Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Minh triết...là gì?


Minh triết…là gì?

   Có sinh viên hỏi tôi Minh triết là gì? Và so với triết học Mac-lê nin…thế giới quan khác nhau thế nào? Chú…có quan điểm gì về tình yêu, xã hội, chính trị không?…làm cách nào để học môn triết học tốt?”
   Đây là câu hỏi…khó quá chừng! Không phải khó vì không biết trả lời sao cho hiểu ý…mà khó vì không biết sử dụng ngôn ngữ nào ở Blog. 
   Vì sao? Ngôn ngữ là điều…hãnh diện của loài người, là tư duy dẫn lối con người, là phương tiện của ngôn luận và cũng là điều phiền toái nhất thế gian…
   Đã lỡ viết trên Blog rồi…hỏng lẽ im lặng? Thôi thì hay dở không “hát thì hò” cho qua chuyện. Tuy vậy, cũng rất chân thành và rất nghiêm túc:
    +  Làm cách nào để học môn triết học tốt? (Thật ra, học là để hiểu ý)
    Người ta có thể phân chia: Ngôn ngữ thông dụng, ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ triết học…nhưng, chỉ là qui ước về nghĩa chứ không phải về ý tứ…
   “Ngôn ngữ triết học” là ngôn ngữ luận. Người ta thường sử dụng nghĩa của từ ngữ, để nói thành những lập luận có tính chất triết lý nhằm mô tả: Phương pháp luận, biện chứng, hùng biện…để lý giải một vấn đề trong một mệnh đề, phạm trù nào đó được đề cập.
   Ngôn ngữ triết học gần với ngôn ngữ toán học về mặt lý thuyết: Khái niệm, định nghĩa, định luật, định lý, qui tắc, hệ quả…như một sự liên kết của hệ thống chuẩn mực ngôn ngữ để chứng minh, khẳng định…
   Thường người ta xem ngôn ngữ triết học là đỉnh cao của tư duy lý luận (logic). Ngôn ngữ triết học khác với ngôn ngữ thông dụng ở khả năng suy luận tuần tự, biến thể…trong một mệnh đề Nghịch, đảo để trở thành một Định lý.
   Vì vậy khi đọc “văn chương” triết học người ta cần thời gian luận (nhận thức sự kiện) để tìm ra sự hợp lý của vấn đề bằng…hệ thống (logic) cả ngôn ngữ (qui ước). Muốn thuyết trình biên soạn một chủ thuyết nào đó! cần phải có một số ngôn ngữ phù hợp: Đa dạng và chính xác.
   Làm sao để học…tốt (điểm cao)? Thì tôi chưa hề…biết, hay hiểu gì về khái niệm đó! Vì không biết bạn muốn hiểu “Triết”, hay học “thuộc lòng”để trả bài…
   Theo tôi muốn hiểu về “Triết”…là học cách tư duy về “phương pháp luận”chứ không phải học làu từ một luận điểm…hoặc nói cho có vẻ triết lý (dạy đời) rồi gọi đó là triết học.
   Tuy nhiên, theo tôi ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ nghệ thuật mới ẩn chứa những triết lý sâu xa, hiện thực nhất: Hồn nhiên nhưng sâu sắc, uỷ mị nhưng cao thượng,bác học nhưng mạch lạc, trần tục nhưng thanh cao, đơn giản nhưng triết học…nó có đầy trong cuộc sống bình thường.
      + Về…triết học Mac-Lênin?
   Thật ra, gọi “Triết học” là từ nhằm ý để chỉ về môn học Triết (luận). Còn Mác-LêNin…theo Tôi hiểu chỉ là học thuyết chính trị…quy trình về cấu tạo, xây dựng chính quyền, xã hội nằm trong tư tưởng kết hợp của hai người: Các-Mác (nhà Kinh tế học) và Lê-Nin là nhà chính trị cách mạng xã hội Nga (1917). Các-Mác và Ăng-Ghen là những người tiên phong thành lập chủ nghĩa cộng sản (tuyên ngôn 1848). Triết lý xã hội nầy! có biện chứng duy vật của Ăng-ghen.
   Nhưng xã hội, nhân sinh có…nhiều học thuyết:
   Học thuyết cộng hoà thì của Plato (triết gia platon) hình thành tư tưởng các chính trị gia nước Mỹ (1881).
   Riêng về học thuyết nhân sinh quan, thế giới quan thì hình thành lâu đời ở Hy-lạp, Ai-Cập. Ấn- Độ…cả toán học, thiên văn, triết học. Còn xã hội phương đông (trung quốc) về thuyết lý: Kinh dịch, Khổng tử, Lão tử, Trang tử…Ở phương tây chủ yếu là triết lý hiện sinh, nhân vị…Và với tư tưởng khoa học gần nhất có thuyết tương đối (1905)của Einstein.
   Ngoài ra, các tôn giáo cũng là: Học thuyết, triết lý nhân sinh…Nhiều người hôm nay vẫn công nhận thuyết lý Phật giáo là sâu xa và đồ sộ cả lẫn học thuyết (luân hồi) và triết lý hiện thực nhân sinh nhiều nhất!(Kinh, luật, luận)…
   Vì quá nhiều Học thuyết nên tôi…mù mờ về những luận điểm, minh chứng…Có lẽ không nên có quan điểm gì. Tôi chỉ…chu du, rong chơi xem mục đích chính của các học thuyết đó! và để biết lịch sử ra đời: Tư tưởng, quan điểm của họ mà thôi…Chẳng có thời gian, điều kiện, cơ hội hay trình độ (?) gì để nghiên cứu…Nhất là các chủ thuyết đó sau này hầu hết điều ảnh hưởng đến quyền lực thế tục(chính trị)…
   Về quan điểm ư…? Tôi sẽ thử sử dụng “phương pháp luận” để nói vắn tắt khái niệm (định nghĩa) thử:
   Quan điểm là tư duy con người bắt nguồn từ kinh nghiệmthông tin cuộc sống: Kinh nghiệm tích luỹ từ sự kiện cá nhân, xã hội…Thông tin thì tiếp nhận từ môi trường và điều kiện sống. Ngoài ra, kinh nghiệm còn phụ thuộc vào bản chất, hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng bản chất có thể thay đổi tuỳ theo bản lĩnh của người đó?!...
   Quan điểm xét theo tự nhiên, không có ThiệnÁc. Bởi vì quan điểm là một định lý trong đó có thuậnnghịch, mà đúng hay sai là do giả thuyết. Nhưng thường ít có ai đặt giả thuyết trước quan điểm của mình!?...
   Ai cũng có thể nhận được thông tin. Nhưng xử lýchia xẻ thông tin thì không phải ai cũng làm được. Vì khi xử lý và chia xẻ thông tin thì phải đứng trên hoặc ngoài mọi quan điểm.
   Quan điểm có đẳng cấp nhưng không hơn, thua. Vì quan điểm như một công thức. công thức này không thể thay thế cho một công thức khác một cách tuyệt đối được. Quan điểm có thể có từ những suy luận có lý, nhưng cũng thường nhầm lẫn với biện bạch. Chính vì vậy vị trí quan điểm trở thành trấn áp tư tưởng.
   Có một điều gần như là định luật: Trong xã hội khác quan điểm nhau thì gây ra mâu thuẫn, nhưng cùng quan điểm nhau thì thường dẫn đến cạnh tranh. Và mâu thuẫn hay cạnh tranh có thể dẫn đến hệ quả sai lầm về xã hội về nhân cách…
   Thật ra nếu có nhận thức đúng đắn thì quan điểm không có bạnthù…ít nhất là đối với triết học. bởi triết học là ngôn ngữ đi trước và về sau quan điểm, còn quan điểm là hệ ý thức nhu cầu nhân sinh. . Mục đích của ngôn ngữ là diễn đạt ý. Nhưng ngôn ngữ triết học là ngôn ngữ luận, còn ngôn ngữ quan điểm là “Ý tại ngôn ngoại”.
   Thường triết học là “kim chỉ nam” của khoa học thực nghiệm, gom góp quá khứ, hội tụ hiện tại để khẳng định tương lai theo định luật luận. Quan điểm có thể chỉ là một trong định luật đó. Nhưng quan điểm tôn thờ lý thuyết hơn là luận cứ, bởi ai cũng có thể tìm cho mình một quan điểm. Ngoài ra, có người không có quan điểm sống! mà thích sống trong quan điểm. Vì vậy quan điểm có thể là thực tại của lịch sử, nhưng không phải là số thứ tự lịch sử…
  “Minh triết với quan điểm”?... chỉ như là hoạ sĩ hay nhiếp ảnh gia: Đi tìm góc độ đẹp nhất của một cảnh, một vật, một bức chân dung hoàn hảo cho mình…
   Đơn giản Minh triết không là gì…nếu không có hiện thực đời sống!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét