Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Ngôn ngữ học...là gì?


Ngôn ngữ học…là gì?
(Câu chuyện chữ nghĩa…)



  Có người hỏi tôi về khoa ngôn ngữ học? Và, Tôi hiểu bạn muốn biết môn học đó có từ bao giờ, nội dung cơ bản là gì?

   Tôi cũng lần mò lại tài liệu thấy ghi: Những hoạt động miêu tả ngôn ngữ sớm nhất biết tới, được cho là của Panini thế kỷ IV trước Công nguyên (khoảng 2500 ở Ấn độ), với những phân tích về tiếng Phạn (Sanskrit) trong cuốn Ashtadhyayi…

   Nội dung mục đích: Các nhà ngôn ngữ chuyên nghiên cứu âm ngữ (cách phát âm con người), suy luận phân tích âm vị (giao động âm thanh), tìm ra một vài định luật cơ bản nguyên âm, phụ âm để sáng tạo thay đổi, lắp ghép rút gọn mã hóa, quy ước biểu diễn ngữ học (các ký tự chữ viết). Trong đó, cũng bao gồm trình tự hệ thống cơ bản: Ngữ âm, âm vị, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa (giống như các quy luật cơ bản về âm nhạc, hội họa, thơ ca sau này)!

  Nhờ sự tiện lợi quy luật cơ bản âm ngữ nên hầu như tất cả tiếng nói con người trên trái đất cũng có thể sử dụng kí tự latin làm chữ viết! Và, tùy theo âm ngữ của họ mà sáng tạo thêm hình thái thêm bớt, hoặc điền dấu để phân biệt âm vị (không đồng âm, đồng nghĩa), những phụ âm kép (đôi) thường có ý biểu diễn khép lại hoặc tống âm ra…

    Nhưng, cũng như mọi tính chất “sách vở”! Về mặt lý thuyết nên thường sử dụng đến thuật ngữ, liên quan đến chuyên môn lý luận, nên thường có vẻ rắc rối hơn là thực dụng trong đời sống tự nhiên? Đó là chưa nói vài soạn giả (biên soạn lại) có quán tính thói quen ngôn ngữ bản địa…nên cũng phô trương những minh chứng bản sắc học thuật cá nhân, kiểu cách phô diễn đề cao lề lối văn chương cho hiện đại(?)

   Bạn có thể đọc, nhưng không cần phải học nó (Cũng như thưởng thức âm nhạc, thơ ca thì đâu cần hiểu luật định) Vì, chỉ cần ra đời một tuổi…tình yêu sẽ khiến bạn tập nói tiếng mẹ đẻ, đến 5 tuổi bạn có thể phiêu lưu tập viết, mày mò ráp chữ được rồi! Một phần nào đó tư duy đã tự hình thành “ngôn ngữ học” (ngữ âm, âm vị, hình thái) cho mình? Trừ khi bạn muốn làm nhà văn, nhà thơ (nghệ thuật) thì phải tự học hỏi năng khiếu, sáng tạo thêm cú pháp, ngữ nghĩa. Còn muốn phát âm đúng và hay ho…chắc phải học làm ca sĩ hoặc thử tập tành khóa thanh nhạc nào đó xem sao? (cười)…

   Tiếng nói của mỗi dân tộc (quốc gia) khi đã định hình cùng với chữ viết, thì trước đó họ đã có tư duy Ngôn ngữ học rồi! Lịch sử Việt Nam chúng ta trước đây thường dùng tạm chữ Nho (Hán). Nhưng sau này, cũng đã định hình được chữ viết với âm ngữ riêng: Chữ Nôm mô phỏng theo kiểu tượng hình (Hán ngữ) chính thức sử dụng qua triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Đến năm 1910 (thời Duy Tân) thì đã chính thức phổ thông dùng chữ Quốc Ngữ sử dụng theo bảng chữ cái Latin (luật âm ngữ)…

   Mặc dù, chữ phổ thông trãi đã qua hơn 100 năm không hề thay đổi chính tả. Và, đã hình thành tra cứu tự điển, công cụ chữ viết tiếng Việt nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả các văn bản pháp luật, hành chính cũng sử dụng chữ quốc ngữ. Nhưng, trong hiến pháp nhà nước (CHXHCNVN) cho đến nay vẫn chưa thấy công nhận chữ quốc ngữ (Latin) dù đã thừa nhận tiếng Việt là quốc ngữ (?).

   Vì vậy, bạn đừng hỏi tôi về ngôn ngữ học tiếng Việt khi mà sở học chữ viết chưa chính thức thừa nhận hợp pháp? Những cải cách âm ngữ hay bộ giáo khoa thực nghiệm bập bẹ “Tiếng Việt” nào đó…chắc, chẳng liên quan gì đến kết cấu chữ nghĩa trong nền giáo dục hiện tại? Và, vì là khoảng trống học vấn vô chủ, nên thường có những trò đùa (đời) số phận...