Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

Tình khúc nhạc Trịnh...

 

Tình khúc nhạc Trịnh…
   (Câu chuyện âm nhạc…)
 
Google vinh danh (Trịnh Công Sơn) với biểu tượng Doodle

   Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nhiều người biết tiếng nhất trong nước và có sức đã lan tỏa tên tuổi ra thế giới…
   Sự nghiệp thành công lớn của ông có từ những đề tài sáng tác (1960-1970) hiện thực trong những năm tháng chiến tranh! Nhiều ca khúc “da vàng” của ông ảnh hưởng "thân phận" suy tư về thời cuộc trong giới học sinh, sinh viên (miền nam) thời bấy giờ…
“Người nô lệ da vàng
Ngủ quên, ngủ quên trong căn nhà nhỏ
Ðèn thắp thì mờ
Ngủ quên , quên nước quên non
Ngủ quên, quên đã bao năm
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta…” (Trịnh Công Sơn)
 
   Cũng không đơn giản nhờ tư tưởng phản chiến! Ông là tác giả hiếm hoi khi đến nay, vẫn có hơn 200 bài hát vẫn thịnh hành…và được cả “khách” nước ngoài quan tâm, nghiên cứu đầy đủ cả về âm nhạc, văn hóa, ngôn ngữ, văn học…
 
   Riêng, trong “tình khúc” nhạc Trịnh? Có lẽ (tôi) chỉ thấy cảm xúc tình yêu tự nhiên qua nỗi niềm thân phận con người, hơn là ngôn ngữ tương tư, giọng điệu chìm đắm yêu đương. 
   Trong tuyển tập tựa đề “ Như Cánh Vạt Bay” đã thể hiện hình tượng tình yêu là sự mong manh, xa xăm vô định, đôi khi đến mức vô vọng…
   Chắc hẵn (?) Tình ca nhạc Trịnh chỉ là ngôn ngữ thi ca có tính chất triết lý hiện sinh và cả nghệ thuật huyền thoại về khát khao và nỗi nhớ cuộc đời:
“Môi nào hãy còn thơm
Cho ta phơi cuộc tình
Tóc nào hãy còn xanh
Cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên
Ta rêu rao đời mình…” (Ru Ta Ngậm Ngùi)
   “Từng người tình bỏ ta đi như nhũng dòng sông nhỏ
    Ôi! Những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa…” (Tình Xa)
 
   Nếu như: những tình khúc của Trịnh Công Sơn không mang theo hình dáng “người tình” phiêu du thực thể nào cả? Thì, có thể là hình bóng nhạt nhòa yêu thương vẫn còn đâu đó ở “cõi tạm”(cười)…

P/s: Nhiều người cho rằng nhạc Trịnh khó hát “đạt yêu cầu”? Điều đó không hẵn đúng với sự thật hồn nhiên...!
   Có thể, có 2 lý do khiến người ta có chút e ngại:
- Khánh Ly có chất giọng đặc biệt sâu lắng, âm vang rất rõ và rất hiểu ý nghĩa ca từ…
- Ngôn ngữ (ca từ) thuộc văn chương nghệ thuật “diễn ý” hơn là "diễn cảm" nên cần sự từ tốn vừa phải, chuẩn mực…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét