Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Giá...


Giá…



  Nếu theo tự điển tiếng Việt của chúng ta, thì từ “giá” được dùng rất nhiều:
   - Danh từ: Gía chợ đen, giá cả, giá thành (thường bằng tiền); giá sách, giá gương, thánh giá (đồ vật); giá rét (trạng thái); giá (mầm đậu xanh)…
   - Liên từ: Giá như, giá mà
   - Tính từ: buốt giá (lạnh cóng)…
   Còn một số từ cũng liên quan đến “giá” như: Hộ giá (bảo vệ vua), bằng mọi giá (về một việc làm nào đó), giá áo túi cơm (tục ngữ).

   Nhưng, ở đây chúng ta mày mò (cười) thử liên kết một vài định ngữ  tạm gọi là trạng từ hoặc động từ ý niệm về giá bán buôn sản phẩm:
   Thực tế trong trao đổi mua bán người ta có vài thuật ngữ có tính qui ước:
   - Nếu có niêm yết bảng giá thì bạn hiểu đã là giá thành qui định, thì không trả giá…
   - Nếu người bán nói ra giá? Bạn có thể trả (giảm) giá khi mua…
   - Khi bạn đang ở trong một phiên đấu giá, người ta đưa giá ban đầu, nghĩa là sau đó phải trả giá cao hơn…

   Ngày nay, người ta thường nghe mòn tai ai đó đang rao giảng học thuyết kỹ năng mềm…một loại “nghệ thuật mua bán” marketing “chiến lược kinh doanh”(?). Dù có nâng tầm trí thức "đắc nhân tâm" thì yếu tố cơ bản vẫn là giá khuyến mãi…

   Nó là phương pháp treo giá, vì mức giá khuyến mãi giới hạn hoặc có thể thay đổi không giới hạn (tùy sản phẩm và thời gian). Thực ra, chỉ là thủ thuật chính trị trong kinh tế nhằm để quan sát, điều chỉnh tâm lý người tiêu dùng đi đến chỗ dễ dàng thỏa thuận…cùng lắm thay đổi chút ít định mức lợi nhuận, nhưng bù lỗ được thời gian, kích thích tiêu dùng, tăng số lượng mua bán (doanh thu)…

   Người tiêu dùng rất khó để kiểm chứng hư thực giá “khuyến mãi”. Thường, được đưa ra với những con số lẻ 99% hoặc 99 và 999…như đã giới hạn giá cuối cùng. Nhưng, thực ra chỉ nằm ở đơn vị tính cỏn con, tỉ lệ be bé kia sẽ chẳng có nghĩa gì so với hàng chục, hàng trăm nghìn…Điều ngộ nhận của nghệ thuật những con số lừa tâm lý hay ho đó khiến người ta dễ cảm thấy tự mãn, hoặc ngỡ như mua được giá hời, rẻ…

   Riêng, những món hàng có tài sản cố định, định mức giá trị cao, khó bán…Người ta sẽ định hướng (lừa) cho thiên hạ quan tâm, tranh cãi về thời gian sử dụng, bảo hành hay phương pháp thanh toán tiện lợi…khiến người ta mãi lo bàn bạc hiệu số thời gian, lựa chọn thanh toán…mà không để ý sự cộng dồn giá cả, lơ là kiểm tra giá trị thực dụng, hệ quả được mất?
  Thực ra, các điều kiện thông số co dãn tâm lý trên đã được họ tính toán. Miễn là khi bước vào thương lượng (thời gian) thì đã đạt thỏa thuận (giá cả) tiến hành mua bán được món hàng đó rồi…một sự ép giá được ví von trên đầu môi tô son nhã nhặn “thuận mua vừa bán”…

   Ở đời, những ai muốn làm giàu thường nghe câu “vi thương bất phú”. Vậy, bạn thích làm người mua hay người bán (cười)? Nhưng, dù là ai…người thông minh chỉ nên mua những gì cần thiết và đừng bán cái gì mà chúng ta không thể mua…

2 nhận xét:

  1. Trong bài viết của ''sư phu'' không nhắc đến từ 'thu giá' mà một số cơ quan chức năng dùng gần đây nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À...ra chợ mua, thiếu gì (cười)!Chúc sức khỏe nhen!

      Xóa