Thứ Năm, 13 tháng 6, 2024

Phi thường...

 

Phi thường
(câu chuyện xã hội...)
 

   Thông thường, trước đây những người nổi tiếng được nhắc đến thường là các nhân vật quyền thế, học vị, đại gia giàu có, ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, hoa hậu, bóng đá…Khiến cho nhiều người mơ tưởng đến sự nghiệp, thành đạt (!).
  
    Hôm nay, bỗng dưng”vô thường” khi nhân vật nổi tiếng tràn ngập trên truyền thông báo chí, mạng xã hội lại là một người khất thực không nhà, không dép, không điểm tô nhan sắc…khiến người ta ngộ ra thế nào hạnh phúc và nghĩ về mặt trái đang lẫn lộn trong xã hội con người (?).
 
   Thế giới luôn có những điều bất thường, dị thường và cả phi thường…
    Lòng người bất an mới gây ra tranh cãi? Khi có sự tranh cãi chia rẽ niềm tin, thì có nghĩa là các giá trị giáo dục, văn hóa ứng xử, luật lệ xã hội có điều gì đó bất thường…
 
   Với hiện tượng thiên nhiên, các nhà khoa học có thể cảnh báo hoặc suy đoán được. Nhưng, sự bất thường xảy ra trong suy nghĩ, hành động của cá nhân hay một nhóm người sẽ trở nên dị thường…
 
   Tu sĩ khất thực truyền thừa từ Ấn Độ (Nam tông) là một tông phái đạo phật không có gì lạ so với nhiều nước có tín đồ Phật giáo tiểu thừa. Chỉ “lạ” với quan niệm phật giáo được truyền bá đại thừa  từ Trung Quốc (Bắc tông). Vì, thừa nhận có nhiều pháp môn tu tập, nên phái đại thừa vào đời đại chúng bằng cả triết luận (trí thức) và tín ngưỡng sùng bái (bình dân) để thu hút thêm nhiều tín đồ.

   Thật ra, dù không theo tôn giáo, nhưng nếu ai biết giữ ngũ giới (5 giới quy y) thì cũng hiểu giá trị nhân cách và đạo đức học nhân sinh, mà còn là hiện thực tránh được nhiễu nhương đau khổ bi lụy, dễ dàng tìm được hạnh phúc hơn.
   Tìm hiểu về đạo (con đường) phật (hiểu biết) không khó, chỉ cần giữ giới luật thì đã có ý thức về giáo lý giác ngộ rồi! Nhiều người phương tây vẫn xem Đức Phật là một vị thầy tĩnh tâm, của hòa bình, bình đẳng và giá trị hiện hữu sự thiện lương…

   Ngài (tôn trọng) Thích Minh Tuệ (pháp danh) đã chọn một lối tu (hạnh đầu đà) khó nhất đối với một người bình thường. Vượt qua sáu năm cũng đã là người phi thường(?) Người phi thường trở nên vô ngã xô ngã thói đời tham vọng…
   Người khất thực nổi tiếng không nhờ địa vị, tài danh, vật chất...Ngoài một chút “bản ngã” còn sót lại qua chiếc áo che thân chấp vá, rạng ngời ngược dòng thế gian.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

Nỗi niềm du ca...

 

Nỗi niềm du ca…
  (Câu chuyện bạn bè…)
 

   Người ta chia ra nhiều dòng nhạc, thể loại...Và, các giai điệu bài hát thường được thưởng thức & hát nhiều nhất vẫn là đề tài tình yêu. Có lẽ, tình yêu chính là số phận bị trói buộc "dây oan" hạnh phúc cho cuộc đời mỗi người(cười)?
 
  Họ (người nước ngoài) có cảm nhận âm nhạc trong đời sống của chúng ta (người Việt) rằng: Rất đa dạng cung bậc sắc thái. Chỉ có điều...là cưu mang quá nhiều âm hưởng đượm buồn!?
   Sự thật, thì nghệ thuật (thơ ca, nhạc, họa) đều vấn vương cảm xúc từ hoàn cảnh sống! Văn hóa lịch sủ là hành trình gập ghềnh vận chuyển bởi tâm tư...
    
   Sở thích từ một vài bài hát, một dòng nhạc (hay thể loại) thường phụ thuộc vào tư chất nhu cầu văn hóa, môi trường giáo dục hoặc chỉ là ký ức, thói quen kỷ niệm của cá nhân, nhóm người…
   Và, sở thích âm nhạc cũng thay đổi theo tuổi tác và thời gian, Ngay cả khi bạn có học thức cũng chưa hẵn có ích lợi gì cho đưa bé sẽ lớn lên ở một xã hội khác, thời đại khác (!)
 
  Với không gian âm nhạc theo chu kỳ mưa nắng cũng đổi thay(!) Người ta dễ cảm thụ nhạc Vũ Thanh An trong khung cảnh tĩnh lặng. Với ngày vàng nhạt nắng, chiều phai …rất dễ đong đưa cảm xúc xào xạc theo lối nhạc Đoàn Chuẩn, Văn Cao  hay Từ Công Phụng,Trịnh Công Sơn.(?) Tuy vậy, giai điệu bolero thường vẫn rất gần gũi âm điệu, giọng hát luyến láy kể chuyện, tâm tình...ngay cả  giữa phố chợ ồn ào hay công viên lặng lẽ. Bolero vẫn có tâm hồn chan hòa  tịch mịch vào cả những đêm trăng thanh bình hay mưa đêm rả rích…có lẽ, cuộc đời vốn luôn có điều gì đó buồn vương xa xôi,  đơn sơ hạnh phúc, vỗ về thong dong số phận.
 
    Mỗi người có vài sở thích riêng. Hồi trẻ, tôi có thể cố gắng sử dụng được nhiều dụng cụ âm nhạc và thường hào hứng phiêu lưu chơi Rock venture Mỹ hay dập dìu âm hưởng ái tình nhạc Pháp…
   Tuy vậy, là người thích tham gia đoàn thể. Khi chỉ còn một mình, tôi lại thích hát những bài du ca…vì, trong nhịp đồng ca thường có hiện thực, hội nhập gần gũi đời sống  thân phận con người, tình cảm quê hương đất nước (dẫu có tan hoang mất mát, rách nát tâm linh) để tìm chút gì đó hy vọng hoặc chỉ để phôi pha.
 
   Du ca là thể loại đồng ca, nên dùng nhạc điệu đơn giản (nhịp vỗ tay). Nhưng, thực tế không hề dễ hát, hoặc tự do truyền tải… với những ca từ có nội dung đôi chút ẩn khuất, kinh điển sâu xa. Thât ra, những bài hát du ca vui hay buồn đều mạnh mẽ, vì nó luôn đeo mang thêm chút hành trang nặng trĩu để hy vọng cho ngày mai tươi sáng hơn. 
   - Nối Vòng Tay Lớn (Trịnh Công Sơn) là bài hát đã rất phổ thông (1968), sự mong mỏi hòa bình, đoàn kết thân tình về trên quê hương... 
 

   - Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ (Nguyễn Đức Quang) sáng tác vào năm 1966. Được đánh giá là bài hát hay nhất (nhạc & lời). Với tính nhân văn, bản chất hào hùng qua hình ảnh lược sử Việt Nam  hàng ngàn năm trước và đang cố vượt lên theo kịp thời đại.
 

   - Hy Vọng Đã Vươn Lên (1958) của Nguyễn Đức Quang là bài  bài hát không mang chủ đề cụ thể. Nhưng, hy vọng cần vươn lên từ trong tuyệt vọng. Hy vọng không nương tựa vào cầu nguyện, mơ ước viễn vong. Người ta có thể quên mối tình đã mất, để hy vọng tìm một tình yêu mới bằng lòng tin mới trên tình trường cũ…

   Hy vọng không phải đi tìm giấc mộng đã chết mà để tìm ước mơ mới nẩy sinh. Vì vậy, hy vọng thường được ươm mầm xanh từ lòng bao dung…