Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Thần đồng...



Thần đồng…
(Vài điều suy nghĩ…)

  “Thần đồng” hiểu nghĩa theo tiếng Việt…là dùng để ám chỉ, đặt tên những đứa trẻ ở lứa tuổi nhi đồng, nhưng lại có trí lực và tài năng…hơn người thường.

   “Thần đồng” theo thông tin từ giới khoa học đã nghiên cứu từ lâu! Và qua kiểm nghiệm, họ nhận thấy đó là những đứa trẻ đặc biệt…thu nhận kiến thức, sở thích nào đó nhanh gấp 5-7 lần đứa trẻ bình thường. Nhưng, không có nghĩa là thông minh? Vì nhiều cái ngoài lĩnh vực “thiên tài” thì thần đồng còn “dở” hơn một đứa trẻ bình thường khác...

   Đó là chưa nói sự ngộ nhận, chính môi trường và bố mẹ tạo ra…do hiệu ứng sinh học, điều kiện tập trung, trí lực đam mê…để biết nhanh và nhiều trước cả nhu cầu tuổi tác khi cuộc sống vẫn chưa cần đến. Và cũng nên nhớ rằng: Cho đến nay những đứa trẻ “thần đồng” được ghi nhận, trong thực tế theo mong ước của mọi người về tri thức, nghề  nghiệp…để trở thành “siêu sao” trên thế giới không cao như kỳ vọng. Đó là chưa nói phần lớn bị sa sút tệ hại về kiến thức sống và bệnh tự kỷ, tự tôn nhân cách…

   Trong lịch sử, những người đạt được vinh danh thiên tài với nhân loại xưa và nay thường sinh ra không phải là “thần đồng”…Vì thời thơ ấu, tuổi trẻ của họ phần lớn chẳng thể hiện được tài cán gì? Thậm chí còn bị gán cho những cái tên rất khinh thường: “Thằng đần”, học hành kém cỏi ( Einstein), “tên ngốc”(Edisson) hoặc con của một nông dân ốm yếu sinh thiếu tháng, vụng về(Newton), vua nước Pháp…kỳ nhân vĩ đại mà nói tiếng Pháp cũng không rành (Napoleon)…

   Xứ mình trong vài năm gần đây có vẻ “trào lộng” thông tin xuất hiện không biết bao nhiêu thần đồng, nhà ngoại cảm, kỳ nhân ? Điều này, chỉ gây thêm thất  vọng cho kiến thức xã hội, tâm-sinh-lý khoa học…khi mà người ta vẫn còn “mơ ước”theo nghĩa mê muội…giữa một nền giáo dục còn “phiêu lưu” lạ lùng, bên cạnh một ngành thông tin kỳ quặc, tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm luận cứ khoa học mà vẫn đưa tin, gây tranh cãi…

   Khi một đứa trẻ con có năng lực, tài năng đặc biệt! Thì đứa trẻ đó đã vốn không được bình thường…ít nhất là về mặt tâm lý và sinh học. Đó là chưa nói “nhân tài” ấy? Có lợi hay hại với cộng đồng hoặc chính nó…

   Và phải hiểu rằng dù khả năng thông minh đến đâu, cơ thể bé nhỏ tâm-sinh-lý cũng vẫn chỉ là đứa trẻ non nớt, chưa bền bỉ sức vóc, kinh nghiệm, kỹ năng tồn tạị…ngoài cái khả năng có bộ não tích hợp, học nhanh…và nhanh đến đâu cũng chỉ là học vẹt! Ngay cả sách khoa học mà ta đang học cũng chỉ là sự giới hạn, điểm tạm đứng quy ước môi trường, lịch sử nhân loại…
  
  Tài năng thiên bẩm hay năng khiếu? Có thể cho phép đứa trẻ dễ dàng chơi nhạc, soạn nhạc, đọc sách, hiểu nghĩa vốn từ ngoại ngữ thuận lợi hơn trong một khái niệm nào đó! Nhưng, chúng ta sẽ mắc lỗi và sai lầm khi nghĩ rằng chúng có thể tạo ra giá trị tác phẩm để thành nhạc sĩ, dịch giả khi chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa kinh nghiệm đời sống, tình cảm…Vì: Tài năng, kinh nghiệm, ý chí, nghị lực và cả đạo đức nữa…mới thực sự hội đủ nhân cách của một con người đúng nghĩa.

   Theo tôi: Khi bạn có đưa con có khả năng như “thần đồng”? Chắc chắn bạn sẽ cần quan tâm và chăm sóc chúng kỹ hơn…là bằng cách khuyên chúng nó hồn nhiên, khiêm tốn, thế giới rộng lớn hơn chúng nó nghĩ!? Và hạnh phúc của mỗi người không phải là một công thức chung cho bất kỳ ai, cho mọi nơi…để chờ đến khi chúng trưởng thành.

P/s: (tâm tình) Sở dĩ tôi viết bài này! Vì trước đây, tôi cũng đã sinh ra 3 đứa con…Trong đó có 2 đứa phát triển trí nhớ hơn rất nhiều những đứa trẻ bình thường, đồng tuổi: Con gái thì đang còn ẵm trên tay đã biết hết mặt chữ, biết đi đã tập ghép vần, 5 tuổi đã biểu diễn nhạc bằng đàn keyboard đầy cá tính…Con trai thì  qua 1 tuổi đã tính nhẩm nhanh hàng chục…(cô giáo lớp 1 ghi nhận xét: Em có năng khiếu đặc biêt tính toán nhẩm rất nhanh)
   Sau khi đã tìm hiểu qua sách khoa học, suy luận cận tâm lý và suy xét lại môi trường và cách nuôi dạy…tôi thực sự hoảng sợ và dừng lại tất cả những điều mình cố tình chỉ dạy! Và Tôi liền để tự nhiên cuộc sống xung quanh tự chơi và tự dạy chúng…
   Cho đến nay, sau 17- 20 năm tôi vẫn thấy chúng chỉ thông minh về tiếp thu sự học ở trường lớp…nhưng tự phát kiến, suy luận, lẽ phải ứng xử cuộc sống thì vẫn còn quá vụng về, nhầm lẫn…Trong khi đứa bé thứ 3 học hành chỉ ở mức bình thường, trung bình…nhưng, khi qua 18 tuổi bước vào ĐH lại hồn nhiên cuộc sống, có khả năng tự lập vượt trội…   

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Huế nhớ...(Trang thơ bè bạn)


Huế nhớ…
  (Trang thơ bè bạn…)

   Đây là những câu thơ hoạ đối đáp comment trong blog của @thenhan…
   Tuy không phải là “tác phẩm”. Nhưng lại lấp ló bóng thi ca ngôn ngữ xứ Huế chất đầy mộng mơ, khải huyền tình tự…
    Điều đặc biệt,  Hướng Dương và cả @thenhan không phải là người Huế…chỉ là đóng vai thử chàng trai và cô gái “thần kinh” xem thử có giúng không? (cười). Vì vậy, nếu có câu cú, chữ nghĩa nào chưa đúng, hợp với phương ngữ…cũng xin thông cảm!
   Ở đây, chỉ muốn nói lên một điều là: Khi ta muốn hiểu về tập tính địa phương Việt nào đó! Thì cần phải hoá thân vào ngôn ngữ văn hoá vùng miền, thì mới hoạ may…có thể, hoà điệu với tâm hồn của họ để biết mà thưởng thức, cảm nhận.
   Tôi đã đi nhiều nơi và giao thiệp với nhiều vùng miền khác nhau…để nhận được văn chương miền Bắc, thân với người Huế và yêu người Nam…
   Đối với @TN! Văn hoá ngôn ngữ Huế tuy rất đặc biệt, thâm trầm và sâu kín, nhưng rất đa dạng về tính cách…không như một số người lấy một vài hình thức gặp gỡ bên ngoài hay phong cách giao thiệp cư xử mà vội vàng so đo, xét đoán …
   Sau đây xin giới thiệu những câu thơ cố gắng của Hướng Dương (Ngọc Cầm) và Thế Nhân hồn nhiên giả…mần trai gái xứ “wuế”! (Hi hi):

Nhớ sông Hương tha thiết những vần thơ
Núi Ngự Bình lung linh trong sương sớm
Nhớ em gái xinh xinh trong áo tím
Thả tóc thề môi chúm chím nụ duyên
...
Lòng viễn khách sao nghe lưu luyến quá
Bước chân đi rồi lại thấy nao nao
Khẽ bâng quơ: Ôi nhớ Huế làm sao ...
Thầm hò hẹn Huế ơi ngày trở lại...
...
Cho anh chít luôn...
Ừ! phải chi ngày nớ đừng ái ngại
Sợ mạ em nên anh chẳng dám mô
Giữa sông Hương thuyền đưa đẩy nhấp nhô
Ngự Bình đó trăng treo nằm sóng xoải

Mộng mơ hụt thời gian trôi đi mãi
Bến đò ngang ai dạ đổi nỏ hay?
Áo tím xưa tóc thề tụt gió bay
Mần răng được khúc điệu hò lỡ dở…


(Phản bội…)
Anh xa rứa, làm răng tìm anh được
Sợ mạ ba em phải bước sang sông
Lòng ủ ê mang kỷ niệm theo chồng
Đành lỡ hẹn biết khi mô gặp lại
...
Tại anh đó nỏ tìm em chi cả
Gái lớn lên phải xuất giá , biết mần răng?
Cứ chờ anh rồi thuyền có nhớ chăng
Bến mong mãi ... thuyền thì xa xa ngái
...
Răng mà biết tình em anh còn nhớ
Biết mần răng khi nỏ nhận tin nhau
Mắt trông hoài không thấy chén rượu trao
Răng ai trách ... trách ai răng phản bội...
...
Chít chưa...
Nói chi rứa đỗ thừa ri tội lỗi
Ba mạ nào nỏ có biết chi mô
Nước mắt nào cũng xuôi chảy sông hồ
Cho ai câu ai sầu ai thê thảm…
...
Anh trở lại Huế mơ tình u ám
Hương giang chiều lơ lững một dòng trôi
Em bên nớ sang ngang bước có đôi
Anh bên ni đơn côi sầu tê tái
...
Ngó làm chi theo chồng vui ái ngại
Buồn chi mô chỉ tủi phận cô liêu
Biết sông sâu đây nỏ dám đánh liều
Trách mần răng đời ni là rứa đó…
...
Ham lấy chồng...