Tranh cãi “đầu cừu đuôi
thuyền trưởng”?
Trong tuần trước có nhiều “xôn xao” về một bài toán…mà nhà báo nào đó ví
von ngộ nghĩnh, lấy tựa đề: “đầu cừu
đuôi thuyền trưởng”…
Một
anh bạn từng làm nghề giáo viên hỏi tôi:
-
Anh có đọc bài toán lớp 2 “đầu cừu đuôi thuyền trưởng” không?
Tôi
cười nghịch ngợm:
-
Làm gì có nhóm từ kì cục đó…Chỉ có thành ngữ “đầu voi đuôi chuột” thôi…
Có
chút giật mình, ngơ ngác…anh ta mở internet ra đọc như để dẫn chứng, biện luận:
-…Đây là một bài toán nghiêm túc và tác giả
của nó chính là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - nguyên Trưởng Bộ môn phương
pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn...
Tôi vốn
là người hay thích đùa:
- Đó
là bài toán ổng đưa ra…chứ chắc không phải ông Đình Thục là “tác giả”
đâu...
Nghe thấy vậy, anh ta có vẻ giận, bảo tôi là
kẻ tự phụ, nói càn, đoán mò…Tôi vội cười xin thông cảm:
- Vì
tôi…rất khó tin một thầy giáo Việt Nam mà lại cần “thâu lượm” sử dụng, mượn đỡ
ngôn từ (thuyền trưởng) con vật (cừu)ở xứ châu âu xa lắc? Sao không là “gà,
vịt, lợn, dê” và ông chủ thuyền, đò…cho gần gũi, hic!
Vì
nguyên văn của bài toán: “Trên một chiếc tàu thủy có 45 con cừu, 5 con bị
rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”.
- Nhưng,
anh thấy bài toán “cải cách”này thế nào?
Tôi
thờ ơ:
-
Hơ…đây là câu “đố vui để học”chứ có phải bài toán đâu nà?
Anh
ta cự nự:
- Thì đó là toán đố…
Tôi
hỏi kiểu thách đố:
- Vậy thì đáp số bài toán đó là gì?
- Không giải được vì bài toán sai.(không có đáp số)
Tôi thắc
mắc:
- Nếu cùng ý đó lỡ…kết luận đáp số (bằng chữ):
“bài toán này lừa đảo” được không? Với lại lên lớp trên đặt phương trình giả
thuyết…thì đáp số sẽ là “ vô số nghiệm”?
Hì hì,
anh ta có vẻ bực bội, nóng nảy…bèn lấy người có chức vị cao nhất nhằm thuyết phục,
khẳng định lẽ phải:
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: “Suy nghĩ của học sinh vẫn còn thụ động, các
em chưa trải qua những đề thi ra sai và chưa biết rằng đề thi ra sai là chuyện
bình thường.”
-
Hic, toán “ví dụ”, sư phạm kiểm chứng sự hiểu ở lớp mà biến thành…đề thi để “gây
nhiễu”, gài “bẫy”, đánh đố kiểu này thì nhà bác học Newton có tính đãng trí, về
thi cử xứ này có lúc cũng trượt lướt…
Có vẻ
như anh ta không hiểu được ý tôi, nên lấy ra tiếp một nhân vật có “chuyên viên”
kiến thức học vấn nổi trội hơn:
- GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Đây không phải
là vấn đề của riêng các em học sinh lớp 2 mà cả các lớp học trên. Các em thường
gắn với kiến thức sách vở, nên ít động não. Chúng ta đang đào tạo những bộ óc
chứ không phải đào tạo những bộ sách. Đừng nhét kiến thức vào đầu các em mà
phải cung cấp kiến thức để các em động não tốt hơn”.
- Vậy
ư…?
Chịu
thua…vì tôi không thích tranh cãi, bởi biết tính anh ta rất mê đọc và sưu tầm truyện “Trạng Quỳnh”. Với lại, đây là vấn đề thuộc
về khoa sư phạm, một lĩnh vực chuyên môn về nghệ thuật tâm lý truyền đạt, dạy
người…mà tranh luận, nói với nhau bằng lý thuyết cực đoan hay trừu tượng duy ý
chí, thì khác gì đồng bóng, ngoại cảm xa xăm…(cười)!
Thật ra, thời nay người ta kính trọng thầy cô giáo không phải vì có kiến
thức hay học vấn hơn người khác…mà ở giá trị nghề sư phạm (!) Thành công về
giáo dục là nhờ vào năng lực và kiến thức sư phạm. Thế nên học hàm, học
vị…không có nghĩa là hiểu biết hết về nghệ thuật sư phạm…bởi chưa nói đến đối
tượng (học sinh, cấp học) phạm vi, kỹ thuật sư phạm luôn khác nhau(?) Còn mục
đích giáo dục lại là một đề tài khác…đôi khi, nó thuộc về quan niệm tuỳ thuộc
vào sự nâng cao hay giới hạn…
Ai
cũng biết ở chương trình toán lớp 2: Sau khi biết cộng trừ những con số, người
ta lấy các phép cộng trừ dạy các em đưa vào đời sống, tính toán hiện thực: Đó
là giá trị thực đúng của những con số
bao giờ cũng nằm trong cùng đơn vị tính
(đồng +_đồng (tiền); gà +_ gà; người +_người)…và những ví dụ (nếu có) về đề
toán (sai) chỉ nằm trong giới hạn phương pháp sư phạm, chứ không phải là đề giải toán (!).
Những bộ sách thường viết ra từ những bộ óc. Điều quan trong là bộ óc
nào đó có muốn trở thành kiến thức thực tiễn hay chỉ là quan niệm thích tích
cóp màu mè, đóng gói làm thư viện? Sự “động não” với những trò “léo lận” có
thực sự lợi ích cho môi trường học đường, tâm hồn tuổi thơ không? Chắc là không
nên…
Theo
tôi: Toán học luôn cần sự đúng và nghiêm túc! Câu chuyện của học sinh lớp 2 hay
của một tiết học, phép tính…là sự giới hạn thuộc trình tự sư phạm chứ không phải
cho một phạm trù giáo dục hoang mang…!?