Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

Mẹ Hiền Yêu Dấu (Mama Oh Maman)

 

Mẹ Hiền Yêu Dấu
 (Maman Oh Maman)
 

   Những đứa con rất mực yêu thương mẹ, thường nhớ về sự âu yếm và dịu dàng…
 
  Người mẹ thường yêu con cái bằng cách tha thứ nhiều hơn là nuôi “hoài bảo”? Vì vậy, hẵn là khác với cuộc đời nhiều giai thoại mang danh “tình yêu”, mà trong đó có không ít nhiều tính ích kỷ, nhu cầu đời sống...
    Như thiên chức, Người Mẹ yêu con cái của mình không hề lựa chọn, so đo thua thiệt, toan tính “báo hiếu”. Vì, tình thương yêu đó đã vượt qua ngõ hẹp giáo dục hiếu thảo, “đền ơn đáp nghĩa” lề thói mưu cầu thông thường của thế gian…
   Thật vậy, không cần rao giảng…đức tính hy sinh của các bà mẹ không chỉ ở nơi con người, mà hầu như cũng là bản ngã tự nhiên cả các loài động vật khác khi quan sát(?)
 
  Bởi thế! Những ai biết yêu thương mẹ mình là thực sự có diễm phúc! Vì rằng: Những đứa con vốn biết chấp nhận sự thật, con gái sẽ vượt qua mọi khó nhọc, con trai sẽ biết tôn trọng lẽ phải dù bao gian nan…
 
   Rất nhiều bài hát về “Tình Mẹ” trên khắp thế giới. Nhưng, tôi lựa chọn bài hát này “Maman Oh Maman” (nhạc &lời Pháp) được dịch rất sát nghĩa hiện thực trong suy nghĩ bằng những lời ca, từ trái tim cảm xúc sâu xa rất đỗi yêu thương đằm thắm…  (Với giọng hát nữ...có lẽ hay hơn nhiều)



Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Cuộc chiến thời đại...

 

Cuộc chiến thời đại(?)
(Tư duy thế cuộc…)
 

   Trong lịch sử nhân loại. Người ta đã từng ghi nhận những đế chế hùng mạnh nhất một thời như Ba tư, La mã, Á Rập, Mông Cổ và cả Liên Xô sau này cũng phải tan rã, suy tàn. Hiện tại, có thể nói thế giới còn lại có ba đế chế lớn: Mỹ, Nga, Anh…
 
  Nga là đế quốc hùng mạnh đã có từ 300 năm tung hoành, thống trị…nhưng sau cuộc cách mạng cộng sản (1917) Sa Hoàng đã bị xử tử. Còn đế chế Anh (thuộc về vương quốc Anh) với diện tích rộng lớn và hùng mạnh nhất có từ lịch sử cách đây hơn 200 năm, và gần một thế kỷ dài không có đối thủ nên thế giới khá hòa bình, phát triển (văn hóa, luật pháp, thương mại). Chỉ sau thế chiến II (1945) Hòa Kỳ mới thực sự nổi lên như là một cường quốc thế giới mới…
 
   Để tránh những cuộc chiến nhân loại bi thương trong tương lai, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc ra đời (ngày 26 tháng 06 năm 1945) với sự thỏa thuận thế giới nhằm giữ gìn công lý, bảo vệ hòa bình…nên, không ít người ngạc nhiên khi cường quốc Nga lại bất ngờ tấn công vào đất nước Ukaina?
 
   Tuy vậy, chỉ sau một tháng qua hình ảnh kỹ thuật chiến lược, bi cảnh hung tàn chiến tranh tan hoang, người ta đã nhận ra hiện tượng “cuộc chiến thời đại”? Một cuộc chiến trỗi dậy cuối cùng, suy tàn từ một chủ nghĩa chiến tranh chính trị lỗi thời còn sót lại …
 
   Với sự phát triển văn minh xã hội (!) Không có một đế chế nào tồn tại chỉ vì ỷ lại sức mạnh thế lực quân sự, nếu không học được “mộng điêu tàn” trong quá khứ! Người ta hy vọng những đế chế hùng mạnh sau này sẽ biết cách cư xử “trị vì” bình đẳng, nhân văn hướng tương lai. Vì, khi tự tôn hào nhoáng, ngạo mạn bỉ lậu người ta trở nên độc tài hùng bá quyền lực, ích kỷ quyền lợi làm suy yếu nội tại, sự tàn nhẫn hủy diệt tạo ra kẻ thù không khoang nhượng(?)
 
  Thế giới luôn thay đổi và bánh xe lịch sử không hề quay lại! Tư duy con người cũng phải cộng hưởng với thế giới mới. Vì rằng, sự phát triển văn minh của con người cũng phải luôn đối diện với nhiều hiểm họa, cùng sinh tồn hoặc diệt vong…

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

Papa

 

Papa…
(câu chuyện bạn bè)
 

  Papa là một bài hát do nhạc sĩ người Canada - Paul Anka sáng tác, ra mắt công chúng từ năm 1974.
   Tôi thích bản nhạc này không phải chỉ vì nổi tiếng về âm nhạc, mà bởi nghe nội dung qua lời kể của con trai khi nói về đức hạnh người cha của mình. Và, hẵn nhiên người cha luôn ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách của đứa con trai sau này…
 
   Đôi khi, chúng ta hay “rao giảng” về lòng hiếu thảo như là sợ con cái dễ quên đi ơn nghĩa, công lao của bố mẹ? Hoặc ngỡ rằng đó là bổn phận “tất yếu’ của con cái…
   Dĩ nhiên, đó cũng là hạnh phúc và có thể là gánh nặng tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi đứa con. Cũng cùng ý nghĩa(!) Nhưng, cách giáo dục khác nhau cũng thường đem đến giá trị khác nhau…
   Thực ra, trong bất kỳ tình yêu nào? (gia đình, vợ chồng con cái, quê hương dất nước…) Hãy tin rằng điều đó luôn rung động từ tâm thức, bắt nguồn từ linh tính và sự hồn nhiên qua hiện thực đời sống. Nếu dùng công lao đem ra “mặc cả” thì luôn có những giới hạn gượng ép (?)
  Theo lẽ tự nhiên, cha mẹ đối với con cái thuộc về trách nhiệm. Khi được nhận “trọng trách” đã là vốn liếng hạnh phúc. Có thứ hạnh phúc lớn cuộc đời nào? Không đi qua giao lao, vất vả…
 
