Những khuynh hướng và triết lý sống…
(Chỉ là ý tưởng…)
Trong cuộc sống bình thường, mỗi người
điều có tư tưởng, hành động theo khuynh hướng và triết lý sống của cá nhân
mình. Điều này bắt nguồn từ đâu?...Nhiều nhà khoa học xã hội, tâm lý, nhà văn,
đạo diễn, chính trị, tu sĩ và cả thầy bói…Họ là người có thể phân tích một cách
mạch lạc và hệ thống như một qui luật. Và số phận của mỗi người chính là định
mệnh của triết lý sống đó! (ngoại trừ sự vô thường của cuộc đời). Đó là điều
không có gì để nói…khuynh hướng và triết lý sống mọi người quan tâm ở đây!
Chính là những quan điểm (giới hạn) đã hiểu sai (hoặc lợi dụng) về các học
thuyết nhân sinh, xã hội, tôn giáo để tự tạo ra mâu thuẩn con người và xã
hội…Cho những lý tưởng (hay tham vọng) quyền lực kinh tế, chính trị…
Khuynh hướng và triết lý sống
của con người, thường đôi khi bị ý thích sự đời vây hãm, ít khi thật sự thông
qua lý luận và nhận thức. Vì đôi khi, Họ không có quan điểm sống! mà chỉ thích
sống trong quan điểm. Bởi, người ta lệ thuộc vào môi trường sống, gia đình, dân
tộc, xã hội-chủ thuyết và hoàn cảnh, học vấn, tâm sinh lý…Và khi người ta nói
về chúng thì không hề có tư duy chung mà chỉ có định kiến tâm lý từ một học
thuyết nào đó! có lẫn lộn những từ ngữ ngụy biện thực dụng…
Những nhà chính trị…cho đến nay,
thường sử dụng học thuyết như những công cụ, phương tiện để đạt đến mục đích
của mình. Điều này, thật ra không có gì để bàn cãi…chẳng qua cái triết lý xã
hội đó có cực đoan quá độc quyền không mà thôi! Vì nó ảnh hưởng đến quyền mưu
cầu hạnh phúc và phát triển đơn thuần của xã hội con người…
Thật ra, khuynh hướng và triết
lý sống!...Nó chỉ là trào lưu, phong trào, nhu cầu, tâm lý của xã hội con người
lúc đó mà thôi…chỉ tiếc là phương tiện khoa học tiến nhanh hơn tư duy, văn hoá
của nhiều người, nhiều xã hội và cũng có một định lý tâm lý chính trị: “lừa
nhiều người dễ hơn lừa một người…”(lừa ngôn ngữ). Vì vậy, đôi khi trở thành dị
biến của…cõi đời.
Hẵn nhiên, con người cần có hoài
bão, ước mơ để làm việc và để...sống! Vì vậy, phải tìm cho mình một lý tưởng
nào đó để phụng sự hoặc tranh đấu và cho đó là lẽ sống…Đây! cũng là lý lẽ đơn
giản của con người. Nhưng nếu đó là triết lý sống của cá nhân thôi,Thì chỉ thể
hiện khuynh hướng cá tính hoặc tâm hồn người đó!...Còn nếu như triết lý cấu tạo
xã hội theo một học thuyết xã hội thì…tương lai trở nên phi lý.
Nhưng, thường sự phi lý không
thắng được hiện thực…vì theo nhu cầu thực dụng cao hơn…tình cảm của con người.
Và người ta thường biện luận bởi…trí khôn của con người cho hoàn cảnh, dân
tộc,luân lý thậm chí cả tương lai…xa lắc.
Mọi điều trên có lẽ chỉ là
sự…bình thường của khuynh hướng sống! Chỉ có sự không đơn giản ở chỗ: Người ta
hay nói đến ngôn ngữ nào là: Triết lý, Học thuyết, Triết học…mà sao không nói
đến…Minh triết nhỉ ? (cười).
Đọc mà hiểu được em chết liền đo
Trả lờiXóaBiết iu là được rùi...(he he)
Xóa