Lầm lỗi …
(Ghẹo thiên hạ…)
Ơ hay…Lầm lỗi trong đời? ai không có…
Nếu theo truyền thuyết kinh thánh
thì …Chàng Adam và nàng Eva là những người bị mắc lỗi đầu tiên. Nói cho chính xác
thì…nữ giới có lỗi trước. Vì “gái” Eva nghe lời con rắn màu trắng (đúng là yêu
bằng tai) đớp trái Cấm (Táo)…rồi dzụ “trai” Adam xơi phần thừa còn lại, bị mắc
kẹt một cục…giữa cuống họng cho đến ngày
nay(chắc quên nhai..).
Theo lời kinh Phật, thì con người
mắc lỗi bắt đầu từ lòng tham dẫn đến sân hận si mê lầm lỗi…
Các nhà chấp pháp thì bảo: Ai
phạm luật thì bị lỗi.
Mấy ông làm chính khách, đấu
tranh chính trị chắc là lầm lỗi ở chỗ tạo ra kẻ thù…từ lý thuyết điều hành xã hội,
giáo dục tư tưởng…
Vì vậy, suy ra …Ai cũng có lỗi.(toán
học quá he)
Thiên tài cũng có lỗi “cao
siêu” (người…cõi trên)
Phàm phu tục tử (như Tui) thì có lỗi “u mê”…giống
Adam.(hic).
Và…thử “ngụ ngôn” cho những ẩn
số ngộ nhận tạo ra lỗi lầm đáng tiếc…
Tình yêu và gia đình:
- Bạn
ngu ngơ…ngồi chờ tình yêu đến.
- Bạn
không nhận ra lãng mạn có từ hiện thực…
- Bạn
ngớ ngẩn tự hỏi: Đây!có phải là tình yêu lý tưởng?
- Bạn
không hiểu cách thay đổi trang điểm, ăn mặc của vợ.
- Bạn
chẳng hề để ý điều lo lắng của chồng.
- Bạn
luôn xử sự với trẻ con như là…trẻ ranh cần bị dạy dỗ.
Bạn bè và công việc:
- Bạn
xem tình bạn đơn giản chỉ là quen biết, giao thiệp.
- Bạn
xem công việc dùng để kiếm tiền, mà quên đó là trách nhiệm nghề nghiệp.
Với xã hội:
- Chỉ
quan tâm đến quyền lợi cục bộ, riêng mình…?
-
Nghe và tin…không suy nghĩ chọn lọc…?
- Nói
từ ngữ giáo điều, lộng ngôn, hình thức phô trương…?
Tất cả những điều đó đã luôn xảy ra trong thực
tế…Nghĩa là lỗi lầm hằng tồn tại và rồi xem đấy như là chuyện “sơ xuất”, là bình
thường?.
Phải rồi, chỉ có điều: Những lỗi
lầm nào cho mình, cho người…có thể sửa chữa? hoặc chẳng còn cơ hội để thay đổi
số phận của…một đời người, một xã hội, một thước đo thế kỷ nào đó!
Giả sử…mỗi người có vài hành
vi nông nổi, mỗi gia đình có vài khiếm khuyết và mỗi dân tộc- xã hội cũng
có vài thói quen cố tật. Và từ hành vi nông nổi, vài khiếm khuyết, thói
quen cố tật đó đã tạo ra bức tranh định
mệnh văn hoá…buồn.
Có thể, người ta không hề thấy
được lỗi lầm…hay cố tình nguỵ biện, lừa
dối chính mình, để rồi đi tìm biện luận bằng cách lắp ghép, sáng tạo ngôn từ “toán
học” lý giải và biến triết lý cá nhân thành học thuyết nguỵ tạo “chí lớn”…mà người
ta ngỡ là thắng lợi hay thua thiệt…
Người ta có thể mắc nhiều lỗi
lầm khác nhau trong cuộc sống. Và sự lầm lỗi khởi đầu từ nguyên nhân dễ hiểu: Vô
tình hoặc cố ý…!?
Nhưng khi nói đến “lỗi”, hẳn
nhiên hệ quả luôn không tốt chung cho mọi người và sự thật thì cũng chẳng hay
ho gì cho chính bạn…
Điều tôi đang nói và muốn “rêu
rao” rằng: Bạn có thể xem những lỗi lầm trong đời đôi lúc: Nhẹ tênh…tựa mây bay
cũng được(!). Nhưng miễn sao, bạn đừng nên đỗ thừa hoàn cảnh, môi trường, văn
hoá, dân trí…hoặc miễn cưỡng nghĩ đó chỉ là “bèo dạt mây trôi”, là “để gió cuốn
đi” một cách đơn giản và rồi từ quá giản đơn đến độ trống vắng hồn người, xã hội lận đận hoang vu, kiểu
cách phù du…
Lầm lỗi do ai? thường bắt nguồn
từ đâu…Cũng có người không cần biết(!)Nếu bạn cũng như họ: Không hề quan tâm đến
hai chữ Hạnh Phúc cõi người…và trừ
khi bạn chỉ lo lắng về thiệt hơn với người khác, được gì và mất gì cho riêng
bạn…để đến lúc nào đó bạn “bổng dưng muốn khóc”hư vô, đời là…cõi tạm (?).
Trời
ơi…Tôi “hổng dám đâu”…chiêm nghiệm, nhìn nhận cuộc đời là hư vô, là cõi tạm, là qui luật sinh tồn ngôn ngữ xa xôi, triết
lý đượm màu triết học tôn giáo, khoa học-xã hội nhân sinh...
Vì…dưới đôi mắt lăng kính đục-trong, nhiều sắc màu hài hước viễn tưởng này
…nó không có quan điểm gì, ở đâu? là vị trí cố định dựa trên một “điểm” nào đó
trong cuộc đời mình, hoặc sao chép số mệnh “thiên tài”qui ước của riêng ai…
Bởi, “vu vơ” tôi nghĩ: “không có
kiếp người? thì làm gì có điểm tựa…”làm vốn liếng so sánh, hành trang chất
chứa đầy đủ, để người ta chu du đến tận cùng của những giấc mơ hạnh phúc…thiên
thu.
Con người vốn hay mắc những lỗi
lầm đáng nghi ngại:
- Khi
nghe một câu chuyện…người ta chỉ biết tò mò hấp dẫn, có thật hay không? Mà
không tự suy diễn, tìm hiểu: Câu chuyện ấy hợp lý đến đâu? Nói về dữ kiện nào,
ngụ ý gì?
- Họ…đã
đủ trãi qua thân phận: Tình yêu mất mát, trách nhiệm gia đình? Có vất vả mưu
sinh đời cơm áo chưa?...mà dám nói về triết
lý nhân sinh đời này là cao siêu, là lẽ phải…
Và người ta thường dễ “lót đường”
cơ hội cho những lầm lỗi mơ hồ:
-
Không là chính khách thì đừng nói chính trị…
-
Không là tu sĩ thì miễn giảng về tôn giáo…
-
Không lập gia đình thì đừng “đơn phương” răn dạy về chuyện đời yêu thương, gian
nan, giới hạn hạnh phúc này! đau khổ kia...
Nhưng…
Dù tư tưởng nào đi nữa, dẫu vô
thường…Con người vẫn luôn cố gắng khẳng định cuộc sống “trích dọc” là có định
luật.
Nhưng vì muốn hơn thua, tranh
giành hưởng thụ hơn người khác, người ta vô tình hoặc cố tình phá bỏ mọi định
luật giao hoà, để biến thành hành động bản năng…Và điều này tạo nên những lỗi lầm
mà người ta ngộ nhận là…quy luật thói đời.
Tình bạn xảo trá, tình yêu lừa dối, gia đình độc đoán, xã
hội hãnh tiến…là những lỗi lầm nông cạn về tư cách nhân sinh hạn hẹp…
Những lời nói xúc phạm, cao ngạo, quyền lực…thường
khiến cho tình bạn đỗ vỡ, tình yêu hư hao, xã hội hồ đồ…là những lầm lỗi văn
hoá tri thức hèn kém.
Hành
động vụng về, thói quen lệ thuộc…tạo nên sự lỗi lầm thờ ơ trong tình bạn, tình
yêu nhàm chán, xã hội lười biếng văn minh chậm tiến...
Ngoài ra, những lời ca ngợi lộng ngôn, từ
ngữ kiểu cách, lý luận xu thời, lọc thế…cũng làm cho niềm tin bội bạc. Đó là
những lỗi lầm nô lệ, thiếu tư duy độc
lập.
Luật pháp thiên vị, luật định mơ hồ, hành pháp
tuỳ tiện…Là những lỗi lầm khiến xã hội hoang mang, lừa lọc, bất ổn…
Giáo dục
thiên kiến, tuyệt đối…đều là lỗi lầm bất hạnh về tư duy, tính cách.
Hơ hơ…Cuối cùng, tôi là người cũng
luôn mắc phải lỗi lầm là…thích nghịch ngợm, mày mò từ ngữ. Có nghĩa là…bạn đừng
tin vào điều tôi đang nói kiểu “thênh thang” mà không lọc lựa gì…? Vì bạn cũng
có thể “vờ vịt” những sai lầm đáng yêu
và tránh né bớt những lỗi lầm tệ hại. (Vậy thôi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét