(không trần trụi) nhưng không có nghĩa là hạnh phúc hơn? Thật khó mà an lạc,
tịnh tâm khi xung quanh mình đều có sự giả dối, ngụy tạo! Mặc dù kịch nghệ sân khấu là một phần của tư
tưởng, nhưng dẫu sao cũng không phải là nội dung đích thực…
Từ…sống mòn, sống thừa đến sống giả không phải là cuộc cách mạng trá hình mà xã
hội mong đợi. Vì điều đó là sự lẫn quẩn, nhẫn tâm của cái nghèo đói nhân cách
khiến cho xã hội hỗn mang tư tưởng đời là
vô nghĩa! Người không trọng người, ta cũng chẳng trọng ta…thì lấy đâu ra lòng
tin yêu để làm cội nguồn của tự do và hạnh phúc?
Có lẽ: “Con người
sinh ra không phải để hạnh phúc, mà để chiến đấu với gian nan và để được nên
người…”
Con người là trọc đùa của tạo hoá cuộc sống vần xoay mặc kệ muôn loài
Trả lờiXóaVà...Con người cũng tạo ra định mệnh của chính mình! (cười)
XóaThật khó mà an lạc, tịnh tâm khi xung quanh mình đều có sự giả dối, ngụy tạo! Ui sao TUI thấy có lý vô cùng , vì như rứa nên cảm thấy .....sống thiệt thật khó , mà sống giả tương đối dể .hihi
Trả lờiXóaGiả bộ thì được! Đừng giả dối nhen...(Ủa có cái gì giả à...?)
XóaGiã đò.....( biết mà noái ko biết í. Là giã đò í )phải ko @ ?
Trả lờiXóaHơ...gái Huế vào Nam lâu rồi mà vẫn thít "giã đò"...(le lưỡi)
XóaNhớ sao bến tình lòng men say
Trả lờiXóaCon thuyền xa bến muôn phương đó
Bên thềm blog tím mãi luyến đây
Chỉ ở phương này chẳng đổi thay.
.........
Anh Bình Trần khá lâu anh mới đến thăm Trang.....em rất vui anh đã họa và chia chia sẽ cùng em....ngày mới vui anh nhé!.
Nhớ bến thuyền đi tựa gió lay
XóaĐêm đông giá buốt ghé đời vay
Thềm xưa blog tím còn Trang đó
Mượn đỡ tình thơ hơ tháng ngày…
...
Cảm ơn Tuyết (lạnh quá) Trang! Hi hì...