Trí thức giả(?)
(Câu chuyện tâm lý xã hội...)
Có lẽ, nhiều người đi qua thời trung học, vẫn nhớ tác phẩm văn học “Sống mòn”, “Đời thừa” của Nam Cao...
Tiểu thuyết đã mô tả diễn biến tâm lý của
các nhân vật. Họ đã trãi qua những thời kỳ khó khăn đời sống, chật chội mưu
sinh. Sống mòn không hy vọng, sống thừa không thể giúp ai…khiến người
ta trở nên ích kỷ, nhỏ nhen. Ngay cả những giới trí thức trẻ cũng đành “vứt bỏ”
nhân cách cao thượng, tình yêu lý tưởng (Đói - Thạch Lam) chỉ vì miếng cơm,
manh áo.
Nhưng,
trong sống mòn hay sống thừa chúng ta vẫn thấy còn đâu đó chút lòng tự
trọng, bản chất thật thà, nỗi buồn tâm tư, tự kỷ ám thị lương tâm khác xa
với cách sống giả…
Khi xã hội mở rộng, phát triển đa dạng đời
sống vật chất hơn. Con người hướng đến nhu cầu chăm chút hình thức. Đôi khi,
người ta “sống giả” có thể chỉ là thú vui chơi khoe khoang, hoặc che đậy bớt mặc
cảm tự kỷ. Điều đó, là phản ứng tâm lý tự nhiên của vài cá nhân, nhóm xã hội...ta có
thể xuê xoa(?).
Điều đáng ngại là khi người ta xem "sống giả" là văn
hóa thời thượng, "nghệ thuật" cạnh tranh…
Xác định một xã hội văn minh thường được đánh
giá qua cách ứng xử dân trí & luật pháp và giá trị đóng góp khoa học phát
triển cộng đồng nhân loại. Vì vậy, sự học luôn được đê cao hơn trong quá trình kiến thiết xã
hội.
Sự thật, chúng ta...có hoàn cảnh lịch sử nhiều
rắc rối đổi thay, nên lận đận chậm phát triển. Trong khi, sự học nâng cao tri thức là hành trình
dài liên kết, liên tục và mạch lạc. Hình như, chúng ta mới chỉ bắt đầu...
Ngoài kia, thời đại công nghệ thế giới phát
triển nhạnh. Ứng dụng khoa học, phương tiện đời sống xã hội thay đổi khá đột ngột. Nhưng,
nếu nghĩ rằng: Có thể, bỏ qua giai đoạn chập chững, vội vàng “hiếu học” chạy theo đào
tạo số lượng “đội ngũ trí thức” cho có hình thức tự hào, bất chấp quy trình học vấn,
thì khuyết điểm não bộ “ngây thơ” sẽ có những khoảng trống không thể bù đắp (thiên
tài cũng cần thời gian, đất dụng võ).
Xã hội có “thiên hình vạn trạng” niềm tin,
cuộc sống có nhiều lối tắt để đi. Nhưng, sự học không đồng nghĩa với quan niệm
bất thường theo thói đời, và không thể trộn lẫn với chính trị (giới hạn lịch
sử), tôn giáo (niềm tin duy tâm). Trí thức là trí tuệ riêng biệt dựa vào hiện thực, phục
vụ nhu cầu phát triển đời sống con người, tạo kiến thức thuận lợi cho việc điều hành
xã hội công bằng, hợp lý. Người thực sự có học, họ sẽ đam mê truy tìm sáng tạo hơn
là mất thời gian biểu diễn giàu có, phô trương quyền lực hay thuần túy làm bậc
thánh nhân…
Bằng cấp khi soán ngôi “giấy thông hành” quyền ưu tiên vật chất, địa vị…sẽ có những kẻ liều lĩnh trở thành “trí thức ngủ” (giá
trị giả) “lưu manh giả trí thức”(mua bán bằng cấp). Thực tế, tham nhũng có thể thay đổi cơ chế quản lý, giới hạn quyền lực. Nhưng, giáo dục
bị “tham nhũng” sẽ mất đi vài thế hệ tương lai…
Người ta có thể giả giàu nghèo, hay lỡ ngồi nhầm chiếc ghế quá cao (quan chức, học vị)… nhưng khó mà giả danh người có học vấn.
Bởi, lề lối tin giả thường rêu rao một
chiều lợi ích...nói “cõi trên” để lẩn trốn chứng minh, nói “tâm linh” để né tranh luận! Và,
khi cố ca ngợi điều gì đó là thực tế vẫn còn nhiều khúc mắc ước mơ …
Đừng
bi quan…đôi lúc, bạn có thể sống giả lập
cho cuộc đời đa sắc màu thêm vui! Nhưng, cẩn thận không nên sống giả quá, bất chấp hậu quả! Đừng giả tạo phi lý trong công việc, hoặc giả dối phi nghĩa với người trong gia đình, bạn
bè và cả người quen…