Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Đói...

 

Đói…
   (Câu chuyện sinh tồn…)


   Trong lịch sử sinh tồn, loài người đã trãi qua nhiều thời kỳ đói kéo dài…

   Sau đệ nhị thế chiến (1945). Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, sản xuất lương thực đã tăng mạnh. Nhưng, nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo... 

    Xuyên suốt các tác phẩm văn học? Chúng ta thấy phận nghèo khốn khó trong các câu truyện: Sống mòn, đời thừa, Lão Hạc, Chí Phèo (Nam cao); Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Vợ nhặt (Kim Lân) và mãi đến hôm nay, bóng dáng các nhân vật xưa vẫn chưa thuộc về quá khứ…

   Tôi không thích gọi đó là văn chương hiện thực phê phán. Vì, con đường tự mãn “phê bình văn học” thường dẫn đến lối mòn nhận thức(?) Thực ra, văn nhân chỉ đơn giản dùng cảm xúc trôi theo dòng đời, ghé bờ số phận. Họ thích lặn lội tìm kiếm những cái đẹp lãng mạn cao thượng, nhằm lý giải hiện thực tính nhân văn luôn tồn tại trong cơn bỉ cực…

   Sự quan tâm, tò mò về số phận con người? Giúp ta không còn bối rối ngạc nhiên trước mọi biến cố cuộc đời. Tuy vậy, sắc màu văn chương cũng biến đổi tâm tư lúc đầy lúc cạn. Sự bấp bênh giữa hiện thực và lãng mạn không phải khi nào cũng dễ dàng phân biệt…

   “Đói”…của Thạch Lam là câu chuyện chỉ vài ba trang giấy, khiến ai đó còn thao thức với cuộc đời cũng ái ngại khi luận bàn lựa chọn “thanh cao hay phong trần”: Vì đâu mà người vợ nhu mì đành phải trao đổi cái cần “chung thủy”của mình, chỉ để lấy một bữa thức ăn “tình yêu” cho chồng qua cơn đói lã?

   Từ đôi vợ chồng hồn nhiên, hạnh phúc. Họ bị cái đói thế cuộc bất ngờ tạo ra bi kịch…đành phải bán cái danh dự duyên phận cưu mang, để mua chuộc tình thương vĩnh hằng tồn tại. Có lẽ, “đói” không phải là chân lý dành cho những người no bụng đạo mạo phán xét đạo đức luân lý đẹp đẽ cao siêu, thông thái rao giảng dạy đời nhân cách sống

   Ở đây, Qui luật sinh học đã khiến vốn liếng gom góp tình yêu bao năm của họ (vợ chồng) chịu thất thiệt vơi cạn. Lẽ đâu, trong cái triết lý sinh tồn đã sẵn cả sự bao dung và ích kỷ? Hoặc tình yêu vô tư thăng hoa lòng tự trọng...không thể mưu cầu lòng từ thiện, bố thí xa xỉ.  

   Ai cũng có ước mơ riêng, nhưng tất cả chỉ có một ước mơ chung lúc đói? Dẫu sau đó phải đối diện với nỗi buồn hụt hẫng: Chuyện đổ vỡ…người vợ tê tái ngồi khóc rưng rức xót xa tiếc nuối thương vay. Người chồng mò mẫm bất lực, lượm lặt lại thức ăn giận dữ, vô hồn ngấu nghiến nỗi đắng cay tuyệt vọng…

   Cuộc sống với bao điều lẫn lộn: Nhìn thấy hình ảnh...có người nói: Oh, They are running to avoid the epidemic... (Ồ, người ta chạy trốn dịch?). Tôi lắc đầu: “Không...họ chạy tránh đói” (Oh, no...people run away from hunger). Có thể, người tha phương cầu thực đang cố tránh cái họa bị đói trước mắt, nên phải lận đận trở về với phận nghèo muôn thuở…

   Dẫu sao: Qua cơn hoạn nạn, sau cơn đói? Người ta sẽ nhận ra sự chân thật về khuôn mẫu xã hội đã từng đối diện với lương tâm con người…