Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Ký tự và ngữ âm học?


Ký tựngữ âm học
(luận bàn…)

  

  “Chương trình sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục” (Gs Hồ Ngọc Đại)…được ai đó suy ra là cách đánh vần theo ngữ âm học?

   Đôi khi người ta cũng “trào lộng” sáng tạo phô trương thuật ngữ khoa học làm xóa mờ các nếp nhăn não bộ? Ngữ âm học (âm thanh tiếng nói) dù có liên quan đến vật lý (cơ năng lưỡi, vòm họng) thì cũng chẳng có liên quan gì đến ý nghĩa phương pháp đánh (ráp) vần? Ngữ âm học chỉ là một chi nhánh nhỏ trong ngôn ngữ học, qua nghiên cứu sự phát thanh âm tiếng nói con người để tạo qui ước bằng các dãy mẫu tự cơ bản…

   Thực ra, tập đánh vần mới vào học chữ là phương pháp luyện tập trẻ thơ cách vận động (đọc) sự đa dạng khi kết hợp nhiều âm tiết! Vì, cuối cùng giá trị thực lại kết thúc chỉ một từ (âm) có nghĩa. Thực tế nó không quan trọng đến mức tranh luận, bàn cãi cách ráp vần nào là đúng nếu đơn giản hơn bằng sự thỏa thuận phương pháp(?) Với khoa giáo điều quan trọng là giáo trình đó (quy ước) có cần luận chứng sự hợp lý khi phân biệt ngữ âm với các mẫu tự (đơn, kép) hay không…

   Mục đích cách ghép các chữ cái mẫu tự (nguyên âm, phụ âm) là nhằm tạo ra một mặc định văn bản thay cho lời nói. Hay nói một cách khác là sử dụng kỹ thuật âm vị thay đổi vị trí một vài tập hợp ký tự khác nhau để diễn đạt ý nghĩa cho nhu cầu đa dạng ngôn ngữ. Và, thường là những qui ước hợp lý không trùng lặp (một định nghĩa phát âm không giống nhau)

   Cách phát âm tiếng Việt chúng ta do hiện trạng quá trình di chuyển lịch sử địa lý nên đa phương ngữ, nhiều chất (âm) giọng. Thực tế, chỉ có chút khác biệt theo khẩu âm thói quen vùng miền, địa phương (như các phụ âm: ch-tr; nh-d-gi; n-l; d-v; r-g…hoặc các nguyên âm: ơ-ây; au-âu; i-ê; u-a…). Chính sự lệch lạc vị âm, nghe không phải bao giờ cũng đồng âm và giống nhau, nên mới có quy định rạch ròi luật lệ chính tả (luật định phát âm đúng)…

   Điều ngạc nhiên là: Quan niệm bảo thủ “âm vị” ngữ học của vài người cố chấp bị thói quen phát âm ở nơi sinh trưởng? Và, có thể từ đó họ ngộ nhận (hoặc cố chấp) đánh đồng âm tiết dù có sự phân biệt khác nhau của các ký tự chữ viết…vô tình (hoặc cố ý) xóa mù giá trị thực tế đã trãi qua hành trình dài mặc định về ngữ âm học tiếng Việt, vốn thành qui ước thống nhất văn bản một hệ chính tả…

   Vì thế! Nếu chỉ mượn thuật ngữ “âm học” hạn chế (vùng miền, địa phương) làm cơ sở “âm luật” để đánh vần (c,k,qu hoặc ch-tr, z-gi-d) cũng giống nhau…là đã thiếu kỹ năng, kiến thức căn bản về hệ thống nhất ngữ âm học (phát âm) tiếng Việt (!) Những “sở đoản” hạn hẹp cá nhân sao lại có thể liều lĩnh, tùy tiện đưa vào môi trường đại chúng giáo dục phổ thông?

  Tại sao các học giả trước đây khi cấu tạo chữ quốc ngữ (latinh) không lựa chọn thêm những mẫu tự W, Z, J, F..thay thế qu, d, gi, ph? Hãy tin rằng điều đó có thể được xét kỹ về cấu trúc thuận lợi tạo hình chữ viết và cảm xúc chuẩn mực âm ngữ là quá thừa thải không cần thiết. Hoặc, những chữ đó còn để dành thay thế các dấu: sắc huyền, hỏi, ngã, nặng, ư, ơ (nghĩa là đã sử dụng hết mẫu tự latinh) trong công tác chuyển tín hiệu Morse thư điện tín chữ Việt (tương tự như kiểu gõ telex trên máy tính).

  Chúng ta hãy thử sử dụng phương pháp luận với câu hỏi: Cách phát âm có liên quan đến tượng hình chữ nghĩa hay không? Hay chữ nghĩa chỉ là quy ước về âm thanh, một tập hợp mượn ký tự đặt tên để phân biệt vài ngữ âm riêng của một dân tộc? Thật khó mà chứng minh hai thể loại ngôn ngữ âm nhạchội hoạ là giống nhau, dẫu cho chúng có cùng một ý đồ diễn đạt nghệ thuật…Thật khó để thành “ca sĩ” khi phát âm thiếu chuẩn xác cả về ngữ học lẫn thang âm (cười)!

   Những gì con người tự quy ước, tự đặt ra thì họ có thể thay đổi. Tuy vậy, nếu vẫn không thay đổi nỗi giá trị sự thật…thì chỉ là màu sắc khoa trương xả rác hoa hòe, chất đầy những vướng bận, tốn kém!?