Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Trí khôn loài người...?



Trí khôn loài người…?
  (thật như …đùa)
  Có người hỏi tôi “Thông minh và khôn ngoan khác nhau thế nào?”…
   Thật ra, xét về mặt ngôn ngữ dùng cho ý tứ? Thì khác nhau xa lắc...(theo ý tôi):
   - Thông minh là từ để biểu diễn khả năng “nhìn thấy” cả những điều bị che chắn, khuất lấp và suy luận được cả những điều chưa từng trãi nghiệm…
   - Khôn ngoan…thường là lời khen cho những người nhanh trí thực dụng trong cách cư xử và làm việc. Vì vậy từ “Khôn” cũng bị ghép nhiều hiện trạng tính cách: Khôn lanh, khôn lõi, khôn vặt, khôn…v…v…
   Nói chung nghe nói trí khôn con người thì nhiều kiểu mô phạm, diễn giải vô cùng....mời các bạn đọc thử nhe:
   Ha..ha…chúng ta, ai cũng từng đọc và biết nhiều những câu: Danh ngôn, ca dao , tục ngữ hay những câu truyện ngụ ngôn, cổ tích…Trong số đó, có nhiều người bắt gặp được những tư tưởng, quan điểm đúng theo ý của mình...thì đều cho là hay và đúng cả…(Hic..) Nhưng …hãy bình tĩnh nghe những câu chuyện sau đây:
   Câu chuyện thứ nhất:  “Trí khôn của loài người”. Đây là chuyện trong truyện cổ tích việt nam ,tôi đã ngạc nhiên đọc được cách đây 10 năm, vì thấy tựa đề hơi…tự phụ.
    Truyện kể: Ngày xửa, ngày xưa…Có một con Hổ (Cọp) chúa sơn lâm nghe nói về trí khôn loài người nên muốn xem cho biết. Hổ đến đến gặp một nông dân và doạ nếu không lấy trí khôn ra xem “…thì sẽ bị ăn thịt”…Người nông dân bình tỉnh bảo: “Nếu muốn xem trí khôn…”thì  phải chịu trói lại, nếu không sợ bị…đánh cắp”. Nó đồng ý…nhưng khi buộc Hổ vào cây xong, chúa sơn lâm đã bị con người chất củi đốt chết và  tự hào bảo rằng: “Đây, trí thông minh của loài người đây!..”  
   Câu chuyện thứ hai:  Đây là, thông tin trên một tờ báo tôi đọc được (lâu rồi). Một câu chuyện  có thật(?)...hơi nghịch lý:
   Chuyện tường thuật từ đầu thế kỷ trước: Tại châu âu có một nhạc sĩ nổi tiếng chơi đàn piano rất điêu luyện mà mọi người ai cũng biết tên và ngưỡng mộ. Một hôm, ông đến Paris thủ đô nước Pháp tổ chức một đêm hoà nhạc đặc biệt. Và tất nhiên, đêm đó không những các thành phần quí tộc mà cả các quan chức hàng đầu thành phố cũng đến tham dự, chật cả trung tâm hội trường nhà hát lớn, được mệnh danh là thủ đô của ánh sáng
   Trên sân khấu lớn, không có nhac công nào cả, chỉ có nhac sĩ và cây đàn piano…Sau khi trân trọng chào khán thính giả xong, ông ngồi xuống và bắt đầu chơi đàn…Nhưng bật diệu thủ đó, ra vẻ chơi đàn…không có âm thanh, hội trường im phăng phắc…
   Sau  hai giờ đồng hồ biểu diễn…khán giả kiên nhẫn lắng nghe trong im lặng(?). Nguời  nhạc sĩ đứng dậy cúi đầu chào, để báo hiệu đêm hoà nhạc đã kết thúc. Sau vài giây im lặng…một người nào đó vỗ tay….rồi vài người…rồi tiếng vỗ tay “ầm” lên tán thưởng cả hội trường.
   Sáng hôm sau, trên một tờ báo lớn…trên trang chính, có một tít chữ lớn : “Bây giờ, tôi mới biết! cái ngu của loài người là…vô tận..”    
   Câu chuyện thứ ba: Dưới đây, là truyện ngụ ngôn ở phương tây của ai đó, Nó có vẻ minh triết:
   Đại khái là: Có một con Nhím thấy một bàn chải nằm ngữa, tưởng là đồng loại, vội đến nằm gần…nhưng sau đó, nhận ra không phải…tẻn tò bỏ đi, vừa lẩm bẩm: “Mình là loài vật mà còn bị nhầm nữa là…con người!”   
  Có lẽ:
   Câu chuyện thứ nhất: Chắc không phải chuyện cổ tích Việt Nam đâu…Vì, hồi còn bé.  Mẹ tôi hay kể chuyện cổ tích , cũng là câu chuyện như vậy nhưng nhằm để giải thích nguyên nhân các vết lằn đen trên lưng con Cọp (Hổ). Và khi người nông dân đốt lửa cháy đứt dây, Cọp hoảng hốt bỏ chạy...và nguyên nhân vết cháy lưng cọp vẫn còn in hằn cho đến ngày nay…(chứ làm gì con người chơi hèn...độc ác vậy?). Chuyện Tấm Cám hay một số chuyện cổ tích ngày nay cũng bị thay đổi thành “thói trả thù tàn nhẫn phi nhân nghĩa” rồi…(buồn).
   Câu chuyện thứ hai: Hi…Nghệ thuật gì? Đã gọi âm nhạc mà không có âm thanh…(Chắc khán giả khiếm thính…)
   Câu chuyện thứ ba:  Hê hê…Có lẽ, đây là anh chàng nhím nào đó…(Bé cái nhầm…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét