Nỗi niềm từ thiện...
(Câu chuyện bạn bè...)
Có anh bạn hỏi tôi:
- Ông nghĩ sao về “bọn nghệ sĩ” ăn chặn tiền từ thiện, coi thường khán giả?
Trước đó, có vài tên tuổi…đều được anh ấy đưa ra phê phán, dẫn chứng lý luận khá gay gắt, “ghét bỏ” rất thuyết phục. Tôi chỉ ngồi nghe, vì bạn không thể tranh cãi dùm cho một ai đó…
Tôi chỉ đùa:
- Kệ, cái bọn nghệ sĩ! “Em iu” (ớn) coi thường mới sợ…
Anh ta bực bội:
- Thế…nó ăn chặn tiền từ thiện thì sao?
Tôi cũng có ái ngại:
- Ờ, thì sao nhỉ?
Có lẽ, lần đầu tiên mới thấy cá nhân nghệ sĩ lại quyên góp “từ thiện” được số tiền lớn như thế! Tất nhiên, chúng ta đều nhận biết một vài nguyên cớ từ đâu...
Những người đã từng tham gia trong các đoàn thể xã hội, tôn giáo thì công việc từ thiện là chuyện bình thường, nhẹ nhàng như niềm vui lòng nhân ái hay tâm từ bi...Và, văn hóa từ thiện đòi hỏi có ý thức: Làm sao chỉ có ý nghĩa sẻ chia, không gây cảm giác mang ơn hoặc tạo tâm lý thói quen xin cho...
Ở đâu có người tốt, ở đó có kẻ xấu lợi dụng…với những kẻ gian tham, giảo hoạt bao giờ cũng xem nơi “địa hạt từ thiện” và chốn “du lịch tâm linh” là vũng đất kinh doanh tuyệt vời (cười) khi chỉ cần chút “đầu tư” niềm tin (!)
Sự thật, những gì liên quan đến tiền bạc đều có những mảng tối của thói đời, hoặc lỗi lầm lòng người(?) Vì vậy, những nhà nước có pháp quyền hoàn thiện đều nghiếm cấm (kể cả chính quyền) mọi hình thức “quyên góp”…nếu không có khung pháp lý chặt chẻ, nghiêm khắc (đăng ký hợp pháp & kiểm toán độc lập) nhằm thỏa mãn ý nguyện cho cá nhân hoặc đoàn thể nào muốn làm công tác thiện nguyện.
Thực tế, công việc từ thiện cũng ở mức “nhường cơm sẻ áo” trong hoạn nạn, giúp đỡ số phận nghịch cảnh, mang ý nghĩa “giúp ngặt không giúp nghèo”. Nếu muốn thoát nghèo? Thì thuộc về trách nhiệm của chính quyền, nằm trong chính sách kiện toàn của một quốc gia.
Khi chưa có khung pháp lý nghiêm túc (chính sách chưa đồng bộ, kẽ hở luật pháp) những kẻ cơ hội nhanh chóng trục lợi! Và, rất khó có cuộc điều tra nào gọi là hợp pháp khi chỉ dựa vào quyền lực? Sao kê chỉ là hình thức trình bày thỏa mãn “lòng tin”, không có cơ sở nguyên tắc như chứng từ pháp lý để khép tội “chiếm đoạt tài sản” (lừa đảo) hay “lợi dụng tín nhiệm”(tư cách pháp nhân)?
Nghệ sĩ đi làm từ thiện là công việc “tự nhiên” xưa nay. Tuy nhiên, muốn có lương tâm trong sạch thì không nên quyên góp hay tự ý quản trị tiền của người khác. Thực ra, nghệ sĩ chỉ là những người “cần nổi tiếng”, có thể ảnh hưởng đâu đó về nhân cách, tư tưởng văn hóa, nhưng họ cũng chưa phải là một thế lực tác động lớn đến xã hội bao giờ…
Và,
cũng cần nhận ra hàng trăm báo chí, hàng
chục kênh truyền hình và hàng ngàn youtuber cũng đang làm giàu và sống nhờ trên
tên tuổi của họ (cả tốt lẫn xấu), bằng cách tạo ra scandal tranh cãi không cần thiết, không hồi kết...