Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Trường ca Hòn Vọng Phu (2)

   Trường ca Hòn Vọng Phu (2)
 

   Theo lời của tác giả (Lê Thương) đây là bài ông thích nhất…
   Một câu chuyện mang tính cổ tích “đá vọng phu” đã thần thoại hóa con người với thiên nhiên, đều có tâm linh đồng cảm (đá núi, đất đai sông suối biển khơi, chim muôn cây cỏ hoa lá...) đã bắt đầu cội nguồn hình thành giá trị thủy chung như hồn thiêng sông núi nước Việt…
 
  Thực tế, khi đi vào Nam đến vùng đất Phú Yên (miền Trung) thấy “đá vọng phu” Lê Thương mới cảm xúc viết bài trường ca này…
 
  Có thể nhận ra lời diễn ca có cả dãy Trường Sơn “vạn lý xuyên nước Nam” hay “nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới khơi ngàn…” tương tự như vịnh Hạ Long và các đảo ngoài biển khơi, hoặc sông Cửu Long “chín con Long thật lớn…” là địa thế, địa hình được trừu tượng liên kết thân tình...
    Những hình ảnh mô tả chứa đầy tâm tư, khiến người đời xúc động mãi yêu cuộc tình non nước: “Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba…(tiết âm lịch chuyển mùa cả ba miền) suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống “Bà”, thấm vào đến tận tâm hồn đứa con...”
  
   HÒN VỌNG PHU II (Ai Xuôi Vạn Lý): Tôi chỉ trình bày được 2 phiên khúc rất giới hạn, còn phiên khúc thứ 3 có nội dung vẫn theo dòng lịch sử  "lao đao” đan xen hào hùng lẫn bi ai…

   Hãy thử đọc ca từ chất chứa văn chương, sâu xa vượt qua tài hoa thông thường:
 
1-       Người vọng phu trong lúc gió mưa
Bế con đã hoài công để đứng chờ
 Người chồng đi dã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ
Có đám cây trên đồi sống trong mơ hồ
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa:
Khi tướng quân qua đồi kéo quân, quân theo cờ
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ
Cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà người đi mất tự ngàn xưa…
Nàng đứng ôm con xem chồng về hay chưa
Về hay chưa? Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng
Lấy cây hương thật quí thắp lên thương tiếc chàng
Thôi, đứng đợi làm chi thời gian có hứa mấy khi…
 Sẽ đem đến trả đúng kỳ những người mang mệnh biệt ly.
  
2-       Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba
Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống “Bà”
Hình hài người bế con nước chảy chan hòa
Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con
Nên núi non thương tình kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam
Dâng lá hoa suối ngàn với muôn chim muôn vàn
Bầy cảnh Nam- Bác đầy cỏ hoa…
Như cố khuyên nàng trở về chớ đừng để xuân tàn
Nhiều đồi rủ nhau kéo từng đảo xa
Ra tối khơi ngàn xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa? Chín con long thật lớn muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống chúng kêu ca dười ngàn
Ta cố đợi ngàn năm, ngàn năm khác sẽ qua
Đến khi núi lở, sông mòn mới mong đến hòn vọng phu…
 
3-       Một ngàn năm vừa mới thoát qua
Núi non nao lòng nức nở khóc “Bà” (nhưng…)
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên bảo rằng:
“Đến lượt sơn-hà chiến tranh”
Non sông xuyến xao tấc lòng “tiến quân” nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quân quyền
(mà) Vì hồn thanh kiếm vì chưa linh
Nên khiến sắc son bẽ bàng mắc nợ còn chưa đền
Nhiều người tìm thanh kiếm thần thuở xưa
Đi xuống phương nam xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa? Có con chim nhỏ bé dám ca câu sấm thề:
“Cuối tháng năm Mậu Tý tướng quân đem kiếm về”
Đời mong đợi thằng con, ngày nào nó xuống núi non
Xuất chinh với cả mối thù, nối lại giống nòi chinh phu…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét