Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Chiến tranh và hòa bình(*)

 

Chiến tranh và hòa bình(*) 


   “Chiến tranh và hòa bình” (1896) là đề tựa cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga: Lev Tolstoy….
   Mặc dù, theo chủ nghĩa hòa bình…nhưng, các nhân vật chính (Pierre, Andrie…) của ông thể hiện cá tính chủ nghĩa anh hùng! Tuy vậy, nội tâm và cuộc sống bình thường của họ cũng diễn biến đầy phức tạp trong các mối quan hệ tình yêu, gia đình và rối ren lý tưởng giữa một xã hội luôn biến động chiến tranh, chủ thuyết phe nhóm…
 
  Có lẽ, nỗi lo lắng sợ hãi lớn nhất của con người là tai họa từ thiên nhiên, dịch bệnh và chiến tranh(?)
  Nhưng, chủ nghĩa anh hùng có lẽ không bao giờ mất đi…
  Nhìn lại lịch sử loài người? Chiến tranh chưa bao giờ ngơi nghỉ, thậm chí nó trở thành chu kỳ ít nhất 2 lần trong một đời người (khoảng 30 năm). Chiến tranh với hòa bình có thể nói là một phần đời sống của nhân loại….
 
  Trong học thuyết chiến tranh người ta tin rằng “Muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị chiến tranh”. Có lẽ vậy, nên hình như quốc gia nào cũng chuẩn bị “tiềm lực chiến tranh” để bảo vệ hòa bình (?) Đó cũng là lý do người ta viện dẫn (tìm cách) trang bị vũ khí hạt nhân, ít nhất là để phòng thủ hoặc răn đe…
 
   Ngay trong thể chế chính trị: “chủ nghĩa tư bản” hay “chủ nghĩa cộng sản” cũng một phần là học thuyết tường lũy chiến tranh! chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đa chủng tộc, chủ nghĩa tôn giáo hoặc khối liên hiệp (NATO) cũng chỉ nhằm mục đích tương tác, làm thế lực đối trọng …
 
    Nhưng, lịch sử và nguyên nhân chiến tranh gần như một định mệnh lẫn quẫn…
  Cuôi thế kỷ 20 (thập niên 1990...), nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản "đại đồng" thất bại, tan rã…nên nhiều nước đã độc lập chuyển về trạng thái “chủ nghĩa dân tộc”, và xu thế tư tưởng chủ nghĩa đế quốc “chí lớn” sẽ hình thành từ những nước có dân số đông, tài nguyên lớn, tiềm lực quân sự mạnh…
 
   Sự bảo thủ chính trị dân tộc? Đôi khi, còn tệ hại hơn cả chủ nghĩa chủng tộc (Adolf Hitler)…nó thường đẻ ra những kẻ đua đòi độc tài thống trị, tự tin hơn về mặt quyền lực! Và, cũng có nghĩa là thế giới chẳng bao giờ hết các phương thức chiến tranh xâm lăng...
 
   Đối trọng với chủ nghĩa bành trướng nước lớn là các nước nhỏ liên hiệp lại (như châu Âu), và chủ nghĩa cực đoan dân tộc sẽ đối đầu với chủ nghĩa đa chủng tộc (Mỹ). Chính trị thế giới ngày nay, khi thông qua hiến chương LHQ kiến tạo hòa bình, gần như đã phân tích (định) được chính, tà…
 
   Lịch sử (thế kỷ 21) đang sang trang mới! Thế giới phát triển sức mạnh khoa học đã thúc đẩy tư duy xã hội văn minh trưởng thành một cách nhanh chóng. Ý thức tương lai nhân loại mạnh hơn tư tưởng bảo thủ quyền lực, khiến cho lòng can đảm phần nào mạnh hơn ý chí…
 
   Nhân loại ngày nay biết đoàn kết hơn rất nhiều, họ am hiểu lịch sử (chính trị). Họ biết tương lai gần sẽ xóa dần ranh giới kỳ thị, khi phải cùng chung sống và chia sẻ cả tai họa lẫn hạnh phúc(?) Muốn giữ vững hòa bình thế giới? Người ta phải dựa vào luật pháp quốc tế và không ai có thể   tự đứng riêng một mình “trung lập”,  nhu nhược hay vô tâm nhìn cuộc chiến phi pháp…
 
  Và, tất nhiên họ sẽ không thể chấp nhận quân sự hóa để thống trị, mượn chiến tranh lấy cái chết ra hăm dọa, đe nẹt sự sống mong manh của loài người. Thực ra, sự bảo thủ chủ nghĩa chính trị, tư tưởng dân tộc, cực đoan tôn giáo…nay, không còn phù hợp với “thế giới mở” nữa, ngay cả sức mạnh quân sự cũng không phải là tất cả…    
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét