Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

Cuộc chiến phù du...

 

Cuộc chiến phù du
(Nỗi buồn chiến tranh…)


   Tất cả các cuộc chiến xảy ra trong xã hội loài người, tưởng như gần đúng với học thuyết “đấu tranh sinh tồn”? Nhưng khi lựa chọn trách nhiệm lương tâm, ý thức điều tử tế thì không ít người xem đó là bản chất tham lam, tệ nạn tranh đoạt quyền lực…
   Cuộc chiến quyền lực? Đôi khi xảy ra cùng một dân tộc, chung nền văn hóa và vũ khi giết người cũng chỉ một chủng loại…
  
   Nguồn gốc quyền lực có thể được bao biện với nhiều lý lẽ qui ước cộng đồng, quyền năng giáo phái, luật lệ chính quyền hay nhân danh điều gì đó vĩ đại để bảo vệ những giá trị mơ hồ nghe cũng rất kiêu hãnh: Thuần phong mỹ tục, luân thường đạo lý, đạo đức xã hội, kỷ cương phép nước…
  Tuy vậy, thực tế “quyền lực” thường bị lạm dụng theo bản chất tranh quyền đoạt lợi, như thói đời cạn tình ỷ mạnh hiếp yếu: Đàn ông hiếp đáp đàn bà, người lớn ức hiếp trẻ con, quyền thế lộng hành, lấy tiền bạc thao túng thị trường…
 
  Để tránh lạm dụng quyền lực người ta cũng xây dựng pháp chế. Nhưng, các học thuyết chính trị xã hội đều có sắc màu mơ mộng, tô hồng “học thuyết chiến tranh” với mục đích sắp xếp não bộ thiên hạ lệ thuộc vào chủ nghĩa dân tộctập trung quyền lực hay xu thế độc tài...
 
   Sau đệ nhị thế chiến (1945) quyền lực thế giới đã hình thành thế “chân vạc” (Mỹ, Nga, Trung Quốc) phân chia để “cai trị” các nước nhược tiểu, yếu thế hơn. Nhưng, đằng sau các vụ xung đột lớn đều có những cánh tay dài thòng, ngoằn ngèo cạnh tranh của ba đế quốc đó phá phách, chọc ghẹo…
  Chỉ có ba gã khổng lồ nằm ba nơi. Thì, họ chẳng dại gì đánh nhau đến mức tan nát? Vì chẳng ai muốn bên nào đó bị xụp đổ, thiếu mất vây cánh “lưỡng toàn thế cuộc” cai quản thế giới…
  Vì vậy, có xích mích trong tranh giành quyền lực, khi mệt mỏi, hụt hơi muốn hạ hồi phân giải thì “mượn” Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc (LHQ) cùng nhau xuê xoa, thỏa thuận để không bên nào quá thua thiệt…hẵn nhiên, cũng tạm xem đó là biện pháp hòa bình duy lý(?)
 
   Mặc dù “xâm lăng” là một định nghĩa pháp lý rõ ràng! Nhưng, hành động xâm lấn của kẻ mạnh lại được rêu rao: “Giữ gìn hòa bình”, “chống khủng bố”, “giải giáp quân sự”, “dạy cho ai đó một bài học”…mặc cho thiên hạ vẫn hiểu đó là điều ngụy biện và phi pháp.
   Thời thế, những gã “anh hùng” núp bóng ngai vàng thường dùng quyền lực, xúi giục người khác đem máu xương ra chiến trường đổi lấy vinh quang phù du. Những kẻ đó, thường luôn vô tâm trước sự chết chóc tan thương và mặc cho dân lành ai oán(!)
 
   Nhưng, thế giới đang thay đổi (hy vọng) nhiều anh hùng tri thức đã trưởng thành nhiều hơn những kẻ võ biền. Lịch sử không còn dành cho những người hủ lậu về chính trị, quân sự ở tư duy thế kỷ trước…
  Không ít những nhân vật vĩ cuồng vẫn ngộ nhận liều lĩnh là anh hùng dân tộc, mà không biết chân dung của kẻ gây chiến luôn là biểu tượng tội đồ nguyền rủa của nhân loại…
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét