Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Trường ca HÒN VỌNG PHU (3)

HÒN VỌNG PHU III
 (Người chinh phu trở về) 


   Có lẽ, tác giả (Lê Thương) viết tiếp Hòn Vọng Phu 3…là muốn người chinh phu còn sống trở về cố hương, và để “nguồn sử xanh” vẫn còn sống mãi(?)
   Chủ nghĩa anh hùng luôn tồn tại với  "mệnh biệt ly"(!) Vì thế, cũng khiến lòng người không phải không phân vân, bối rối...
“Bên nợ tình thâm
Bên nợ giang san
Bên đồi ai oán
Bên rừng đa đoan…”
   Trong ca từ Vọng Phu 3 chúng ta sẽ bắt gặp những điển tích, địa danh Cổ Lũy, Cổ Loa, Vạn Xuyên, Vạn Kiếp, Ải Quan…cùng với những hình ảnh quen thuộc “bóng cây ngôi mộ bên đường, mái tranh bên đình trong làng” trở về nước Nam xưa…

   Đã hơn 70 năm qua, tác phẩm Hòn Vọng Phu vẫn trường ca như định mệnh “sử xanh”, và đã được trình diễn với nhiều thể loại hình nghệ thuật khác nhau: Nhạc giao hưởng, đọc tấu, hợp xướng. ca kịch, đơn ca, hoạt cảnh…
   Với tôi, tác phẩm Hòn Vọng Phu luôn đem lại nhiều cảm xúc suy tư về thân phận, tính cách trong nỗi lòng lịch sử…
 
P/s:  Ở đây, dù “bỏ qua” ca từ ở các phiên khúc 3 (Vọng Phu II) và phiên khúc 2 (vọng phu III)! Nhưng, tôi vẫn cố gắng thể hiện đầy đủ theo bản gốc âm nhạc của tác giả! Tuy vậy, có nhiều lý do  không ai có thể hài lòng hết những gì mình thể hiện...
   Rất nhiều ca sĩ nỗi danh đã thể hiện bài hát này, nhưng không phải ai cũng thỏa mãn (?)
   Với ca từ cần rõ nghĩa (kinh nghiệm) thì nên tránh hát với mixer- echo-reverb, thu bằng điện thoại nhiều tạp âm...và muốn nghe âm nhạc thì cần sử dụng tai phone mới đủ âm hưởng phối khí (hic).
   Sở dĩ, gần đây tôi hay viết về “mảng” âm nhạc là chỉ đang cố gắng giới thiệu một vài 'bản sắc” lịch sử âm nhạc đương đại mang nhiều nỗi niềm văn hóa khác nhau cho vài bạn trẻ có sở thích "tìm" nghe nhạc…("lũ trẻ nhà mình"(cười) chơi nhạc nghiêm túc hơn cả mình...)
    
Lời 1:
Nơi phía Nam giữa núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
Như nuớc non xưa đến giờ?

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa bước ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng-cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tướng
Dưới tà-huy đếm nhịp đi với ngựa phi
Dần bước tang bồng giữa nơi núi rừng

Bên nợ tình thâm, bên nợ giang-san
Bên đồi ai-oán, bên rừng đa-đoan đón đưa bóng chàng
Đường về nước chập-chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng rườm rà
Đường Vạn Xuyên, đường cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thấm hòa.

Đò vạn-lý, Đò ải-quan,
đò rừng lá nước trong bao cá lội từng đàn
Thành Cổ-Loa, Đền Vạn-Kiếp,
Bao tháng năm dẫu chưa xóa nhòa.

Tiếng núi non lưu-luyến tấc-lòng bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm-thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng
Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng
Rừng sao đua đòi rừng trắc
Lo che ánh lửa vầng dương tiếp đưa bóng chàng

Đường cao, đường thấp khắt khe chân chàng
Nhìn qua con đường mòn cũ
Quanh co mấy buổi tà-dương mới mong tới làng.

Nhớ cố-hương xao xuyến tấc lòng mau dồn chân
Vết buớc đi trên phiến đá mòn còn in dấu
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang dậy trong lòng

Lời 2
Bao tháng năm lôi cuốn đời
Bao tuyết sương khoen giữa đời 
Như ước mong xuyên kiếp người
 
Đường rừng gập ghềnh dấu binh lửa
Chiếu hào quang đục ngầu
Thúc ngựa trong lời gào
Dẫn đoàn quân trăm chiến
Mấy ngàn viên tới ngoài biên
Thoát vòng ngục tù Cõi nước non cũ
Tiến về Nam miệt mài Vẫn từ xưa hăng hái
Súng lồng vai Giữa cờ bay Ngất trời mây.

Núi đá kinh hoàng nhắc câu sấm thề:
Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông
Trao người con quý cho người trông nom
Thiếp xin lỗi thề.
Chàng rảo bước ngoài sườn non
Tìm người đứng cô đơn đang ngóng đợi chồng về
Vượt Hoành Sơn, vòng thành Huế Mong tới nơi cố thôn Ước Thề.
Từ dạ đất miền Đồng Nai Lời hẹn hứa tương lai
đang chúc mừng chàng về
 Chờ nhìn con, chờ người đón
 Bao nét xưa ước mong sẽ còn.
 
Núi đá thu rêu đã lấp mờ bao nghìn xưa
 Thấy đứa con xanh ngắt tới hồn còn trông đó
Cầm chiếc gươm thân phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
 Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ. Trao nó đi gây lại cơ đồ.
 
Thời gian đã thấm biết bao suy tàn
 Người xưa đâu còn hình đá
Bơ vơ đứng đợi chồng đi đã không hứa về.
 Lòng son lụn chí trước cơn hư thề
 Đà xuôi tan tành đời đá
Nên mưa gió đổ quạnh hiu xuống ai mới về.
 
Chiếc báu gươm chinh khách đã trao cho thằng con
 Chí khí cao đã nối mãi còn tại non nước
 Chàng đã ghi trong sử xanh đời
 Một mối duyên chung vạn kiếp người
Từ nghìn sau bên đồi phơi đá
Dân chúng đem ca tụng duyên Bà.
 
Người vọng phu Người vọng phu
Cho đến ngàn đời, cho đến ngàn đời
Người người còn nhớ Nhớ Hòn Vọng Phu…


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Trường ca Hòn Vọng Phu (2)

   Trường ca Hòn Vọng Phu (2)
 

   Theo lời của tác giả (Lê Thương) đây là bài ông thích nhất…
   Một câu chuyện mang tính cổ tích “đá vọng phu” đã thần thoại hóa con người với thiên nhiên, đều có tâm linh đồng cảm (đá núi, đất đai sông suối biển khơi, chim muôn cây cỏ hoa lá...) đã bắt đầu cội nguồn hình thành giá trị thủy chung như hồn thiêng sông núi nước Việt…
 
  Thực tế, khi đi vào Nam đến vùng đất Phú Yên (miền Trung) thấy “đá vọng phu” Lê Thương mới cảm xúc viết bài trường ca này…
 
  Có thể nhận ra lời diễn ca có cả dãy Trường Sơn “vạn lý xuyên nước Nam” hay “nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới khơi ngàn…” tương tự như vịnh Hạ Long và các đảo ngoài biển khơi, hoặc sông Cửu Long “chín con Long thật lớn…” là địa thế, địa hình được trừu tượng liên kết thân tình...
    Những hình ảnh mô tả chứa đầy tâm tư, khiến người đời xúc động mãi yêu cuộc tình non nước: “Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba…(tiết âm lịch chuyển mùa cả ba miền) suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống “Bà”, thấm vào đến tận tâm hồn đứa con...”
  
   HÒN VỌNG PHU II (Ai Xuôi Vạn Lý): Tôi chỉ trình bày được 2 phiên khúc rất giới hạn, còn phiên khúc thứ 3 có nội dung vẫn theo dòng lịch sử  "lao đao” đan xen hào hùng lẫn bi ai…

   Hãy thử đọc ca từ chất chứa văn chương, sâu xa vượt qua tài hoa thông thường:
 
1-       Người vọng phu trong lúc gió mưa
Bế con đã hoài công để đứng chờ
 Người chồng đi dã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ
Có đám cây trên đồi sống trong mơ hồ
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa:
Khi tướng quân qua đồi kéo quân, quân theo cờ
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ
Cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà người đi mất tự ngàn xưa…
Nàng đứng ôm con xem chồng về hay chưa
Về hay chưa? Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng
Lấy cây hương thật quí thắp lên thương tiếc chàng
Thôi, đứng đợi làm chi thời gian có hứa mấy khi…
 Sẽ đem đến trả đúng kỳ những người mang mệnh biệt ly.
  
2-       Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba
Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống “Bà”
Hình hài người bế con nước chảy chan hòa
Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con
Nên núi non thương tình kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam
Dâng lá hoa suối ngàn với muôn chim muôn vàn
Bầy cảnh Nam- Bác đầy cỏ hoa…
Như cố khuyên nàng trở về chớ đừng để xuân tàn
Nhiều đồi rủ nhau kéo từng đảo xa
Ra tối khơi ngàn xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa? Chín con long thật lớn muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống chúng kêu ca dười ngàn
Ta cố đợi ngàn năm, ngàn năm khác sẽ qua
Đến khi núi lở, sông mòn mới mong đến hòn vọng phu…
 
3-       Một ngàn năm vừa mới thoát qua
Núi non nao lòng nức nở khóc “Bà” (nhưng…)
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên bảo rằng:
“Đến lượt sơn-hà chiến tranh”
Non sông xuyến xao tấc lòng “tiến quân” nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quân quyền
(mà) Vì hồn thanh kiếm vì chưa linh
Nên khiến sắc son bẽ bàng mắc nợ còn chưa đền
Nhiều người tìm thanh kiếm thần thuở xưa
Đi xuống phương nam xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa? Có con chim nhỏ bé dám ca câu sấm thề:
“Cuối tháng năm Mậu Tý tướng quân đem kiếm về”
Đời mong đợi thằng con, ngày nào nó xuống núi non
Xuất chinh với cả mối thù, nối lại giống nòi chinh phu…



Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Trường ca HÒN VỌNG PHU (1)

Trường ca Hòn Vọng Phu (1)
           

Tác phẩm “Hòn Vọng Phu” được nhạc sĩ Lê Thương viết trong 5 năm (1943-1948) bằng nhạc Tây phương (tân nhạc) kết hợp giai điệu ngũ cung (hồ, xự, xang xê, cống) của người Việt…
   Có thể, nói đó là bài trường ca nổi tiếng sớm nhất về âm nhạc đã trình bày hợp xướng nhiều lần trong và ngoài nước, trên các sân khấu hoành tráng cùng các giàn nhạc giao hưởng lớn… 
 
    Những tên gọi: Hòn Vọng Phu, Mẹ Bồng Con, Đá Trông Chồng, Đá Bà Rầu, Đá Sầu Muộn… gần như trãi dài theo triền đất Việt từ Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng nam, Bình Định, Phú yên…là hình tượng khối đá thiên nhiên đơn độc trên núi đổi, ven biển…được nhân gian trừu tượng tạo ra nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết về tình nghĩa thủy chung trở thành huyền tích, thi ca tâm hồn nặng lòng xứ Việt…
 
   Là một tác phẩm đầy tính nhân văn sử thi, ngôn ngữ ca dao, địa danh điển tích trong “Chinh Phụ Ngâm” (của Đặng Trần Côn). Trường ca gồm ba bài: Hòn Vọng Phu 1, Hòn Vọng Phu 2 , Hòn Vọng Phu 3.
   Và ở đây, Tôi chỉ cố gắng trình bày tuần tự theo điều kiện, giới hạn những gì có thể…
 
1)      HÒN VỌNG PHU I (Đoàn Người Ra Đi):
 
Lệnh vua hành quân, trống kêu dồn…
Quan với quân lên đường
Đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo lối sông
Phía cách quan sa trường
Quan với quân lên đường, hàng cờ theo trống dồn
Ngoài sườn non cuối thôn, phất phơ ngậm ngùi bay…
………………………………………….
   Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
   Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
   Người đi ngoài vạn lý quan sơn, Người mong chờ trông bóng cô đơn
   Bên Man Khê còn tung gió bụi mịch mùng
   Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng
   Người không rời khỏi kiếp gian nan
   Người biến thành tượng đá ôm con…
 
   Ngựa đi ngoài xa hí vang trời
   Chiêng trống khua trăm hồi
   Ngần ngại trên núi đồi, rồi vọng ra khắp nơi
   Phía cách quan xa vời
   Chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi
   Rồi dậy vang khắp nơi thắm bao niềm chia phôi…
   ……………………………………………
   Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày vê
   Ai quên ghi vào gan đá bao nguyện thề
   Nhìn chân trời xanh biếc bao la
   Người mong chờ vẫn nhớ nơi xa
   Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về
   Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề
   Người tung hoành bên núi xa xăm
   Người mong chồng còn đứng muôn năm…