   Lời bài hát Papa khi dịch sang lời Việt? Thường, chỉ nói lời yêu thương, ca ngợi “tình cha” bằng cảm tính, bổn phận hơn là cảm xúc những giá trị thực tế về tri thức, nhân cách trong bản gốc của tác giả…
   Người cha ở đây (của Paul Anka) đã thể hiện sự yêu thương vợ con và luôn dũng cảm đối diện với sự thật cuộc đời mình. Trong sự yêu thương luôn có đức tính bao dung mới thực sự xây dựng nên lòng hiếu thảo, và sự thật “hiếu thảo” phần nhiều chảy xuôi theo thời gian…
   Đó là câu chuyện của cha và con trai. Còn con gái thì sao nhỉ? Có lẽ, Paul Anka sẽ nghĩ lòng hiếu thảo: Chính là khi con gái mình biết chịu khó lo toan, nâng niu hạnh phúc với chồng con, thuận thảo với gia đình...(cười)!
  

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Trường ca HÒN VỌNG PHU (3)

HÒN VỌNG PHU III
 (Người chinh phu trở về) 


   Có lẽ, tác giả (Lê Thương) viết tiếp Hòn Vọng Phu 3…là muốn người chinh phu còn sống trở về cố hương, và để “nguồn sử xanh” vẫn còn sống mãi(?)
   Chủ nghĩa anh hùng luôn tồn tại với  "mệnh biệt ly"(!) Vì thế, cũng khiến lòng người không phải không phân vân, bối rối...
“Bên nợ tình thâm
Bên nợ giang san
Bên đồi ai oán
Bên rừng đa đoan…”
   Trong ca từ Vọng Phu 3 chúng ta sẽ bắt gặp những điển tích, địa danh Cổ Lũy, Cổ Loa, Vạn Xuyên, Vạn Kiếp, Ải Quan…cùng với những hình ảnh quen thuộc “bóng cây ngôi mộ bên đường, mái tranh bên đình trong làng” trở về nước Nam xưa…

   Đã hơn 70 năm qua, tác phẩm Hòn Vọng Phu vẫn trường ca như định mệnh “sử xanh”, và đã được trình diễn với nhiều thể loại hình nghệ thuật khác nhau: Nhạc giao hưởng, đọc tấu, hợp xướng. ca kịch, đơn ca, hoạt cảnh…
   Với tôi, tác phẩm Hòn Vọng Phu luôn đem lại nhiều cảm xúc suy tư về thân phận, tính cách trong nỗi lòng lịch sử…
 
P/s:  Ở đây, dù “bỏ qua” ca từ ở các phiên khúc 3 (Vọng Phu II) và phiên khúc 2 (vọng phu III)! Nhưng, tôi vẫn cố gắng thể hiện đầy đủ theo bản gốc âm nhạc của tác giả! Tuy vậy, có nhiều lý do  không ai có thể hài lòng hết những gì mình thể hiện...
   Rất nhiều ca sĩ nỗi danh đã thể hiện bài hát này, nhưng không phải ai cũng thỏa mãn (?)
   Với ca từ cần rõ nghĩa (kinh nghiệm) thì nên tránh hát với mixer- echo-reverb, thu bằng điện thoại nhiều tạp âm...và muốn nghe âm nhạc thì cần sử dụng tai phone mới đủ âm hưởng phối khí (hic).
   Sở dĩ, gần đây tôi hay viết về “mảng” âm nhạc là chỉ đang cố gắng giới thiệu một vài 'bản sắc” lịch sử âm nhạc đương đại mang nhiều nỗi niềm văn hóa khác nhau cho vài bạn trẻ có sở thích "tìm" nghe nhạc…("lũ trẻ nhà mình"(cười) chơi nhạc nghiêm túc hơn cả mình...)
    
Lời 1:
Nơi phía Nam giữa núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
Như nuớc non xưa đến giờ?

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa bước ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng-cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tướng
Dưới tà-huy đếm nhịp đi với ngựa phi
Dần bước tang bồng giữa nơi núi rừng

Bên nợ tình thâm, bên nợ giang-san
Bên đồi ai-oán, bên rừng đa-đoan đón đưa bóng chàng
Đường về nước chập-chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng rườm rà
Đường Vạn Xuyên, đường cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thấm hòa.

Đò vạn-lý, Đò ải-quan,
đò rừng lá nước trong bao cá lội từng đàn
Thành Cổ-Loa, Đền Vạn-Kiếp,
Bao tháng năm dẫu chưa xóa nhòa.

Tiếng núi non lưu-luyến tấc-lòng bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm-thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng
Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng
Rừng sao đua đòi rừng trắc
Lo che ánh lửa vầng dương tiếp đưa bóng chàng

Đường cao, đường thấp khắt khe chân chàng
Nhìn qua con đường mòn cũ
Quanh co mấy buổi tà-dương mới mong tới làng.

Nhớ cố-hương xao xuyến tấc lòng mau dồn chân
Vết buớc đi trên phiến đá mòn còn in dấu
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang dậy trong lòng

Lời 2
Bao tháng năm lôi cuốn đời
Bao tuyết sương khoen giữa đời 
Như ước mong xuyên kiếp người
 
Đường rừng gập ghềnh dấu binh lửa
Chiếu hào quang đục ngầu
Thúc ngựa trong lời gào
Dẫn đoàn quân trăm chiến
Mấy ngàn viên tới ngoài biên
Thoát vòng ngục tù Cõi nước non cũ
Tiến về Nam miệt mài Vẫn từ xưa hăng hái
Súng lồng vai Giữa cờ bay Ngất trời mây.

Núi đá kinh hoàng nhắc câu sấm thề:
Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông
Trao người con quý cho người trông nom
Thiếp xin lỗi thề.
Chàng rảo bước ngoài sườn non
Tìm người đứng cô đơn đang ngóng đợi chồng về
Vượt Hoành Sơn, vòng thành Huế Mong tới nơi cố thôn Ước Thề.
Từ dạ đất miền Đồng Nai Lời hẹn hứa tương lai
đang chúc mừng chàng về
 Chờ nhìn con, chờ người đón
 Bao nét xưa ước mong sẽ còn.
 
Núi đá thu rêu đã lấp mờ bao nghìn xưa
 Thấy đứa con xanh ngắt tới hồn còn trông đó
Cầm chiếc gươm thân phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
 Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ. Trao nó đi gây lại cơ đồ.
 
Thời gian đã thấm biết bao suy tàn
 Người xưa đâu còn hình đá
Bơ vơ đứng đợi chồng đi đã không hứa về.
 Lòng son lụn chí trước cơn hư thề
 Đà xuôi tan tành đời đá
Nên mưa gió đổ quạnh hiu xuống ai mới về.
 
Chiếc báu gươm chinh khách đã trao cho thằng con
 Chí khí cao đã nối mãi còn tại non nước
 Chàng đã ghi trong sử xanh đời
 Một mối duyên chung vạn kiếp người
Từ nghìn sau bên đồi phơi đá
Dân chúng đem ca tụng duyên Bà.
 
Người vọng phu Người vọng phu
Cho đến ngàn đời, cho đến ngàn đời
Người người còn nhớ Nhớ Hòn Vọng Phu…


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Trường ca Hòn Vọng Phu (2)

   Trường ca Hòn Vọng Phu (2)
 

   Theo lời của tác giả (Lê Thương) đây là bài ông thích nhất…
   Một câu chuyện mang tính cổ tích “đá vọng phu” đã thần thoại hóa con người với thiên nhiên, đều có tâm linh đồng cảm (đá núi, đất đai sông suối biển khơi, chim muôn cây cỏ hoa lá...) đã bắt đầu cội nguồn hình thành giá trị thủy chung như hồn thiêng sông núi nước Việt…
 
  Thực tế, khi đi vào Nam đến vùng đất Phú Yên (miền Trung) thấy “đá vọng phu” Lê Thương mới cảm xúc viết bài trường ca này…
 
  Có thể nhận ra lời diễn ca có cả dãy Trường Sơn “vạn lý xuyên nước Nam” hay “nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới khơi ngàn…” tương tự như vịnh Hạ Long và các đảo ngoài biển khơi, hoặc sông Cửu Long “chín con Long thật lớn…” là địa thế, địa hình được trừu tượng liên kết thân tình...
    Những hình ảnh mô tả chứa đầy tâm tư, khiến người đời xúc động mãi yêu cuộc tình non nước: “Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba…(tiết âm lịch chuyển mùa cả ba miền) suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống “Bà”, thấm vào đến tận tâm hồn đứa con...”
  
   HÒN VỌNG PHU II (Ai Xuôi Vạn Lý): Tôi chỉ trình bày được 2 phiên khúc rất giới hạn, còn phiên khúc thứ 3 có nội dung vẫn theo dòng lịch sử  "lao đao” đan xen hào hùng lẫn bi ai…

   Hãy thử đọc ca từ chất chứa văn chương, sâu xa vượt qua tài hoa thông thường:
 
1-       Người vọng phu trong lúc gió mưa
Bế con đã hoài công để đứng chờ
 Người chồng đi dã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ
Có đám cây trên đồi sống trong mơ hồ
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa:
Khi tướng quân qua đồi kéo quân, quân theo cờ
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ
Cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà người đi mất tự ngàn xưa…
Nàng đứng ôm con xem chồng về hay chưa
Về hay chưa? Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng
Lấy cây hương thật quí thắp lên thương tiếc chàng
Thôi, đứng đợi làm chi thời gian có hứa mấy khi…
 Sẽ đem đến trả đúng kỳ những người mang mệnh biệt ly.
  
2-       Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba
Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống “Bà”
Hình hài người bế con nước chảy chan hòa
Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con
Nên núi non thương tình kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam
Dâng lá hoa suối ngàn với muôn chim muôn vàn
Bầy cảnh Nam- Bác đầy cỏ hoa…
Như cố khuyên nàng trở về chớ đừng để xuân tàn
Nhiều đồi rủ nhau kéo từng đảo xa
Ra tối khơi ngàn xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa? Chín con long thật lớn muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống chúng kêu ca dười ngàn
Ta cố đợi ngàn năm, ngàn năm khác sẽ qua
Đến khi núi lở, sông mòn mới mong đến hòn vọng phu…
 
3-       Một ngàn năm vừa mới thoát qua
Núi non nao lòng nức nở khóc “Bà” (nhưng…)
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên bảo rằng:
“Đến lượt sơn-hà chiến tranh”
Non sông xuyến xao tấc lòng “tiến quân” nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quân quyền
(mà) Vì hồn thanh kiếm vì chưa linh
Nên khiến sắc son bẽ bàng mắc nợ còn chưa đền
Nhiều người tìm thanh kiếm thần thuở xưa
Đi xuống phương nam xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa? Có con chim nhỏ bé dám ca câu sấm thề:
“Cuối tháng năm Mậu Tý tướng quân đem kiếm về”
Đời mong đợi thằng con, ngày nào nó xuống núi non
Xuất chinh với cả mối thù, nối lại giống nòi chinh phu…



Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Trường ca HÒN VỌNG PHU (1)

Trường ca Hòn Vọng Phu (1)
           

Tác phẩm “Hòn Vọng Phu” được nhạc sĩ Lê Thương viết trong 5 năm (1943-1948) bằng nhạc Tây phương (tân nhạc) kết hợp giai điệu ngũ cung (hồ, xự, xang xê, cống) của người Việt…
   Có thể, nói đó là bài trường ca nổi tiếng sớm nhất về âm nhạc đã trình bày hợp xướng nhiều lần trong và ngoài nước, trên các sân khấu hoành tráng cùng các giàn nhạc giao hưởng lớn… 
 
    Những tên gọi: Hòn Vọng Phu, Mẹ Bồng Con, Đá Trông Chồng, Đá Bà Rầu, Đá Sầu Muộn… gần như trãi dài theo triền đất Việt từ Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng nam, Bình Định, Phú yên…là hình tượng khối đá thiên nhiên đơn độc trên núi đổi, ven biển…được nhân gian trừu tượng tạo ra nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết về tình nghĩa thủy chung trở thành huyền tích, thi ca tâm hồn nặng lòng xứ Việt…
 
   Là một tác phẩm đầy tính nhân văn sử thi, ngôn ngữ ca dao, địa danh điển tích trong “Chinh Phụ Ngâm” (của Đặng Trần Côn). Trường ca gồm ba bài: Hòn Vọng Phu 1, Hòn Vọng Phu 2 , Hòn Vọng Phu 3.
   Và ở đây, Tôi chỉ cố gắng trình bày tuần tự theo điều kiện, giới hạn những gì có thể…
 
1)      HÒN VỌNG PHU I (Đoàn Người Ra Đi):
 
Lệnh vua hành quân, trống kêu dồn…
Quan với quân lên đường
Đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo lối sông
Phía cách quan sa trường
Quan với quân lên đường, hàng cờ theo trống dồn
Ngoài sườn non cuối thôn, phất phơ ngậm ngùi bay…
………………………………………….
   Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
   Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
   Người đi ngoài vạn lý quan sơn, Người mong chờ trông bóng cô đơn
   Bên Man Khê còn tung gió bụi mịch mùng
   Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng
   Người không rời khỏi kiếp gian nan
   Người biến thành tượng đá ôm con…
 
   Ngựa đi ngoài xa hí vang trời
   Chiêng trống khua trăm hồi
   Ngần ngại trên núi đồi, rồi vọng ra khắp nơi
   Phía cách quan xa vời
   Chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi
   Rồi dậy vang khắp nơi thắm bao niềm chia phôi…
   ……………………………………………
   Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày vê
   Ai quên ghi vào gan đá bao nguyện thề
   Nhìn chân trời xanh biếc bao la
   Người mong chờ vẫn nhớ nơi xa
   Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về
   Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề
   Người tung hoành bên núi xa xăm
   Người mong chồng còn đứng muôn năm…   


Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

Bésame Mucho...

 

   Bésame Mucho
(Câu chuyện âm nhạc)
 

   Có lẽ,  nói về tình yêu người ta nghĩ đến những bản nhạc tình ca Pháp, cũng là nơi cửa ngõ bước vào thế giới châu Âu(?) Thực tế, với điều kiện lịch sử…đã khiến chúng ta (người Việt) tiếp cận và ảnh hưởng từ văn hóa nghệ thuật Pháp nhiều hơn, nhất là về văn chương và những giai điệu tân nhạc…
 
   Bésame Mucho (Hôn thật nhiều) là một bài hát bolero của Consuelo Velázquez (Mexico) sáng tác năm 1940. Sau này, người ta biết đến nhờ phiên bản viết cho tiếng Tây Ban Nha, Pháp được thu âm nhiều nhất cho đến mãi năm 2000…
   Và, Besame Mucho đã được Trường Kỳ đặt lời Việt dưới nhan đề "Yêu nhau đi", Y Vân lấy đề tựa khá là phù du "Đời là giấc mơ", còn Phong Vũ lại quay về hoài niệm "Giấc mơ xưa"….
  Ngoài ra, cũng thấy có nhiều phiên bản khác "Kiss Me Much", "Kiss Me a Lot", "Kiss Me Again and Again", "Embrasse-Moi" and "Stale Ma ozkavaj"(theo Wikipedia). Và của Nga với vài nước châu á khác...
 
  Thật ra, lời hát (nội dung) thuộc ý tưởng, điều kiện “dịch thuật” của mỗi người, đôi khi nó cũng “vượt tầm kiểm soát” đến mức chẳng liên quan đến ngôn ngữ âm nhạc gốc (!) Và, tùy theo sở thích ngẫu hứng mà người ta cũng biến thể (remix, cover…) thay đổi tiết tấu giai điệu theo kiểu Rumba, mambo, cha cha cha, dísco…so với Bolero-Việt thường có tempo chậm hơn (= >60) với giai điệu réo rắc (chùm 3) tính cách tâm tình, kể chuyện…
   Nhạc “yêu đương” của xứ châu Âu có không gian đầy lãng mạn lẫn đam mê…(Ở đây, tôi chỉ soạn thêm đoạn out cuối bằng nhạc điệu rumba...)
 

    Touch By Touch
là bài hát của ban nhạc JOY ở Áo (Austria) mà thập niên 80 - 90 "Vuốt Ve" (Trong phiên bản tiếng Việt "Đến với nhau") với giai điệu Disco đã lan truyền khắp lục địa châu Âu và châu Á. Tuy vậy, ở Anh và Mỹ thính giả yêu nhạc không quan tâm nhiều! Phải chăng? Âm nhạc còn phụ thuộc vào sở thích văn hóa hay thói quen thể hiện tâm hồn...

   Có người nói: “Âm nhạc là triết lý của mọi triết lý” (không lời). Âm nhạc có khắp mọi nơi trong đời sống? Nhưng, cũng có người thích loại nhạc này, mà không hề thích loại nhạc khác! Chắc hẫn không ít người vẫn thờ ơ…(chưa nói đến những xã hội còn cực đoan chính trị, tôn giáo...)
   Tôi chỉ là kẻ thích tò mò dạo chơi âm nhạc, có thể chỉ là cảm xúc trừu tượng! Nhưng, có đứa bé nào lại không thích  âm thanh lời mẹ ru (cười)!


P/s: Điệu disco chỉ thực sự hay và hấp dẫn khi phối được với guitar bass (nghe tạm)...

    

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Ngày Mưa...

 

Ngày Mưa
(Trang thơ và âm nhạc)

NGHE MƯA

Một ngày mình xa nhau
Thâu đêm buồn thức trắng
Một ngày không sắc nắng
Mưa đan kín mất rồi.”
 
Năm tháng nhọc nhằn, cứ mải miết trôi
Hai mùa mưa cứa vào lòng nỗi nhớ
Ly cà phê mình em, bài ca cũ
Nghe mưa rơi phố núi lẻ loi buồn .
 
Khuất xa mờ sương khói lung linh
Cây lắc võng, gió lùa, rét mướt
Anh không về, lỡ hẹn, mùa mưa trước
Em, lại nghe mưa, đắng đót giọt thương đời.
 
Một ngày mình chưa quên
Lênh đênh mùa giông gió
Một ngày mưa nhung nhớ
Rong rêu nuối tình về…
                           HƯƠNG NGỌC (Nguyễn Thị Ngọc Hương)
   
   Cảm ơn chị Hương Ngọc đã cho Thế Nhân phổ nhạc bài thơ "Nghe Mưa"...
   Tôi yêu thích bài thơ ...Bởi, từ khổ thơ đầu chỉ có 4 câu đã chứa đựng nhạc và thơ…
   Một bài thơ đằm thắm quá đỗi dịu dàng trong một nỗi buồn không có chút oán trách, giận hờn?
   Có lẽ, sẽ là đáng yêu khi mọi cuộc tình tan vỡ chỉ nên còn lại kí ức kỷ niệm nên thơ (!)
 
P/s: Vì đang có nhiều chuyện bận rộn, nên tạm hòa âm karaoke (cười). Bài hát này có thể cover bằng slow...hay rumba, boston cũng ok.

                                                 Bản 1 (Hòa âm)

                         
                                            NGHE NHẠC...(2)

                                       Bản có tốc độ chậm hơn để rõ lời (tempo=71)




Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Giai điệu Tây Nguyên

 

Giai điệuTây Nguyên
(Central Highlands Melodies)
 

   Lần đâu tiên, giữa rừng núi hoang vu nghe âm thanh cồng chiêng tôi có cảm giác như đến với một thế giới lạ lẫm, hoặc là đang trở về nguồn cội xa xăm?
 
   Nhưng, khi nghe kỹ lại, thì nhận ra một hiện thực sống động xao động núi rừng! Một loại âm nhạc có những cung bực cảm xúc tự nhiên rất nhịp nhàng đầy đủ cả trầm tư, thanh thoát, réo rắt…
 
   Đó chỉ là cảm nhận sơ khai của riêng tôi. Đến sau này (2005) khi UNESCO đã công nhận “văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính là một phần cội rễ; đó là nơi khởi nguồn, phát xuất cho mọi mạch nguồn sáng tạo” mới hiểu tại sao mình lại hồn nhiên “thăng hoa”...
 
  Người ta hay nói về giai điệu (tiết tấu) hay âm giai (cộng hưởng). Đó là thuật ngữ có tính chất nghề nghiệp, học thuật của thế giới sách vở…
 
   Thực tế, không phải bao giờ cũng may mắn để gọi là hoàn thiện? Vì, cuộc sống gập ghềnh, phải có lễ hội hoặc đầy đủ điều kiện (cồng chiêng chuẩn và người chơi giỏi), nhất là với những buôn làng nhỏ bé, nghèo nàn...Nên, tôi mới thử tìm cách mò mẫm hòa âm trên một cây đàn guitar(!)

   Ở đây, sẽ sử dụng giai điệu Son jarocho...một nền nhạc dân ca đã kết hợp cả Mê-hi-co, Tây-ban-nha và châu Phi, và dựa (mượn) vào các vũ điệu hình ảnh thực tế quay được ở lễ hội Gia lai vừa rồi! Nội dung không nằm ngoài hiện thực: Cuộc sống lao động, niềm vui cộng đồng và yêu đương...
 
  Âm nhạc, chỉ là “trò chơi cuộc đời” (cười)! Đôi khi, nó cố tình đánh cắp thời gian của người khác…
 

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Nhạc điệu Tây Nguyên

 

Nhạc điệu Tây Nguyên
 (Music of the Highlands)
 

   Văn hóa âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên-Việt Nam đã được UNESCO công nhận (26/11/2005) là “kiệt tác phi vật thể của nhân loại”…
   Trong khi các nơi khác đã tổ chức từ lâu, thì mãi hôm nay 
(18/04/2022) tỉnh Gia Lai mới có lần đầu tiên. Và, thật ngạc nhiên là tôi đã xúc động nhận ra bản sắc văn hóa nghệ thuật truyền thống của họ vẫn còn đây! Vì, qua các lễ hội cồng chiêng trước (Daklak, KonTum) thường mang tính "đạo diễn", tôi có cảm giác bất an vì có sự pha trộn “thời hiện đại” cả ở cách chơi nhạc và các vũ điệu xoang (múa) khá đơn điệu... 
  
  Có lẽ, ở Tây Nguyên: Hai dân tộc Jrai và Bahnar là người bản địa có dân số đông nhất, sống hòa bình và 
phát triển đời sống văn minh một cách khá tương đồng dù khác biệt về ngôn ngữ.
 
 Thực ra, tôi đã cùng chung sống 3 năm với những bản làng vốn còn “sơ khai” (cách đây gần nửa thế kỷ) và cũng biết chơi chút ít các nhạc cụ và nghệ thuật xoang trên nền văn hóa của họ, nên hẵn nhiên tôi không thích sự pha trộn các loại âm nhạc khác, dẫu biết một ngày nào đó không còn nguyên thủy nữa…

 



  Trong ý nghĩ của mình “Khuôn mặt sẽ nhận ra chừng mực của sự lương thiện, âm nhạc lại thể hiện lối cảm xúc tâm hồn”. Cồng chiêng là loại âm nhạc mang tính cộng đồng. Vì vậy, nó thể hiện ra bản sắc nhân bản của một dân tộc? May thay, nó vẫn đẹp một cách hồn nhiên dẫu đâu đó có những biến động và sáng tạo…


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

Walk, don't run...

 

 Walk, don’t run
 (Đi, đừng chạy…)
 

  Theo thông tin "Walk, Don't Run" là một sáng tác nhạc cụ được viết và thu âm ban đầu bởi nghệ sĩ guitar jazz Johnny Smith vào năm 1954.
   Sau đó, ban nhạc The ventures đã thực hiện lại vào năm 1964. Phiên bản phát hành toàn quốc đầu tiên đã trở thành một "hit" lớn và đưa Ventures trở thành ngôi sao…
 
   Thực ra, Tôi cũng không hiểu “Walk, don’t run” (Đi, đừng chạy) có nghĩa là gi? Đó là một lời khuyên, một câu ngạn ngữ hay một kiểu triết lý cuộc sống! Âm nhạc có thể chỉ là môn giải trí của chúng ta, nhưng lại là nhịp điệu cần thiết của tâm hồn ai đó (?)
   Nhưng phải nói, tôi thích một kiểu đi “tempo” tưởng chừng quá nhanh, nhưng lại rất dịu dàng (cười).



Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

Apache...

 

  Apache…
(câu chuyện về âm nhạc)
 

   "Apache" là tên bản nhạc được viết bởi Jerry Lordan (người Anh) như để diễn tả cuộc chiến đấu kiêu hùng có tính chất sử thi và đầy bi tráng của người "da đỏ"...
   Sự ngưỡng mộ trong chiến tranh, khi yếu thếNgười ta vẫn cố gắng đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đất đaibộ lạc... Người thổ dân ở đây (bắc Mỹ) đã nói lên tính cách thiện chiến và tình yêu cao quí của họ (!)  

   Theo thông tin: Ban nhạc rock (The Shadows) đã soạn hòa âm, thu và cho phát hành vào tháng 6/1960. đã lọt vào bản xếp hạng cao và khi lan qua mỹ thì trở thành hiện tượng (#2 trên Hot 100). Năm 1973 cũng có phiên bản của Incredible Bongo Band với tiếng trống bongo dường như trở thành “mẫu mực của nhạc hip hop thời đầu…”
   Và, mãi sau này còn có rất nhiều nghệ sĩ guitar cho ra đời những cover cho Apache…
   “Cover” với âm nhạc chỉ là ý tứ về cách biểu diễn và thể hiện thường phụ thuộc vào "điều kiện công cụ âm nhạc và cảm xúc". Nên ở đây, tôi chỉ cố gắng tưởng tượng "phi ngựa không yên"thử thể hiện nó bằng một câu chuyện kể có từ xa xưa…

   Nhiều người tưởng rằng: Rock (nhạc) là phải mạnh mẽ, gào thét(?) Tôi không nghĩ vậy! rock venture rất cần sự mạch lạc và rõ ràng ý nghĩa khi phải lặn lội, vuốt ve (cười) tìm kiếm âm thanh...
  
  P/s:  Hic, già rùi…nên chơi xong, toát cả mồ hôi (chơi 3 lần mới thu âm được)!



Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Pipeline...(âm nhạc)

 

 Pipeline...
(Câu chuyện âm nhạc)
 


   Thường, người ta định hình âm nhạc khác với thưởng thức một ca khúc hay nghe qua bài hát nào đó…
   Pipeline dịch theo tiếng Việt là “Đường ống” (dẫn nước hoặc dẫn hơi). Theo thông tin thì bản nhạc  được xuất bản dưới dạng thu âm vào tháng 7 năm 1962 của ban nhạc nổi tiếng The Chantays
   Bản nhạc được chơi rock lướt sóng bằng các nhạc cụ điện tử hào phóng đã tạo ra những âm thanh trừu tường như lướt sóng phiêu lưu  hay dòng chảy dồn dập bất tận…
 
  Nhạc không lời đòi hỏi sự hòa âm nhạc cụ phân phối vô cùng chi tiết, mới tạo ra những âm thanh sống động hình tượng đầy ý nghĩa. 
   Một mình tôi thì không thể diễn đạt được rồi! Chẳng qua là rảnh rỗi (cười) mong hòa bình cho Ukraine và “đường ống dẫn dầu” của Nga phải quay lại châu Âu bằng một cách nào đó…



Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

The house of the rising sun...

 

House of the rising sun…
(Câu chuyện âm nhạc)
 

   Có lẽ, The house of the rising sun là bản nhạc khá mơ hồ về nguồn gốc và khai sinh từ nhiều phiên bản...
   Dù là bản hít cũ của The Animals mang chất Rock đã quá xưa (1964) nhưng vẫn gây “hot” khi biểu diễn lại trong các chương trình Got Tilent trên thế giới…The house of rising sun tạm dịch sát nghĩa theo tiếng Việt: Ngôi nhà của mặt trời mọc…Vì, “Rising Sun” là một cụm từ riêng (tính từ và danh từ) có nhiều ý tưởng có thể pha lẫn tích cực lẫn tiêu cực(?).
   Nội dung là câu chuyện: Kể về cuộc sống nghèo khổ ở New Orleans (Mỹ) với góc nhìn cuộc đời của một chàng trai, trong một cuộc sống suy thoái, mẹ là thợ may còn bố là một kẻ nghiện ngập…để phải nói rằng “Oh, mother tell your children, not to do what I have done…”!  “Mẹ hãy nói với những đứa trẻ đừng bắt chước (điều xấu) những gì tôi đã làm…”
 
   Nhưng, trên đó là câu chuyện sau này tôi mới biết(cười)!
   Thực tế, hồi năm 1972 “Mùa hè đỏ lửa” tang tóc…nghe nhạc hòa tấu (không lời) tôi cứ tưởng đó là âm thanh xáo trộn bi thương của chiến tranh…
   Và, cuộc chiến hôm nay của Ukraine làm tôi nhớ lại, mặc dù khung cảnh bầu trời của họ hiện giờ “mặt trời đen” như ngày tận thế, chỉ mới vài ngày bom đạn mà thành phố đã tan hoang hơn rất nhiều…
   Đây, cũng chỉ là bản chơi cover của riêng tôi: (Organ và đàn guitar thùng) 

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Ngày quốc tế phụ nữ...

“Ngày lễ” phụ nữ…


   "Nếu phụ nữ là người lãnh đạo thế giới, hẵn chúng ta sẽ không có chiến tranh, cùng lắm chỉ có những cuộc thương lượng căng thẳng diễn ra độ mỗi tháng một lần...". Đó là câu nói hài hước, ý nhị của diễn viên hài Mỹ Robin Williams...
   Ngẫm nghĩ, cũng có vẻ đúng(cười)Bởi, thấy mấy ông mặt to, mắt cú vọ thường nóng nảy bảo thủ, âm mưu quyền lực gia trưởng. Còn mấy nàng (bả) chỉ "chảnh chọe" gây lộn xộn khi thích độc quyền gì đó thôi...

   Thực tế, thế giới hiện nay tư tưởng văn mình xã hội bình đẳng giới không nhiều! Có thể, người ta chưa vượt qua thói quen tâm lý, văn hóa "hoang dã" còn tồn tại ? Vì vậy,  bình quyền nam nữ vẫn là điều không dễ thực hiện(?) Khi mà hiện tượng bạo lực chiến tranh vẫn còn tiếp diễn (bất kỳ lý do gì) thì trong "máu thống trị" ỷ lại của đàn ông khó mà kiểm soát, nhất là với những hệ thống chính trị cường quyền, nơi tạo cơ hội cho những kẻ tự kỷ chính trị mắc bệnh vĩ cuồng...

   Theo lịch sử thế giới ghi nhận ngày 8/3/1908…ở Mỹ đã diễn ra cuộc xuống đường đầu tiên, đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ (quyền bầu cử, việc làm và tiền lương). Và, đó là ngày đánh dấu kỷ niệm đáng ghi nhớ về bình đẳng giới trong pháp luật, cùng những giá trị đạo đức cần bảo vệ và xã hội phải quan tâm đặc biệt đến phụ nữ và trẻ em gái…

   Nhưng, nhiều nơi vẫn hay (còn) gọi ngày mồng tám tháng ba (8/3) là “ngày lễ” phụ nữ, hoặc nhiều tờ báo dùng “vinh danh” phụ nữ? Xét về mặt sử dụng ý nghĩa “lễ phụ nữ” hay “vinh danh phụ nữ” đã thấy có cái gì đó ngộ nhận ban phát, phô trương so với giá trị tinh thần, ý nghĩa chính về cuộc cách mạng nhân văn, tinh thần xã hội bình đẳng giới …

   Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi người phụ nữ phương tây không thích tặng hoa, quà trong ngày này (8/3)! Vì họ cảm thấy “hình thức” sự thể hiện đó tỏ ra thêm “bất bình đẳng” so với mục đích chính của lễ kỹ niệm. Họ muốn quyền bình đẳng thì không nhờ vả, vay mượn cũng như "Muốn có hòa bình thì phải chống chiến tranh"(?)

   Có thể, họ quan niệm (hay nhận thức): Văn hóa, lễ nghi chỉ là một phần thể hiện tư tưởng giáo điều, hành động an ủi tượng trưng…nó thường ngược lại với hiện thực, vì ảo tưởng sẽ không làm con người văn minh hơn. Sự thật, tặng hoa và quà nên tránh những lý do lễ hội…chỉ khi thể hiện ngụ ý đặc biệt ý nghĩa riêng giữa cá nhân với nhau (ngõ lòng ái mộ, thay lời xin lỗi)!

    Phụ nữ cần có học thức xã hội, vì họ luôn bị yếu thế hơn trong cuộc sống sinh tồn và mưu cầu hạnh phúc riêng tư (!) Hành động văn hóa khác nhau sẽ thay đổi giá trị khác nhau? Ngày 8/3 nên là ngày mà các hệ thống quản lý luật pháp xã hội,  mỗi cá nhân chúng ta cần kiểm tra, thiết lập, giáo dục thái độ bảo vệ  phụ nữ. Lady first…không chỉ đơn giản là kiểu cách lịch sự, ưu tiên dành cho phái nữ mà còn là hệ ý thức đánh giá đức tính cao thượng hay hẹp hòi của đàn ông qua cách cư xử với “phái yếu”hơn mình...

   Sự thật, tính cách cao thượng,  đạo đức con người và nền tảng văn minh thường được đánh giá qua cách cư xử tri thức: Bình đẳng giới trong gia đình, ngoài xã hội và tôn trọng tình cảm dân tộc, tôn giáo, tập quán vùng miền, chủ quyền quốc gia khác...

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Chiến tranh và hòa bình(*)

 

Chiến tranh và hòa bình(*) 


   “Chiến tranh và hòa bình” (1896) là đề tựa cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga: Lev Tolstoy….
   Mặc dù, theo chủ nghĩa hòa bình…nhưng, các nhân vật chính (Pierre, Andrie…) của ông thể hiện cá tính chủ nghĩa anh hùng! Tuy vậy, nội tâm và cuộc sống bình thường của họ cũng diễn biến đầy phức tạp trong các mối quan hệ tình yêu, gia đình và rối ren lý tưởng giữa một xã hội luôn biến động chiến tranh, chủ thuyết phe nhóm…
 
  Có lẽ, nỗi lo lắng sợ hãi lớn nhất của con người là tai họa từ thiên nhiên, dịch bệnh và chiến tranh(?)
  Nhưng, chủ nghĩa anh hùng có lẽ không bao giờ mất đi…
  Nhìn lại lịch sử loài người? Chiến tranh chưa bao giờ ngơi nghỉ, thậm chí nó trở thành chu kỳ ít nhất 2 lần trong một đời người (khoảng 30 năm). Chiến tranh với hòa bình có thể nói là một phần đời sống của nhân loại….
 
  Trong học thuyết chiến tranh người ta tin rằng “Muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị chiến tranh”. Có lẽ vậy, nên hình như quốc gia nào cũng chuẩn bị “tiềm lực chiến tranh” để bảo vệ hòa bình (?) Đó cũng là lý do người ta viện dẫn (tìm cách) trang bị vũ khí hạt nhân, ít nhất là để phòng thủ hoặc răn đe…
 
   Ngay trong thể chế chính trị: “chủ nghĩa tư bản” hay “chủ nghĩa cộng sản” cũng một phần là học thuyết tường lũy chiến tranh! chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đa chủng tộc, chủ nghĩa tôn giáo hoặc khối liên hiệp (NATO) cũng chỉ nhằm mục đích tương tác, làm thế lực đối trọng …
 
    Nhưng, lịch sử và nguyên nhân chiến tranh gần như một định mệnh lẫn quẫn…
  Cuôi thế kỷ 20 (thập niên 1990...), nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản "đại đồng" thất bại, tan rã…nên nhiều nước đã độc lập chuyển về trạng thái “chủ nghĩa dân tộc”, và xu thế tư tưởng chủ nghĩa đế quốc “chí lớn” sẽ hình thành từ những nước có dân số đông, tài nguyên lớn, tiềm lực quân sự mạnh…
 
   Sự bảo thủ chính trị dân tộc? Đôi khi, còn tệ hại hơn cả chủ nghĩa chủng tộc (Adolf Hitler)…nó thường đẻ ra những kẻ đua đòi độc tài thống trị, tự tin hơn về mặt quyền lực! Và, cũng có nghĩa là thế giới chẳng bao giờ hết các phương thức chiến tranh xâm lăng...
 
   Đối trọng với chủ nghĩa bành trướng nước lớn là các nước nhỏ liên hiệp lại (như châu Âu), và chủ nghĩa cực đoan dân tộc sẽ đối đầu với chủ nghĩa đa chủng tộc (Mỹ). Chính trị thế giới ngày nay, khi thông qua hiến chương LHQ kiến tạo hòa bình, gần như đã phân tích (định) được chính, tà…
 
   Lịch sử (thế kỷ 21) đang sang trang mới! Thế giới phát triển sức mạnh khoa học đã thúc đẩy tư duy xã hội văn minh trưởng thành một cách nhanh chóng. Ý thức tương lai nhân loại mạnh hơn tư tưởng bảo thủ quyền lực, khiến cho lòng can đảm phần nào mạnh hơn ý chí…
 
   Nhân loại ngày nay biết đoàn kết hơn rất nhiều, họ am hiểu lịch sử (chính trị). Họ biết tương lai gần sẽ xóa dần ranh giới kỳ thị, khi phải cùng chung sống và chia sẻ cả tai họa lẫn hạnh phúc(?) Muốn giữ vững hòa bình thế giới? Người ta phải dựa vào luật pháp quốc tế và không ai có thể   tự đứng riêng một mình “trung lập”,  nhu nhược hay vô tâm nhìn cuộc chiến phi pháp…
 
  Và, tất nhiên họ sẽ không thể chấp nhận quân sự hóa để thống trị, mượn chiến tranh lấy cái chết ra hăm dọa, đe nẹt sự sống mong manh của loài người. Thực ra, sự bảo thủ chủ nghĩa chính trị, tư tưởng dân tộc, cực đoan tôn giáo…nay, không còn phù hợp với “thế giới mở” nữa, ngay cả sức mạnh quân sự cũng không phải là tất cả…    
 

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

Cuộc chiến phù du...

 

Cuộc chiến phù du
(Nỗi buồn chiến tranh…)


   Tất cả các cuộc chiến xảy ra trong xã hội loài người, tưởng như gần đúng với học thuyết “đấu tranh sinh tồn”? Nhưng khi lựa chọn trách nhiệm lương tâm, ý thức điều tử tế thì không ít người xem đó là bản chất tham lam, tệ nạn tranh đoạt quyền lực…
   Cuộc chiến quyền lực? Đôi khi xảy ra cùng một dân tộc, chung nền văn hóa và vũ khi giết người cũng chỉ một chủng loại…
  
   Nguồn gốc quyền lực có thể được bao biện với nhiều lý lẽ qui ước cộng đồng, quyền năng giáo phái, luật lệ chính quyền hay nhân danh điều gì đó vĩ đại để bảo vệ những giá trị mơ hồ nghe cũng rất kiêu hãnh: Thuần phong mỹ tục, luân thường đạo lý, đạo đức xã hội, kỷ cương phép nước…
  Tuy vậy, thực tế “quyền lực” thường bị lạm dụng theo bản chất tranh quyền đoạt lợi, như thói đời cạn tình ỷ mạnh hiếp yếu: Đàn ông hiếp đáp đàn bà, người lớn ức hiếp trẻ con, quyền thế lộng hành, lấy tiền bạc thao túng thị trường…
 
  Để tránh lạm dụng quyền lực người ta cũng xây dựng pháp chế. Nhưng, các học thuyết chính trị xã hội đều có sắc màu mơ mộng, tô hồng “học thuyết chiến tranh” với mục đích sắp xếp não bộ thiên hạ lệ thuộc vào chủ nghĩa dân tộctập trung quyền lực hay xu thế độc tài...
 
   Sau đệ nhị thế chiến (1945) quyền lực thế giới đã hình thành thế “chân vạc” (Mỹ, Nga, Trung Quốc) phân chia để “cai trị” các nước nhược tiểu, yếu thế hơn. Nhưng, đằng sau các vụ xung đột lớn đều có những cánh tay dài thòng, ngoằn ngèo cạnh tranh của ba đế quốc đó phá phách, chọc ghẹo…
  Chỉ có ba gã khổng lồ nằm ba nơi. Thì, họ chẳng dại gì đánh nhau đến mức tan nát? Vì chẳng ai muốn bên nào đó bị xụp đổ, thiếu mất vây cánh “lưỡng toàn thế cuộc” cai quản thế giới…
  Vì vậy, có xích mích trong tranh giành quyền lực, khi mệt mỏi, hụt hơi muốn hạ hồi phân giải thì “mượn” Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc (LHQ) cùng nhau xuê xoa, thỏa thuận để không bên nào quá thua thiệt…hẵn nhiên, cũng tạm xem đó là biện pháp hòa bình duy lý(?)
 
   Mặc dù “xâm lăng” là một định nghĩa pháp lý rõ ràng! Nhưng, hành động xâm lấn của kẻ mạnh lại được rêu rao: “Giữ gìn hòa bình”, “chống khủng bố”, “giải giáp quân sự”, “dạy cho ai đó một bài học”…mặc cho thiên hạ vẫn hiểu đó là điều ngụy biện và phi pháp.
   Thời thế, những gã “anh hùng” núp bóng ngai vàng thường dùng quyền lực, xúi giục người khác đem máu xương ra chiến trường đổi lấy vinh quang phù du. Những kẻ đó, thường luôn vô tâm trước sự chết chóc tan thương và mặc cho dân lành ai oán(!)
 
   Nhưng, thế giới đang thay đổi (hy vọng) nhiều anh hùng tri thức đã trưởng thành nhiều hơn những kẻ võ biền. Lịch sử không còn dành cho những người hủ lậu về chính trị, quân sự ở tư duy thế kỷ trước…
  Không ít những nhân vật vĩ cuồng vẫn ngộ nhận liều lĩnh là anh hùng dân tộc, mà không biết chân dung của kẻ gây chiến luôn là biểu tượng tội đồ nguyền rủa của nhân loại…