Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Giá...


Giá…



  Nếu theo tự điển tiếng Việt của chúng ta, thì từ “giá” được dùng rất nhiều:
   - Danh từ: Gía chợ đen, giá cả, giá thành (thường bằng tiền); giá sách, giá gương, thánh giá (đồ vật); giá rét (trạng thái); giá (mầm đậu xanh)…
   - Liên từ: Giá như, giá mà
   - Tính từ: buốt giá (lạnh cóng)…
   Còn một số từ cũng liên quan đến “giá” như: Hộ giá (bảo vệ vua), bằng mọi giá (về một việc làm nào đó), giá áo túi cơm (tục ngữ).

   Nhưng, ở đây chúng ta mày mò (cười) thử liên kết một vài định ngữ  tạm gọi là trạng từ hoặc động từ ý niệm về giá bán buôn sản phẩm:
   Thực tế trong trao đổi mua bán người ta có vài thuật ngữ có tính qui ước:
   - Nếu có niêm yết bảng giá thì bạn hiểu đã là giá thành qui định, thì không trả giá…
   - Nếu người bán nói ra giá? Bạn có thể trả (giảm) giá khi mua…
   - Khi bạn đang ở trong một phiên đấu giá, người ta đưa giá ban đầu, nghĩa là sau đó phải trả giá cao hơn…

   Ngày nay, người ta thường nghe mòn tai ai đó đang rao giảng học thuyết kỹ năng mềm…một loại “nghệ thuật mua bán” marketing “chiến lược kinh doanh”(?). Dù có nâng tầm trí thức "đắc nhân tâm" thì yếu tố cơ bản vẫn là giá khuyến mãi…

   Nó là phương pháp treo giá, vì mức giá khuyến mãi giới hạn hoặc có thể thay đổi không giới hạn (tùy sản phẩm và thời gian). Thực ra, chỉ là thủ thuật chính trị trong kinh tế nhằm để quan sát, điều chỉnh tâm lý người tiêu dùng đi đến chỗ dễ dàng thỏa thuận…cùng lắm thay đổi chút ít định mức lợi nhuận, nhưng bù lỗ được thời gian, kích thích tiêu dùng, tăng số lượng mua bán (doanh thu)…

   Người tiêu dùng rất khó để kiểm chứng hư thực giá “khuyến mãi”. Thường, được đưa ra với những con số lẻ 99% hoặc 99 và 999…như đã giới hạn giá cuối cùng. Nhưng, thực ra chỉ nằm ở đơn vị tính cỏn con, tỉ lệ be bé kia sẽ chẳng có nghĩa gì so với hàng chục, hàng trăm nghìn…Điều ngộ nhận của nghệ thuật những con số lừa tâm lý hay ho đó khiến người ta dễ cảm thấy tự mãn, hoặc ngỡ như mua được giá hời, rẻ…

   Riêng, những món hàng có tài sản cố định, định mức giá trị cao, khó bán…Người ta sẽ định hướng (lừa) cho thiên hạ quan tâm, tranh cãi về thời gian sử dụng, bảo hành hay phương pháp thanh toán tiện lợi…khiến người ta mãi lo bàn bạc hiệu số thời gian, lựa chọn thanh toán…mà không để ý sự cộng dồn giá cả, lơ là kiểm tra giá trị thực dụng, hệ quả được mất?
  Thực ra, các điều kiện thông số co dãn tâm lý trên đã được họ tính toán. Miễn là khi bước vào thương lượng (thời gian) thì đã đạt thỏa thuận (giá cả) tiến hành mua bán được món hàng đó rồi…một sự ép giá được ví von trên đầu môi tô son nhã nhặn “thuận mua vừa bán”…

   Ở đời, những ai muốn làm giàu thường nghe câu “vi thương bất phú”. Vậy, bạn thích làm người mua hay người bán (cười)? Nhưng, dù là ai…người thông minh chỉ nên mua những gì cần thiết và đừng bán cái gì mà chúng ta không thể mua…

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Dòng máu tiên rồng


Dòng máu tiên rồng




  Lời trần tình…

  Nguồn gốc của người dân việt có một nền sử thi thật hào hùng! Sự hào hùng vì được nuôi dưỡng từ dòng máu quật cường…
   Có thể, chúng ta là đất nước nhược tiểu (nhỏ bé) nằm kề bên gã khổng lồ mang ý đồ vĩ đại luôn chất đầy tham vọng. Sự nhân nhượng (bạc nhược) hay khôn ngoan (mưu cầu lợi lộc) khó mà chống chọi được thói bạo tàn, nên chỉ có cách là hun đúc ý chí quật cường của một dân tộc, mới chính là chân lý của sự tồn tại…
  Con người có thể nô lệ bởi bạo quyền và tiền bạc. Nhưng, lịch sử đã chứng minh bạo quyền không  tồn tại lâu dài, thắng nổi ý chí số đông người. Và, chẳng ai mê muội nghĩ rằng sự giàu có sẽ bảo vệ được tự do, mua được hạnh phúc bền lâu…
   Thắng hay thua? Thực tế, điều đó không quan trọng bằng sự nguyên vẹn tư tưởng “tồn tại hay không tồn tại”(!) Vì vậy, giá trị của ý chí quật cường là vốn liếng đầu tiên và cuối cùng cho một dân tộc dám đi qua mọi thử thách sinh tồn, bất khuất với gian nan… 

Tự ngàn xưa…
Vào đời dòng máu Rồng Tiên
Nghìn năm  sau
Nuôi hoài ý chí quật cường
Vai sánh vai thệ nguyện
Chân bước về cội nguồn
Vòng tay lớn mãi…
Phá tan nô lệ xích xiềng
Xoá ngày nhọc nhằn
Xây mùa Lạc Hồng
Tình nhà nợ nước
Vẹn thề con cháu hùng anh!

Tình quê hương…
Biển trời  non nước  liền nhau
Là hồn thiêng
Nỗi niềm son sắt lòng người
Trong trái tim người Việt
Có mấy lần hẹn hò
Chờ đợi sông núi…
Vá lành nỗi đau tật nguyền
Bên tình đồng bào
Bao miền mộng thường
Cuộc đời nhân ái
Đấu tranh thân phận con người!

                              THẾ NHÂN


Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Văn và Người


Văn Người



   Thường, người ta hay nói: Văn  Người (!)

   Ý niệm đó không phải chỉ dành cho những người “mộ đạo” văn chương? Họ không chỉ xác nhận về năng lực, trình độ, nhân cách…mà còn nói đến sự tương quan giữa ngôn ngữ và vận mệnh!
  
     Hãy bỏ qua những lời nói cuồng trí, bệnh hoạn có tính chất giả dối, dung tục. Bởi, đẳng cấp ngôn ngữ chính thống con người đều luôn trung thực rõ ràng và có ý nghĩa trong sáng!

    Vì vậy, khi đánh đố chữ nghĩa hay trò chơi chữ…chỉ là cách xảo ngôn, đảo ngữ dùng để đùa chơi léo lận, hoặc để phiếm luận, phê phán thói đời thâm sâu chốn nhân gian. Cách vận động (lạm dụng) đánh tráo, bẻ cong ngữ nghĩa của những từ (vay mượn) có hai hoặc nhiều ý nghĩa khác nhau để gài bẫy thiên hạ, thường không ý nghĩa nhân văn, kém cõi tính  cao thượng…

   Trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương người ta có thể Phù thủy ngôn ngữ (tu từ) là nghệ thuật sử dụng ngôn từ trừu tượng hóa biến tấu âm thanh, hình ảnh nhằm diễn đạt thăng hoa tâm hồn người. Do đó, ở một vài lĩnh vực văn chương đi tìm cảm xúc…đôi khi, họ chẳng cần qui tắc hay định nghĩa gì rõ ràng về giá trị sự giới hạn hay vô hạn (lãng mạn)…

  Tuy vậy, chẳng ai dám nói (viết) để gây ra ngôn từ lẫn lộn mà đọc giả không hiểu hoặc hiểu khác đi. Sự giảo hoạt, gán ghép xô đẩy từ ngữ khiến người trong xã hội không thể có cùng cảm nhận trị giá chung, sự ngộ nhận dễ dẫn đến hỗn loạn khinh nhờn, loạn luân chữ nghĩa…


   Vừa qua, chuyện cải cách chữ viết vừa tạm lắng…thì bây giờ ngữ nghĩa lại thị phi ồn ào (cười)! Và, những chuyện mơ hồ như vậy đáng lẽ để “gió cuốn đi”…Nhưng, đáng tiếc là vì nó bắt nguồn phát ngôn từ các vị có chức quyền, đơn vị hành pháp và cả những người “nổi tiếng” có học hàm, học vị mà ra…

   Hẵn nhiên, người ta có quyền đánh giá tư cách với những kẻ hí ngôn tùy tiện…có cơ sở để nghi ngờ cái cơ chế đã ngụy tạo ra những bằng cấp và tầm cỡ vị trí xã hội. Vì, sự học ngôn ngữ hay chữ nghĩa vốn đã là quy ước chung, đều có hệ thống gía trị văn bản từ vựng từ lâu. Người thực sự có học vấn, nhân cách họ luôn biết tôn trọng lịch sử để phát triển và sử dụng đúng chuẩn mực ý nghĩa của ngôn từ…

   Ví dụ: Người bán đưa ra giá (tiền) thì người mua phải đưa phí (tiền) để thực hiện trao đổi… Giá mới chỉ là dự toán (vì có thể thay đổi giá), trong khi phí đã thuộc về định mức thu chi. Vì vậy, mới hình thành chung những tên gọi: Viện phí, học phí, kinh phí…thuộc giá tri thanh toán và đều dành chung sự tương quan cho bên thu phíchi phí. Tổng giá cả thường có nguồn gốc xây dựng từ nhiều tham số, còn  phí mới là kết quả đáp số giá trị cuối cùng…

   Từ ngữ không chỉ có ý niệm nguồn gốc, nguyên lý (thuật ngữ) mà còn có tính cảm xúc nhớ và dễ hiểu (đại chúng). Sự tế nhị lịch sự văn minh khác với sự thô thiển áp đặt tùy tiện...Người ta chưa đảm nhận đừng vội bắt người ta phải bảo đảm (?) Cách đảo từ phụ thuộc vào vị trí đối đáp (!) Giá trị văn hóa lịch lãm có đầy đủ học thuật và lý luận chứ không đơn giản là bắt chước một vài trường hợp biểu đạt ý tưởng, hoặc phát biểu kiểu lộng quyền của một vài cá nhân ai đó…  

   Thế giới vẫn phát triển, người ta đã thêm rất nhiều ngôn từ văn hóa, khoa học kỹ thuật mới…Tại sao chúng ta mãi lận đận cãi lộn về cái cũ rích? Sự thật, ngôn ngữ chỉ phát triển (thêm) mới chứ không phải ngồi yên vị mày mò thay đổi (đổi mới, cải cách) bằng cách tô vẽ, xảo thuật lên  cái diện mạo vốn đã định hình hiển nhiên...