Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

"Học thuyết" bóng đá...


“Học thuyết” bóng đá
(Trò chơi triết lý…)




  Giới chuyên môn, báo chí thể thao hay bàn luận đến học thuyết bóng đá Mourinho và El Cholo
  
  Vì huấn luyện viên Jose Mourinho đã tự hào rằng: “Tôi có một quyển bí kíp cho phép mình thích nghi với mọi đối thủ, và bất kỳ đội bóng nào tôi cũng có thể đem lại thành công với những con người sẵn có”…Còn huấn luyện viên Diego Simeone (biệt hiệu El Cholo) thì thích cải tạo mọi thứ thành tư tưởng, triết lý bóng đá như một hệ thống nhất (gia đình, đồng chí…)

   Hình như những gì liên quan đến cuộc đời (con người, xã hội) đều có những học thuyết! Mặc dù, ai cũng hiểu học thuyết chỉ là ý tưởng riêng được soạn thảo dựa vào lý luận (nguyên tắc). Nhưng, có thể  bi ai khi lý thuyết suông trở thành chủ thuyết rồi tạo ra mệnh đề chủ nghĩa (nhiễm lòng tin, sự cực đoan) bất chấp dữ kiện…

   “Học thuyết bóng đá” cùng lắm là phương pháp luyện tập kỹ năng, kỹ thuật đấu pháp hay tâm lý chiến thuật trong thi đấu(!) Và, đã đến 21 mùa World cup người ta cũng sẽ chẳng chứng minh được gì ngoài những bóng dáng tài năng thể thao cá nhân khi mờ khi tỏ. Thực tế, là người ta chỉ thấy vài đội bóng quốc gia thay nhau làm “vô địch”: Brazil, Argentina, Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…và có một vài điều đáng quan tâm về học thuật kỹ năng con người, chính trị xã hội hay nhân chủng học qua biểu hiện phong cách, cá tính trong văn hóa thi đấu…

  Thật khó mà gọi đó là định luật bởi có thêm những hệ số tâm lý, hên xui khi muốn áp đặt nó thành một đề tài khoa học. Ngay cả các “bình luận viên”muốn phô diễn kiến thức cũng chủ yếu là hoạt ngôn đấu pháp phòng thủ hay tấn công. Và, “tinh thần thi đấu” hay “màu cờ sắc áo” cũng chẳng thay đổi được giá trị gì khác, ngoài kết quả thắng hay thua…

   Học thuyết bóng đá cũng không thể bỏ qua năng lực cầu thủ, phụ thuộc luật thi đấu và cả cơ hội “tranh cãi” bởi trọng tài, trong một trò chơi thể thao không ít va chạm biến thành bạo lực, trí trá…Thực ra, cái triết lý mà con người hay ngộ nhận là ở chỗ giành dựt quyền lợi và giả định số đông người(?)

   Lịch sử của mọi học thuyết đã chứng minh đành phải đi qua thời gian để thụt lùi về quá khứ, đối với hiện thực hầu như hoàn toàn bị phá sản. Đương nhiên, muốn kế thừa thì đành lẫn quẩn tìm cách thay đổi (cải biên) và cố tìm ra một học thuyết loanh quanh mới (?) Các giáo chủ, thiên tài hay người vĩ đại luôn khiến cho thiên hạ (tín đồ) chạy hụt hơi để chỉ đến được bến bờ trừu tượng, khu vực phe phái, đặc khu đố kị…

   Thường, ai cũng có thể chứng minh, hùng biện về các học thuyết: Kinh tế, chính trị, tôn giáo, khoa học…Chỉ có học thuyết về tình yêu (sự tồn vong) là chẳng ai đủ thông minh liều lĩnh (kiên định) biên soạn, hay hí hửng tự tin để mà học (cười)?