Những lời khuyên…?
(Phiêu lưu…)
Chúng ta khi lớn lên bước
vào chơi với đời…chắc ai cũng muốn thành công trong cuộc sống(!) Và cố đi tìm
một sách lược, công thức, "kim chỉ nam" nào đó…cho công viêc, nghề nghiệp, tình
yêu, và mối quan hệ…
Nhưng rồi, Nghề nào nghiệp đó, luân lý nào nào định mệnh đó…đôi khi được
cái này mất cái khác. Không tin hả? Bạn sẽ thấy sau đây, có những điều hay nghe rất hợp lý lại đố
kị lẫn nhau và cả những điều tốt chỗ này thành thói xấu ở chỗ kia:
Dưới đây, thử khái quát lại những lời khuyên bảo, mà phần lớn đã
trở thành châm ngôn, thành ngữ:
- Các nhà giáo dục khuyên phải sống trung thực, biết vâng lời người lớn…
- Các luật gia, các nhà
xã hội khuyên nên: Sống theo hiến pháp và
pháp luật.
- Các chính trị gia thì cho
rằng: Trình độ chính trị là yếu tố thành
công
- Các nhà sư khuyên: Nên có tâm niệm, việc làm có đức hạnh để tạo
phúc về sau
- Các linh mục khuyên: Hãy vâng lời thiên chúa để tạo ơn sống mãi
đời đời.
- Các bậc bố mẹ thì khuyên: Các con phải biết khôn ngoan ở đời
- Các nhà kinh tế lại hay
nói : Cuộc sống thì phải thành đạt
- Các danh ngôn tình yêu thì: theo lời trái tim mách bảo.
- Các nhà hiền triết, nhân
sinh thì khuyên: Sống thì cần có
một tấm lòng
- Các trò chơi thi thố tài
năng, kiến thức thì bảo: Cần phải tự tin.
- Các nhà khoa học thì khuyên
phải sống có: Kiến thức
- Các nhà mô phạm thì bảo: Học vấn là quan trọng
- Các nhà y học thì bảo: Sức khoẻ là vàng.
- Giới văn nghệ sĩ thì cho
rằng văn hoá là biểu thị: Văn minh của
con người
- Tuổi trẻ thì sống hết mình và chơi hết mình..
- Trung niên thì cần kiệm, tính toán.
- Tuổi già thì chiêm nghiệm, triết lý cuộc đời…
( Và có nhiều học giả cũng biên soạn
nhiều loại sách “học thuật”dạy về: Đắc nhân tâm, thu phục lòng người, Tứ diệu
đế, con đường đến thành đạt, nghệ thuật yêu, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật
chỉ huy…v…v…và nhiều lắm!)
Tất cả các lời khuyên đều
hay ho, đúng cả…Nhưng, nếu cộng lại theo kiểu tham lam “toán học” để làm tài sản
chung, thì không được…vì khác “đơn vị tính”:
+ Khó trung thực khi làm nghề chính trị…
+ Muốn thành đạt thì khó có tư tưởng, lối sống bình đẳng…
+ Khôn ngoan ở đời và đạo đức thần thánh có chân lý, lý lẽ
khác nhau
+ Làm theo trái tim mách bảo thì cần gì trí óc, kiến thức…
+ Không thể tự tin nếu không có học vấn.
+ Sống hết mình và chơi hết mình thì sức khoẻ không phải
là vàng.
+ Cần kiệm, tính toán thì khó…có một tấm lòng?
+ Tuổi già xem sự văn minh xã hội không bằng chiêm nghiệm
cuộc đời người…
Vì vậy đừng học thuộc lòng làm
gì…nó chỉ mang tính châm ngôn hoá nghề nghiệp, lý tưởng hoá nhân sinh…(?). Có
một “tuyệt chiêu” đơn giản vào đời tốt hơn nhiều, không cầu kỳ thị
phi, giả dối, hình sự hoá cuộc đời máy móc của bạn, để rồi một lúc nào đó hỏng
hóc không biết từ nơi đâu.( do vô tình hay mệt mỏi…)
Theo tôi, đơn giản Bạn chỉ cần có:
lòng can đảm…thôi! Vì khi bạn là người có lòng can đảm thì:
- Người
can đảm luôn chấp nhận sự thật này! để sau đó tìm ra sự thật khác!
- Người
có lòng can đảm luôn tôn trọng sự thật của chính mình và người khác
- Người
can đảm họ dễ tìm hạnh phúc tình yêu đích thực không bị lầm lẫn.
- Người
can đảm họ chấp nhận số phận như chỉ là trò chơi định mệnh.
Và thường những người có lòng can đảm họ có
dũng khí để đi tìm hiểu thưởng thức, đam mê cuộc sống nhiều hơn người khác.
Nhưng bạn hãy nhớ lòng can
đảm…khác với tính liều lĩnh. (Vì kẻ liều lĩnh họ đánh cược đỏ đen cuộc đời
không phải bằng trí thông minh.)
Bạn có thể kiểm tra xem mình
có mức độ can đảm cỡ nào? bằng cách tự hỏi:
1) Có sợ ma không?
2) Gặp người có địa vị, giàu có, học
thức, nhan sắc, tài năng thì quá…khép nép không?
3) Gặp người nghèo khó, tàn tật, xấu
xí, bất tài bạn có lo…né tránh không?
4) Bạn khúm núm, năn nỉ, nô lệ vì vật
chất đến độ nào?
Những người bị bệnh
thiếu lòng can đảm (duy ý chí)) thì dễ bị mất tình yêu, sống ký sinh vào người
khác, bị kẻ khác lợi dụng, nô lệ bản thân…
Muốn có được lòng can đảm. Đơn
giản nhất là hiểu được tâm sinh lý con người và định mệnh nhân sinh. Quan trọng
nữa là bạn phải có bản lĩnh! (sẽ nói đề tài sau).
HD không sợ ma, có được cho là can đảm không anh? hiiii
Trả lờiXóaÀ! Để xem lại...Ma và "anh iu" có giống nhau không? (nghi quá!)
Xóa" Muốn có được lòng can đảm. Đơn giản nhất là hiểu được tâm sinh lý con người và định mệnh nhân sinh. Quan trọng nữa là bạn phải có bản lĩnh! (sẽ nói đề tài sau)."
Trả lờiXóaKhó quá anh trai ơi
Khó gì "bé"(cười)? "tâm sinh lý"(nói cho có vẻ chuyên môn) chẳng qua là nhu cầu đời thường. Còn "định mệnh nhân sinh"(cho có vẻ triết học)thật ra chỉ có "60 năm cuộc đời"...he he.
XóaBi chừ lên đến 90 năm rầu ông bạn...già quơi! hê hê...(dzọt lẹ!)
Xóa@TN chưa già đâu nhe!
Xóa(60 năm hưởng thụ...còn 30 năm chờ chết ha?)
"Mừng sinh nhật người yêu bé nhỏ
XóaChín mươi bông hồng gởi tặng em
Mừng xuân xanh chín mươi rực rỡ
Chỉ với anh, và chỉ anh thôi!
Anh vẫn bảo ngày xuân còn đợi
Nghiã gì đâu những chuyện tóc, răng
Nếu chân sáo đã xa vời vợi
Thì em ơi, tim vẫn còn rung
Đã lâu rồi quên mất lược, gương
Và cũng hết soi từng sợi tóc
Dấu chân chim từ lâu quen bóng
Nhịp chân buồn, có cũng như không!
Anh bây giờ đôi tay lóng ngóng
Như lần đầu gặp gỡ người yêu
Ngày không ăn và đêm quên ngủ
Như thưở nào ngồi đếm nhớ mong
Dù bây giờ răng đà rơi rụng
Đôi chúng mình dùng cháo thay cơm
Thì em ơi, tình ta vẫn đượm
Chúc mừng em, sinh nhật “tuổi hồng”!"
....Đó! chết răng được nì....hì hì...
Truyện thơ "liêu trai chí dị hả"? Làm gì có vợ chồng thi sĩ nào sông dai thế...N cứ mơ đi nhe! (le lưỡi).
Xóa(À mà N còm khung riêng...chứ Còm vào chỗ của BN thì...BN cũng mơ theo...hic)
biết là cũng chỉ mơ thôi
Trả lờiXóata bà một bước và rồi cũng xong
thì ta mặc sức mơ ngông
cuối cùng rồi cũng đi...tong một đời!
hahaaaaaaa! xin phép @TN cho bà bạn già này "xí xọn" lần này nữa thâu nghen! (quậy trước xin sau) !
Hèn chi xuống phố rong chơi
XóaThấy còn liếc xéo buông lơi nụ cười
Áo quần lấp lững tình ơi
Tô hồng má thắm tơi bời lá hoa…
…
Hèn gì còn mặc quần zin, váy ngắn! (hi hi cho chít)
Ai dzậy ta???
XóaHổng biết! Cứ vào soi gương thấy ai...thì là người đó (ha ha)
Xóa