Thứ Ba, 21 tháng 1, 2025

Kỷ nguyên mới của Trump...

 

Kỷ nguyên mới của Trump(?)
 

   Thế giới ngày nay gần nhau quá (cười)!
   Tuy vậy, trong khi nhiều đất nước chưa bước qua năm mới, thì bên kia trời Âu họ đã bước vào kỷ nguyên mới.
   Người ta thấy rõ khi Trump lên làm tổng thống. Vì, so với lịch sử 200 trăm năm qua của nước Mỹ, ông là người khá đặc biệt về tính cách và cả quyết tâm trở lại nhà trắng đầy gian nan thử thách, với nhiều sự kiện hy hữu…
 
   Cả truyền thông và dư luận đại chúng đều nhận ra: Trump là người mạnh mẽ nhưng khó đoán (!) thiên về chính trị cánh hữu (sức mạnh nội tại) chiến thuật thực dụng, rõ ràng. Và, gần như sử dụng sức mạnh hơn là truyền thống âm mưu chính trị xưa cũ.
   Qua diễn văn nhậm chức hôm nay (21/01/2025) và sự lựa chọn nhân sự trong bộ máy cầm quyền người ta cũng mường tượng để nhận ra đường lối, chính sách của tổng thống mới. Sức mạnh của Trump là hệ thống luật lệ kinh tế kiểm soát (công bằng giao thương), công nghệ tương lai (sức mạnh khoa học) và chống chiến tranh, “hỗn loạn” xã hội…
 
    Chính vì vậy, nhiều bài báo phân tích cho rằng thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới! Một cuộc cách mạng mới bao giờ cũng đem lại cả hy vọng và rủi ro, nhưng chắc chắn nó sẽ định hình tư tưởng mới. Cách điều hành xã hội của Trump khiến người ta lo sợ nền dân chủ sẽ bị thu hẹp, dù ông đã thề trung thành với hiến pháp(?) Nhưng, người ta cũng hy vọng thế giới sẽ “hạ nhiệt” chiến tranh, các nhà cầm quyền độc tài sẽ không có cơ hội lấy chủ nghĩa chiến tranh để thừa kế tham vọng (!).
   Có vẻ như, ông ta (Trump) khinh thường mọi học thuyết xã hội(?) Đối sách chỉ bằng phương pháp cụ thể trong tư duy đa chủng tộc: Mọi ranh giới cố định đất đai, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo chỉ là “trò chơi háo thắng vô bổ, ngu ngốc”.
 
  Tuy vậy, chúng ta hãy chờ xem Trump thành công được bao nhiêu…?
   Vì, nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không dài lắm (4 năm). Nhưng, tìm hiểu trong qúa trình lịch sử họ hầu như không thay đổi về chiến lược định hình thế giới! Các đời tổng thống người Mỹ dường như chỉ là sách lược tạm thời, nhu cầu ngắn hạn ở một giai đoạn lịch sử nào đó…
   Có thể, với lý do gì đó người ta yêu hoặc ghét nước Mỹ? Nhưng, giá trị tồn tại và sức mạnh kinh tế khoa học của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không ai dám phủ nhận. Sự thành công hay thất bại của họ đều tác động và liên quan đến toàn thế giới…