Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Đại dịch?

 

Đại dịch?

(Dòng suy tư…) 


   Có lẽ...lần đầu tiên trong lịch sử (nhất là châu Á) mọi người bắt đầu cảm nhận được sự bi thương của đại dịch? Không như các dịch bệnh trước đây chỉ hoành hành ở một vài khu vực, lục địa…

   Cách đây một năm rưỡi (11-02 2020) Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phải công bố đại dịch toàn cầu. Nghĩa là giới chuyên môn khoa học dịch tễ quốc tế đã có dự báo rằng: Chủng coronaviruts (Sad-cov-2) tấn công lây nhiễm qua một vòng trên địa cầu. Và, có thể biến chủng truyền nhiễm không e dè một chủng tộc, hay loại trừ bất kỳ một kháng nguyên nào có từ các nhóm máu O,A,B,AB…của loài người!

    Họ cũng xác định: Dù độc tố gây bệnh không nguy hiểm như các dịch bệnh gây tử vong khác. Nhưng, do sự lây nhiễm tốc độ cao trong cộng đồng sẽ làm quá tải, lúng túng mất kiểm soát y tế...dễ dẫn đến thảm họa nhân đạo, ảnh hưởng lâu dài mọi mặt đời sống dân sinh, kinh tế…

     Từ các thông tin trên mạng: Không chỉ dịch bệnh, chỉ sau một năm…người ta còn nhận ra khủng hoảng xã hội toàn cầu? Có thể còn do các “cơn dịch” chính trị hóa và “lây nhiễm” ý thức gây không ít tai họa vì kỳ thị! Thật là rủi ro...giữa lúc căng thẳng tranh chấp thế giới lưỡng cực đang dâng cao, thì dịch bệnh “dấu kín nguồn cơn” lại phát xuất từ một nước có thể chế hành xử cực đoan(?) Nhưng thôi, đó là câu chuyện khác biệt văn hóa xã hội (chính trị) mà đa phần chúng ta khó mà tự ý định nghĩa…

  Điều quan tâm hiện giờ? Nhiều người muốn tìm hiểu lý lẽ  phòng chống dịch bệnh:

  Tưởng chừng như đã là "phương pháp chung": Giãn cách, cách ly, phong tỏa và cuối cùng là cách thức vacine miễn dịch cộng đồng là điều đơn giản?

   Đúng hay sai…khi người dân Mỹ và châu Âu (50% dân số) không nhiệt tình tiêm vacine phòng dịch? Xem qua các thông tin “xuôi ngược” thế giới? Thì…họ cũng có nhiều lý do chính đáng để nghi ngại: Họ rất cần người lãnh đạo xã hội, nhưng lại không thích “chính trị hóa” áp đặt thói quen đời sống cá nhân con người. Hoặc nghi ngờ các nhà tài phiệt đang toan tính kinh doanh vacine, hay tệ hơn chỉ là chống dịch "giả dược"(?)

   Có lẽ, người ta nghĩ:  Dịch covid-19 không đến mức nguy hiểm tính mạng bằng các dịch bệnh đã và đang trãi qua. Họ còn hoang mang “vacine có thay đổi (zene)? ảnh hưởng gì cho những thế hệ sau”. Người ta ngại pháp lý “ưu tiên chính trị” dẫn dắt bằng các biện pháp nghiêm khắc. Cũng sợ cách ly, phong tỏa thành công thì ít, hủy hoại tính nhân văn thì nhiều...rằng "chống dịch như chống lại con người"...

   Thực tế, trong thông tin khoa học về các dịch bệnh gần đây cũng khiến người “chống vacine” hy vọng rằng: Các “viruts từng gây đại dịch đã tự động đến rồi đi không để lại dấu vết”, thậm chí có loài còn tuyệt chủng. Mặc dù người ta vẫn biết “đang có hằng triệu virut khác đều có khả năng gây bệnh cho con người”…

   Không ít các nhà khoa học cũng đứng nghiêng về phía “giá trị nhân quyền”: Bằng qui tắc ưu tiên cứu chữa bệnh nhân (covid-19) có thể lưu kháng thể (huyết tương) giữa dòng xã hội…cộng với phương pháp phòng bệnh giãn cách từ sự hiểu biết đại dịch trong cộng đồng dân cư. Và, ngay cả WHO mới đây cũng lên tiếng: “Không nên phân biệt “người đã tiêm” hay “không tiêm vacine” khi lên máy bay đi lại giữa các nước”…

   Thật ra, sự chia rẽ khác “ý niệm” phương pháp chống dịch không phải là không tốt(?) Vì, cuối cùng bằng cách nào đó chính quyền và dân chúng buộc phải nhanh chóng đi đến một thỏa thuận. Những sai lầm (nếu có) sẽ được chia đều gánh nặng nhân sinh…

   Đó là tình trạng các nước phát triển. Còn những nước “đang phát triển”? Tất nhiên…với dịch bệnh toàn cầu thì đầu tiên mỗi nước phải tự cứu lấy mình! Xã hội kém phát triển thường “bị động” và không đủ tài lực, nhu cầu thiết yếu, phúc lợi xã hội để tổ chức tốt phòng chống dịch bệnh an toàn, hữu hiệu. Sự yếu thế…đành chấp nhận biện pháp “xu thế” ngăn ngừa là cách ly, phong tỏa…một sự thật không mong muốn tạo ra nhiều rủi ro, bất an xã hội (!) Khó tránh được hoàn cảnh oan nghiệt nếu dịch bệnh tồn tại lâu, suy giảm kinh tế gia đình kéo dài…

   Câu chuyện dịch bệnh? Muôn đời là bi thương…rõ ràng: Nó không phải là cuộc chiến thắng thua với trò chơi thất thường của tạo hóa. Vòng luân chuyển sự sống và cái chết của virut cũng không làm mất đi phần lạc quan tồn tại về hướng tương lai, khi con người vẫn còn cách ứng xử thông minh và cao đẹp…