Văn hóa Trung Hoa…
(Khảo
cứu…)
Người
ta biết đến Trung Hoa là một đất nước có nền văn minh lâu đời nhất thế giới!
Lịch sử, văn hóa của họ cũng ảnh hưởng sâu rộng với các nước châu á (nhất là
Nhật, Hàn Quốc, Việt nam). Ngoài văn hóa chữ viết, học thuật nhân văn…họ cũng
có những phát minh vĩ đại đi trước cả châu âu: Giấy, in ấn, lịch (âm lịch), la
bàn, đồng hồ nước…
Trung quốc thống nhất trở thành một đế chế đầu tiên có từ thời Tần Thủy
Hoàng vào năm 221 trước công nguyên (TCN). Nhưng, trước đó văn chương, triết
học đã phát triển mạnh mẽ và khá sâu rộng từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc…nhất là
tư tưởng, học thuật nhân sinh“Tề gia- trị quốc- bình thiên hạ” của Khổng tử (551-479 TCN) đã trở thành nếp đạo đức,
luân lý ăn sâu vào tiềm thức văn hóa họ. Nhưng kèm theo đó cũng có những học
thuyết ly khai về nhân sinh, chính trị, hành pháp khác: Pháp gia (quyền lực), đạo
giáo (Ma thuật, thần quyền)…
Điều ngạc nhiên?
Là một nước có nền văn minh đi trước thời đại, với dân số đông gấp bội họ vẫn
đành đoạn cam chịu: Cả 100 năm dưới sự cai trị của người Mông Cổ, 300 năm lệ
thuộc văn hóa triều đại Mãn Thanh (2% dân số Trung Hoa) và chịu sự cay đắng
thất bại nhanh chóng trước cuộc chiến ngắn ngủi với phương tây 1842
(Anh quốc), hoặc có hải quân hùng hậu họ vẫn bị thua trong cuộc chiến với Nhật
Bản (1894-1895)? Cho đến nay, họ vẫn chưa có nền văn hóa chính trị dân chủ đáng
tin cậy với thời đại mới…
Sự
thật, người dân Trung hoa không thua kém ai từ một nền văn minh đến sớm! Họ chỉ
thất bại liên tục dưới sự cai trị của những triều đại vì tham vọng cá nhân, lẫn
quẫn với chính trị quá khứ đã xói mòn lạc hậu! Nhưng, nhân loại sẽ không quên
những giá trị văn hóa có tính nhẫn nại của họ tích lũy, phổ biến từ quá khứ…Bởi,
nền văn hóa Trung Hoa có tính nhân bản đạo lễ-nghĩa-trí-tín
vẫn luôn có giá trị tồn tại hầu hết trong các nước phương đông hay phương tây.
Có thể, đó là cội nguồn, nấc thang hoàn thiện cho nền văn minh xưa khi hòa nhập
vào thế giới tương lai…
Nhưng, điều luôn làm chúng ta suy tư khi xem
lại một quá trình lịch sử: “Văn hóa
hình thành lịch sử hay nền chính trị tạo ra văn hóa…” Lịch sử Trung Hoa
cho ta thấy văn hóa, tập tục thay đổi (xáo trộn) rất nhiều. Chứa đầy kịch tính,
bàng bạc những sắc màu khuôn mẫu hoặc
vô thường: Hùng tráng, bi thương, bạo
tàn…pha chút lãng mạn, thói đời của kiếp người qua những ghi chép ký sử hình
thành xã hội từ các triều đại thống trị:
- Khi thống nhất được Trung Quốc! Tần Thủy
Hoàng sử dụng gia pháp trị quốc (Đốt bỏ hết sách vở Khổng Tử),
dùng sức mạnh bạo tàn quân sự thống trị…
- Thời Hán…Lưu Bang có gốc nông dân nên
