Luận án danh hài…
Con
người thường tự hào thông minh hơn loài vật? Sự khác biệt lớn khi có khả năng
phát âm được đa dạng ngôn ngữ. Nhưng, điều đặc biệt nhất là con người biết cười...
Vì vậy, xuất
hiện các nghệ sĩ hài (hề) thường thuộc về nghành giải trí...
Tuy nhiên, hài hước cũng có
nhiều hình thức nghệ thuật, kịch bản khác nhau? Từ động tác (kịch câm) diễn hề cho đến
những đối thoại (kịch nói) ngộ nghĩnh, pha trò, hài hước ngữ nghĩa...
Có lẽ, chúng ta đều biết những danh hài từng nổi
tiếng:
Charlie Chaplin (vua hề Sác-lo) trong
vai charlot (tiếng Pháp) một gã lang
thang áo quần luộm thuộm với cây gậy và đôi giày to đùng…bằng diễn xuất kịch
câm với những tình huống bất ngờ, kỹ thuật pha trò hài hước và có nhiều kịch
bản đời rất cảm động…
Louis de Funes người Pháp, một diễn viên
nổi tiếng chuyên đóng vai những kẻ đạo đức giả, đáng ghét, độc ác…bằng cả lời
thoại và động tác vội vàng, lăn quăn gây mắc cười. Ông có khuôn mặt đặc biệt
lanh lợi với những trạng thái biểu cảm xuất sắc…
Rowan
Atkinson người Anh (nhân vật Mr Bean) có nét mặt, hành động gây ra hài kịch
tính trong vai một người ngốc nghếch, đôi khi cũng rất khéo léo, ích kỷ nhưng
cũng rất đáng mến với những kế hoạch khác thường trong các công việc thường
ngày...
Chúng ta thấy...đối với sân khấu, điện ảnh nghệ thuật họ thường sử dụng kỹ thuật diễn xuất biểu cảm động tác hơn là "lạm dụng" lời lời nói…Vì, "kịch câm" thường trở thành nghệ thuật điển hình (có kịch bản và đạo diễn) đến với khán giả khắp thế giới, vì ai cũng hiểu và thưởng thức được...
Nhưng, mặc dù sự hài hước đem lại nụ cười
giải trí sảng khoái, vui tươi, ý nhị. Người ta cũng hiểu rằng muốn tạo
ra nụ cười từ hài hước luôn cần có lời nói, hành động nghịch lý (khó sãy ra trong đời
thường)…chính điều đó không hề tốt cho trẻ nhỏ, vì chúng chưa đủ trí khôn để
phân biệt sai đúng? Nên, chúng có thể bắt chước những điều kì quặc vô thức, đôi khi nguy
hiểm đến tính cách, hại thói quen suy nghĩ...
Riêng
ở xứ mình, kịch hài thường chỉ sử dụng lời nói đưa đẩy, giả giọng phương
ngữ (vùng miền), hóa trai giả gái…và, vì cần trào lộng hài hước để gây cười nên
cũng va vấp lối văn hóa ngông nghênh “mày tao”, khoa trương ngữ nghĩa lẫn lộn chơi
chữ tối ý (tục tĩu) hoặc ồn ào thô thiển duy lý ngô nghê, dạy đời vu vơ…
Điều
đó, có nghĩa là game show, sân khấu hài không phải là sân chơi dành cho trẻ em?
Tâm lý của trẻ em dễ hình thành vết mòn nhân cách tạo từ thói quen (hành động
và định mệnh) ngay cả khi lấy sự cười đùa, cợt nhã với con trẻ…người lớn (phụ
huynh) cũng cần phải cẩn trọng! Vì, trẻ em chỉ trưởng thành tốt khi có nụ cười
hồn nhiên, yêu thương và chân thật…
Hài
kịch có phải luôn cần thiết dành cho người lớn? Không hẵn, vì nó còn phụ thuộc
vào điều kiện, sự đa dạng cách giải trí người trong xã hội (trừ tác phẩm nghệ
thuật). Vì, các kịch bản hài không nhiều và thường phù hợp với “khuôn mẫu” nhân
vật nào đó. Khi các “phiên bản” từ nội dung cũ lặp đi, lặp lại…Dù ai cố cười xả
láng thì cũng sẽ thấy bị dị ứng, dẫu kịch sĩ có là “danh hài” đi nữa?
Một nụ cười không phải bằng “mười thang thuộc
bổ” nhờ xem hài kịch? Vì giá trị tinh thần chỉ có cảm xúc hài hước từ nụ cười
hiện thực! Vì thế, có người tự kiến tạo nụ cười đem lại hạnh phúc cho đời sống tâm tình
mình, nhưng cũng có rất nhiều người phải cần nhờ hài kịch mua vui, mượn cười thích
thú qua cơn…rãnh rỗi (cười)!