Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Nhạc điệu Tây Nguyên

 

Nhạc điệu Tây Nguyên
 (Music of the Highlands)
 

   Văn hóa âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên-Việt Nam đã được UNESCO công nhận (26/11/2005) là “kiệt tác phi vật thể của nhân loại”…
   Trong khi các nơi khác đã tổ chức từ lâu, thì mãi hôm nay 
(18/04/2022) tỉnh Gia Lai mới có lần đầu tiên. Và, thật ngạc nhiên là tôi đã xúc động nhận ra bản sắc văn hóa nghệ thuật truyền thống của họ vẫn còn đây! Vì, qua các lễ hội cồng chiêng trước (Daklak, KonTum) thường mang tính "đạo diễn", tôi có cảm giác bất an vì có sự pha trộn “thời hiện đại” cả ở cách chơi nhạc và các vũ điệu xoang (múa) khá đơn điệu... 
  
  Có lẽ, ở Tây Nguyên: Hai dân tộc Jrai và Bahnar là người bản địa có dân số đông nhất, sống hòa bình và 
phát triển đời sống văn minh một cách khá tương đồng dù khác biệt về ngôn ngữ.
 
 Thực ra, tôi đã cùng chung sống 3 năm với những bản làng vốn còn “sơ khai” (cách đây gần nửa thế kỷ) và cũng biết chơi chút ít các nhạc cụ và nghệ thuật xoang trên nền văn hóa của họ, nên hẵn nhiên tôi không thích sự pha trộn các loại âm nhạc khác, dẫu biết một ngày nào đó không còn nguyên thủy nữa…

 



  Trong ý nghĩ của mình “Khuôn mặt sẽ nhận ra chừng mực của sự lương thiện, âm nhạc lại thể hiện lối cảm xúc tâm hồn”. Cồng chiêng là loại âm nhạc mang tính cộng đồng. Vì vậy, nó thể hiện ra bản sắc nhân bản của một dân tộc? May thay, nó vẫn đẹp một cách hồn nhiên dẫu đâu đó có những biến động và sáng tạo…