Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Giai điệu Tây Nguyên

 

Giai điệuTây Nguyên
(Central Highlands Melodies)
 

   Lần đâu tiên, giữa rừng núi hoang vu nghe âm thanh cồng chiêng tôi có cảm giác như đến với một thế giới lạ lẫm, hoặc là đang trở về nguồn cội xa xăm?
 
   Nhưng, khi nghe kỹ lại, thì nhận ra một hiện thực sống động xao động núi rừng! Một loại âm nhạc có những cung bực cảm xúc tự nhiên rất nhịp nhàng đầy đủ cả trầm tư, thanh thoát, réo rắt…
 
   Đó chỉ là cảm nhận sơ khai của riêng tôi. Đến sau này (2005) khi UNESCO đã công nhận “văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính là một phần cội rễ; đó là nơi khởi nguồn, phát xuất cho mọi mạch nguồn sáng tạo” mới hiểu tại sao mình lại hồn nhiên “thăng hoa”...
 
  Người ta hay nói về giai điệu (tiết tấu) hay âm giai (cộng hưởng). Đó là thuật ngữ có tính chất nghề nghiệp, học thuật của thế giới sách vở…
 
   Thực tế, không phải bao giờ cũng may mắn để gọi là hoàn thiện? Vì, cuộc sống gập ghềnh, phải có lễ hội hoặc đầy đủ điều kiện (cồng chiêng chuẩn và người chơi giỏi), nhất là với những buôn làng nhỏ bé, nghèo nàn...Nên, tôi mới thử tìm cách mò mẫm hòa âm trên một cây đàn guitar(!)

   Ở đây, sẽ sử dụng giai điệu Son jarocho...một nền nhạc dân ca đã kết hợp cả Mê-hi-co, Tây-ban-nha và châu Phi, và dựa (mượn) vào các vũ điệu hình ảnh thực tế quay được ở lễ hội Gia lai vừa rồi! Nội dung không nằm ngoài hiện thực: Cuộc sống lao động, niềm vui cộng đồng và yêu đương...
 
  Âm nhạc, chỉ là “trò chơi cuộc đời” (cười)! Đôi khi, nó cố tình đánh cắp thời gian của người khác…