Thơ đường luật phổ nhạc…
(Câu
chuyện bạn bè…)
Từ lâu, cũng
có vài bè bạn (nhất là các bạn trẻ) hỏi: “Thơ phổ thành nhạc có dễ không?”
Thật
ra…tôi chưa có đủ thời gian để lập luận ngôn ngữ chuyên môn để diễn đạt, phân tích chính xác dễ hiểu trong ý tưởng của
mình về vấn đề này…
Với lại, chỉ là kẻ rong chơi qua vùng đất văn
chương, thơ ca và âm nhạc…Chứ hổng có ý định dựng nhà "kết hôn" ở miền chữ nghĩa này?!
Từ
trước đến giờ, người ta chỉ dạy cho chúng ta về niêm, luật, vần (Thơ) và qui luật
nốt nhạc, hợp âm (âm nhạc) như một định lý! Chưa thấy ai bạo phổi dạy cho ta cái quy
tắc “phiêu diêu”, chắp cánh để sáng tác ra một áng văn chương, bài thơ hoặc ca khúc (tác phẩm) bao giờ?!
Ở đây,
là blog cá nhân…nên @thenhan chỉ nói "thì thào" riêng tư với bạn bè từ suy nghiệm khi lỡ lạc bước phiêu bồng đến cõi thi ca (cười):
Tất nhiên, muốn phổ thơ thành nhạc (ca khúc) không thật đơn giản. Vì, khó để hoàn thiện (tương đối) giữa 2 tác giả. Ngôn ngữ, vần điệu niêm luật của
thơ ca và nhạc điệu vẫn có “khẩu khí” khác nhau. Đó là chưa nói ý tưởng của thơ
ca thường dùng ngôn từ chủ đaọ nghệ
thuật diễn cảm, còn âm nhạc lại cần về nhu cầu tiết tấu âm thanh (giọng hát). Tuy vậy, sự giao hòa thơ ca là điều hiển nhiên khi đã có cảm xúc ngữ điệu chuyển thành giai điệu...
Người ta thường dùng ngôn từ “phổ” nhạc (bài hát) cho một bài thơ (khác với phổ thơ). Vì đôi khi: Nhạc sĩ chỉ có thể lấy ý tưởng, một vài câu quan trọng chủ yếu trong bài thơ để sáng tạo thêm trích đoạn, miễn là vẫn đúng với nội dung, ý tưởng bài thơ đó. Bởi, không phải bài thơ nào cũng trùng khớp với nguyên lý, phù hợp kết cấu một ca khúc…
Phần lớn ta thấy câu chữ của các ca khúc thường xây dựng vần “bằng”
nhiều hơn vần “trắc” để âm thanh dễ phối hợp, tuần tự diễn tấu gọn gàng, để giọng
hát mượt mà cảm cúc, êm ái hơn! Trong khi, thơ lại thường có luật “bằng trắc” cách
nhau chỉ 2 từ (hoặc 1).
Thật
ra, thơ cũng là thể loại âm nhạc như một ca khúc (luật, niêm, vần). Bởi mục đích
thơ cũng dùng để đọc diễn ngâm. Tuy vậy, thơ vẫn hạn chế về giai điệu âm nhạc (Qui
luật âm thanh). Vì, khi trung thành với một thể loại thơ nào đó. Ta vẫn thấy sự
lặp đi, lặp lại nhạc điệu quen thuộc, ít đa dạng…giống như biến thể dân ca ra các
loại: Hò, ca dao, vè, bài chòi, lô tô vậy…Trong các loại thể thơ khó phổ nhạc nhất là sự
đồng điệu vần câu (Lục bát) hoặc quá gò bó: Luật và đối (Đường luật).
Nhưng,
theo @thenhan thì ta vẫn có thể giữ nghiêm luật và chỉ cần phân biệt thêm
“bằng”(không dấu, dấu huyền) , “trắc”(sắc, ngã) và những dấu “trầm” ( hỏi và
nặng). Vì chữ Việt qui theo “bằng, trắc”chỉ là tương đối khi đọc…chứ không dùng
để xác định hát trầm bỗng nốt âm nhạc…
Ngoài ra, ngôn ngữ âm nhạc cần mang tính phổ
thông, hiện đại (dễ hiểu, ý tứ rõ ràng)…thì nên tránh bớt dùng những
từ mang tính: Học thuyết, “bác học”, điển tích ví von…vì âm nhạc thường đi theo
con đường âm thanh đến trái tim, trước khi ghé qua ngưỡng cửa tư duy…(?)
Chuyện thơ ca và âm nhạc là câu chuyện không dài! Nhưng, lại không có đoạn kết (nghệ thuật mà).
Sau
đây, sẽ phổ nhạc cho bạn bè nghe thử với bài thơ “mưa về tháng sáu”. Đúng
ra, là nhạc được lồng vào thơ! Vì Thế Nhân vẫn giữ nguyên câu cú của Đường luật… (Bài này có thể dùng nhạc điệu Rock ballad hoặc blue-rock).
P/s: Có thời gian @TN sẽ tổng hợp một số bài phổ nhạc các loại thơ: 8, 4, lục bát cùng vài thể "tự do"...để dễ trừu tượng hình dung một vài gá nghĩa thơ ca và giai điệu, cảm ơn!
Mưa về tháng sáu…
Tháng sáu mưa về rối tóc em
Mây hờn lên mắt ướt môi mềm
Chiều
đi buông gió lay mùa nhớ
Nắng vỡ nghiêng lề đợi phố quên
Ngõ vắng rong rêu tình mất dấu
Đường xưa sỏi đá lá vương thềm
Đời
qua lối cũ hình như đã...
Kỷ
niệm hẹn hò vẫn gọi tên!
Tháng sáu mưa về tựa nắng bay
Giọt buồn tiếc nuối đếm hao gầy
Lời yêu thuở ấy chìm trong gió
Góc phố bây giờ vắng bàn tay
Cõi nhớ đong đưa đèn bóng đổ
Miền soi nhung nhớ chốn đêm dài
Tình như chiếc lá lòng hoang phế
Rớt xuống cuộc đời mộng cũng phai...
Rớt xuống cuộc đời mộng cũng phai...
Thế Nhân