không coi trọng trí thức và các nhà buôn. Dù trí thức (phần nhiều là Khổng
giáo) rất có ích cho công tác hành chính quản trị và nhà buôn thì quản lý dân sự
giỏi. Ông ta chỉ dùng quân nhân và nông dân cai quản chế độ. Nhưng, đến thời
con ông (Vũ Đế) biến Khổng giáo thành triết lý chính trị. Nhưng, càng về sau bị
pha trộn thêm thuyết âm dương, thiên đường, ma thuật thần bí…
- Sau gần 80 năm chấm dứt phân tranh Tam
quốc…thành lập ra Nhà Tấn. Nhưng triều đại nhà Tấn cũng chỉ tồn tại 45 năm. Và
tiếp tục trãi thêm 300 trăm năm loạn lạc, người ta mất lòng tin đạo đức của
những người rao giảng Khổng giáo (quan lại, quý tộc) họ đã thay niềm tin vào
đạo giáo hay Phật giáo…dù họ không biết rõ về học thuyết đạo Phật,
nhưng ít nhất cũng an ủi trong tư tưởng. Chỉ sau khi giáo lý, kinh kệ được dịch
sang tiếng Trung quốc, đạo Phật mới trở nên đông đảo người theo, hình thành
thêm một bản sắc văn hóa riêng của Phật giáo Trung Quốc (cả tiểu thừa và đại
thừa)…
- Thời nhà Tùy (589) đã thống nhất. Lấy dân
tộc Hán làm chủ và hòa hợp với nhiều sắc tộc khác cùng khai khẩn, cải cách
ruộng đất hợp lý, phát triển kinh tế tốt hơn. Chính sách sáng suốt, nhưng định
kiến chính trị không thay đổi…nên khi Văn Đế qua đời Tùy Dạng đế lên ngôi đã đi
ngược lại những thành công mà cha ông đã bao tâm huyết gầy dựng. Tùy Dang mở cuộc
chiến tranh xâm lược Cao Câu Ly nhưng không bao giờ thắng, xây dựng lâu đài
tráng lệ xa hoa phù phiếm, tàn bạo bóc lột dân chúng…khiến nhà Tùy bị diệt vong
sau 38 năm.
- Đến thời nhà Đường giáo lý đạo Phật (phái
đại thừa) được phổ biến rộng rãi. Từ vua, hoàng hậu cho đến quan chức thứ dân…xây
dựng rất nhiều chùa chiền, các sư sãi được trọng vọng. Nhưng, thời kỳ này có 3
người phụ nữ (Võ hậu, Vi hâu, Dương quý phi) và các nhóm hoạn quan…tuy “ái mộ” Phật giáo nhưng vẫn tham-sân-si hậu quả bi thương, sóng gió hỗn loạn triều
chính! Đến thời Vũ Tông lại theo đạo giáo
đóng cửa chùa bắt sư sãi hoàn tục. Khổng giáo lại được hồi phục trong giới trí thức (thuộc làu văn học, lịch sử)...
- Nhà Tống là thời kỳ phát triển thịnh vượng,
đạt đỉnh cao văn hóa là nhờ thống nhất chính trị (?). Nhưng vẫn ảnh hưởng Khổng
giáo! Thường tư tưởng nhà nho không coi trọng khoa học, kỹ thuât xem
thường thương nhân, quân nhân…và phụ nữ lúc đó không có tài sản hay được giáo
dục, tục bó chân thành “mốt” thịnh hành lạ đời của giới quý tộc. Sự tự phụ của đế
quốc và niềm tin ổn định chính trị nơi lý tưởng nho học đức dục…đã làm xói mòn quân
đội, thoái hóa kỹ năng tác chiến…
- Khi Nhà Nguyên (Mông Cổ) cai trị Trung Hoa…
họ lại cho phép tự do, công bằng sinh hoạt với tất cả các tôn giáo phật giáo,
hồi giáo, thiên chúa giáo, đạo giáo…nên ảnh hưởng của khổng giáo cũng bị giảm sút.
Nhưng, điều đó lại tạo ra sự giao lưu, phát triển đa dạng văn hóa, tính cách
tha nhân cũng cỡi mở, hòa nhập các sắc tộc từ xa đến làm ăn sinh sống…
- Cuộc kháng chiến của Chu
Nguyên Chương (sau 100 năm) đã đánh đuổi được quân Mông Cổ và thành lập ra nhà
Minh. Ông xây đựng những chiến thuyết trận, củng cố và mở rộng lãnh thổ, xây
đựng trồng trọt khai khẩn đất đai, thám hiểm trên biển và có những đội thuyền
buồm hải quân khổng lồ. Nhưng, vẫn ảnh hưởng từ phái nho giáo không hào
hứng mở rộng giao thương mua bán, mà chỉ trao đổi hàng hóa nội địa. Cũng như
các triều đại trước đó…những đứa con nối ngôi không bằng cha, họ sa đọa vào dục
tính, đạo giáo u mê xao lãng việc quốc gia. Với một nền văn hóa chính trị, xã
hội không có gì thay đổi lớn, nên lịch sử lẫn quẩn bị lập lại…
- Người Mãn Châu (phía bắc) nhân cơ hội yếu
kém của nhà Minh đã chiếm lấy Bắc Kinh. Họ khéo léo thuần phục bằng cách vận dụng văn hóa
Khổng giáo xây dựng niềm tin để lấy sự ủng hộ chính quyền! Họ vẫn cho thờ cũng
gia tiên…và người Trung Quốc cũng được tham gia chiếm nhiều vị trí trong triều
đình, chỉ có quân đội là thuộc về người Mãn Châu. Dù dân số chỉ bằng 2% họ vẫn
cấm kết hôn với người Trung Quốc. Dưới triều đại đó! Giới quí tộc, quan lại chỉ
thích mộng mơ văn học, nghệ thuật, hoang tưởng Khổng giáo và các tôn giáo
khác…không đề cao khoa học kỹ thuật, ngăn cấm giao lưu thương mãi. Một trong lý
do “bình đẳng thương mãi” là cái cớ để các nước phương tây tìm cách gây chiến
tranh và chinh phục sau vài trận chiến không mấy khó khăn dưới thời nhiếp chính
của Từ Hi thái hậu. Triều đại nhà Thanh đã tồn tại gần 300 năm trước khi đại
chiến thế giới thứ 2 sảy ra...
- Sự sụp đổ của nhà Thanh (1912) kéo dài
thời gian bất ổn do các đảng phái tranh dành quyền lực bằng vũ lực, cho đến qua
thế chiến thứ nhất và sau đệ nhị thế chiến (1945)…năm 1949 Đảng cộng sản chiến
thắng Quốc dân đảng để lên nắm chính
quyền! Chính sách Maoist (bản sao chủ
nghĩa Marxist, Leninist) của Mao Trạch Đông đã thay đổi, hủy hoại tiến trình văn
hóa Trung Hoa vốn tồn tại: Từ cải cách “chính sách đói kém” (37,55 triệu người chết đói) đến tai họa“cách mạng văn
hóa”, tục “sùng bái cá nhân” đã đẩy văn hóa, hành vi, nhân cách con người theo
hướng thụ động và bạo lực…Và người ta thường ví sự cai trị giống tư tưởng Pháp Gia thời Tần Thủy
Hoàng (cách 2000 năm trước) nhưng, bị nghi ngờ là “thuyết âm mưu” cải tạo con
người theo hướng tiêu cực (?)
Tuy
vậy, đến nay…ít nhất khi nhìn vào Hong Kong ,
Ma Cao, Đài Loan và các cư dân định cư hầu hết trên thế giới: Bản sắc cội nguồn
văn hóa đặc tính nhân bản Trung Hoa đương đại đâu đó…vẫn luôn tồn tại!