Sự
thật…
Người ta thường nói “Sự thật dễ mất lòng…”
Nhưng, đó là câu chuyện kiêng
kỵ, sợ mếch lòng hoặc do luật lệ nghiêm cấm (!)
Thật vậy! Ở đời có những điều
mà chúng ta tránh đề cập đến. Đôi khi, sự
thật không phải là điều quá tỉ mỉ để soi xét, bàn cãi trong một xã hội vốn bấp
bênh, đấu tranh quyền lực, bon chen sinh tồn…
Sự thật hay giả dối chỉ
là câu chuyện đời thường, chuyện của quần thể loài người...
Khởi đầu văn minh khi con
người tạo ra áo quần để mặc sưởi ấm và dần làm đẹp(?) Và, người Sự thật bị che lấp hay ai đó đã hóa trang thành giả dối (cười)! Dẫu sao, chiếc áo cũng tượng trưng sự lịch thiệp của loài người. Người ta không thể tùy tiện lột áo
người khác để tìm kiếm sự thật, khi
chính mình cũng đang khoác trên người một chiếc áo (dẫu khác biệt).
Tuy vậy, nhận ra sự thật và giả dối là
điều không khó, dù "đồng bọn" luôn song hành, lẩn thẩn cùng nhau. Giá trị nghịch lý không hề
tương đương như những gì chúng ta chỉ dùng tai để nghe. Khi người ta cố tình (áp đặt) ca ngợi một "chân lý" là điều đó có gì khuất tất(!) Cũng như những gì người ta học
thuộc làu được? Thường, chỉ là những chiếc áo vốn đã bạc màu, hoặc phô diễn bề ngoài lộng lẫy.
Trong thời đại thông tin hiện nay.
Điều kiện tốt là cơ hội đem lại nhiều nhu cầu giá trị kiến thức. Nhưng, sẽ
không ít những "thông tin" có mục đích giải trí, tuyên truyền, quảng bá gây nhầm
lẫn, mù lòa sự thật(!) Điều đáng nói là chúng ta, không phải ai cũng có đủ thời
gian, tư duy, học vấn để phân biệt “giá trị” thực tế của những ý đồ đó...
Tâm lý con người, khi đã trãi
qua đêm dài hoang mang, mộng mị (đói nghèo, mất niềm tin con người, thế sự...). Người ta vô tình bội bạc với văn hóa tế nhị, có xu hướng khoe
khoang vật chất và rao giảng tâm linh. chủ nghĩa rủ rê dân túy khiến người có học vấn đôi lúc cũng mơ hồ, lãng quên “Một nửa sự thật không phải là sự thật…”
Sự thể hiện con người thường
phản ứng trái ngược nhân cách, hoặc khi cô độc tâm hồn. Họ sẽ thể hiện bằng cấp giáo điều, dạy đời đạo đức…Nếu, không phải vì lãng mạn mơ ước, thì cũng là thật thà tự
mãn. Chẳng qua, đó là sự lười nhác kiểm tra lòng tự trọng khiến họ đánh giá vô nghĩa phép hằng so sánh “Những kẻ mọt sách chuộng lý thuyết thường gây tranh cãi, những người
say mê thực hành yên bình tìm sáng tạo”.
Nhân quả chỉ là phép biện chứng có giới hạn (điều kiện) trong một xã hội tiền
bạc và quyền lực thống trị (?) Cá tính (nhận thức) mới thực sự sinh ra hành
động và tạo thành định mệnh. Và, có vé như những người biết tìm kiếm và tôn
trọng sự thật sẽ dễ dàng thỏa thuận
với cuộc sống có màu sắc tươi đẹp hơn.
Tất cả chúng ta đều có thể xa
hoa nhung lụa (giả dối) một chút khi tham gia dự tiệc trang trọng và thảnh thơi
trần truồng khi trở về với chính mình (sự thật)!