Stress…
( Viết để cho qua
stress…)
Các nhà y học giải thích (khái niệm) về bệnh
lý như sau:
“Bệnh stress
là bệnh thường gặp về tâm lý, tâm trạng bị sa sút trầm trọng, tư duy và hành
động đều có thay đổi…”
Vậy thì xác định (định nghĩa)về hiện tượng
bệnh stress không khó…Vì nó là trạng thái ức chế tinh thần, gây khủng
hoảng thần kinh…dẫn đến trầm cảm hay cuồng loạn được thể hiện ra cách hành xử,
lối sống của bệnh nhân...(Cũng có vài tài liệu khảo sát hiện trạng hiện nay
(2012) có 40% dân số VN có vấn đề về thần kinh…?)
Do đâu, nguyên nhân nào gây bệnh stress? Nếu
theo chẩn đoán bệnh lý như trên, thì phần nhiều là do tác động từ bên ngoài đưa
vào. Hẳn nhiên là do hoàn cảnh, môi trường xã hội và cả bản lĩnh cá nhân hoá
giải stress nữa…?
Có nghĩa bệnh stress không chỉ do cá tính
chính mình tạo ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy kiệt…mà còn do tác động
bên ngoài xã hội tạo nên từ những cách “văn hoá”hành xử với nhau, từ hiện trạng
kinh tế xã hội, chán nản, bất đồng chính kiến…
Và cuối cùng người bị stress cảm thấy mệt mỏi,
mất lòng tin, thiệt thòi, cô độc…
Nguyên nhân
và hiện tượng?
Khảo sát
hoàn cảnh lịch sử…cho thấy xã hội chúng ta đã thay đổi quá nhanh về môi trường
sống và nhịp sống…
Vì với thời
gian khoảng 50 năm ngắn ngủi…mà chúng ta đã sống với 2 nền chính trị khác
nhau với 3 chế độ (cơ chế) kinh tế xã hội thay đổi, chỉ cách nhau trong vòng
10-15 năm… Và như định mệnh thí nghiệm, ta vẫn phải bước qua 4 giai đoạn không
hề có qui trình được thông báo trước: Chế độ tự do kiếm sống
theo năng lực (miền nam trước 1975), Chế độ bao cấp phân phát (1975-1985), Chế
độ “tự thu tự chi” (1986-2000) và Chế độ thị trường “kiểm soát” (2000-2012). Và mỗi lần chuyển đổi “cơ cấu” như thế “Cờ đến tay ai người
nấy phất”…khiến cho nhiều người dễ rơi rớt, hụt hẫng hoặc phải mất nhiều thời
gian để xoay chuyển, làm lại từ đầu…mọi người như con rối may rủi giữa cuộc
sống chưa thể ổn định, pha trộn giữa nền kinh tế hỗn mang đầy cạm bẫy…
Ai cũng biết!
Đời sống con người: Hạnh phúc xã hội, gia đình, cá nhân… phần lớn đều phụ thuộc
vào chế độ (cơ chế kinh tế) xã hội. Do đó…khi mà chúng ta chấp nhận một sự việc
không thông qua quá trình đào tạo, tiếp cận để thích nghi, thì sẽ gây ra nhiều
lầm lỗi. Giống như một hệ thống kỹ thuật mới với nền công nghiệp hoá đột ngột,
thì bao giờ cũng bị đi đôi với cả 2 kết quả chấp vá: Thành công lẫn thất bại
trả giá…
Thật
ra…nhận thức, năng lực và thói quen con người thường không dễ dàng học hỏi và
có đủ phong cách sống phù hợp như người ta xuề xoà, đơn giản nghĩ. Sự khác nhau
giữa cuộc sống “cơn lốc” hiện thực và tư tưởng “ù lì”qui trình…cũng đã là hội
chứng “xung khắc”công việc, giữa người với người và chính cả trong mỗi một con
người.
Rất khó mà thích
ứng kịp đời sống tâm tư, việc làm bởi một thời gian quá ngắn, trong một đời
người với những đổi thay dang dỡ…Và cơ hội bình đẳng khó đến với người chỉ dùng
kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn…thay vào đó là dành cho những kẻ cơ hội, có lối
sống “trúng mánh”, may rủi…Trong khi đó, lệ thuộc tính nguyên tắc nghề nghiệp
ta vẫn kẹt lại ở thì quá khứ triết lý, thói quen lý tưởng chưa bứt ra được…
Hiện trạng
kinh tế-chính trị cũng chính là sự thể hiện văn hoá, hành động tự nó lộ rõ ra
quan điểm sống, tư duy stress: Sự níu kéo quyền lợi khiến người ta lỳ lợm. Sự
thiếu thốn khiến người ta tranh thủ chụp giựt. Sự vội vàng do hoàn cảnh làm
lòng người hời hợt. Sự rãnh rỗi dư tiền hay thất nghiệp luôn hình thành thói
ngông nghênh hoặc liều lĩnh. Sự bận rộn, lo lắng, bức xúc…điều khiển cung cách
trở nên cực đoan, cáu gắt, chửi rủa...Và cuối cùng là người ta đành bỏ lòng tự
trọng để sống kiểu bon chen, hơn thua không khoan nhượng (?).
Bệnh stress
không hề bị lây nhiễm…mà chính là hiện tượng phản ứng dây chuyền dội ngược bực
bội, bế tắc từ những nhu cầu, mong ước đời thường: Do phi lý, thiếu logic
cuộc sống có liên quan đến xã hội, gia đình, học đường, nghề nghiệp…từ hệ quả
mất bình đẳng, thiếu cơ hội, lối thoát.
- Bệnh
stress đến từ khi lòng người mất niềm tin, trong khi đó người khác vẫn nói điều
nguỵ biện…
- Bệnh
stress tạo nên hành động hoặc bị đối xử: Ăn nói lỗ mảng, cư xử thô thiển, chen
lấn đường phố, quyền lực phi pháp, nghề nghiệp chèn ép…
- Bệnh
stress cũng dành cho người quá tham lam: Ham làm, ham học, ham danh vọng…một
cách ỷ lại, ích kỷ, thiếu khoa học, thiếu tự chủ…
- Bệnh
stress cũng lẫn quẩn ở với những người thậm nhu nhược, đớn hèn…viện dẫn chữ
“nhẫn”, chữ “tâm” như câu kinh siêu thoát…
- Bệnh
stress cũng chẳng tha thứ cho kẻ tự phụ là người đầy đủ, thông minh, thành
đạt…khi xung quanh nhiều người thiếu thốn, bất hạnh, đói nghèo…
- Bệnh
stress thường ghé thăm những người kém bản lĩnh, ít nhận thức thực tế và đua
đòi cách sống hình thức, giả tạm…
Khi biết được điều này! chúng ta đã hoá giải stress rồi…
Nhưng, nếu
chỉ nghĩ đến nguyên nhân? Thì ta khó thoát khỏi stress…
Hổng biết HD có bị stress không? hichic
Trả lờiXóaCó triệu chứng giận ai k? (hỏi "anh iu" thử?)
XóaThế này em gái của anh bị stress toàn tập rồi anh ạ. Huhuhuhuhu
Trả lờiXóaVề hôn con, níu tay chồng là hết liền hà (làm thử nhe!)
Xóa