Nỗi buồn “Tôn sư trọng đạo”!
(Suy
tư…)
Có
câu: Sự thật thường mất lòng người (!), còn lời nói dối lại dễ được tha thứ(?)
Đương
nhiên, khi nói ra sự thật thì phải hết sức tế nhị rồi! Nhưng, không trung thực
trong giáo dục thì lòng tự trọng lấy đâu ra mà tha thứ?
Nhiều người nói: Người Việt có tính đố kỵ nên thích thổi phồng, rình
rang mọi việc!? Tôi nghĩ điều đó chỉ đúng với những kẻ tham phú quý nên bày lễ
nghĩa, người thiếu thốn chữ nghĩa thích bám quyền lực…trong một hoàn cảnh xã
hội còn bị nhiễu nhương văn hóa, hỗn mang pháp trị! Còn tâm hồn Việt? Thât ra, ai
cũng có thể cảm nhận từ trong văn hóa nhân gian: Họ đều mơ ước một cuộc sống
thanh bình với hạnh phúc thảnh thơi, bình dị…
Mọi sự
kiện và phương pháp lý luận đều có lý lẽ và hoàn cảnh đặc thù riêng của chúng!
Nhưng sẽ khác nhau về quan điểm giữa người học đạo và người đi tìm đạo? Có lẽ, điều đơn
giản là vì họ khác nhau ở chỗ đang ngủ trong niềm tin, hay thao thức cho tương
lai…
Lịch
sử đã qua: Thời phong kiến…xã hội luôn lệ thuộc và bị tác động bởi quyền lực
(quyền lợi) từ một tập đoàn thống trị nào đó (vua chúa, quan lại). Và, để có hệ
thống chính trị…người ta ghép nối ý nghĩa của hai chữ “Quốc gia”hay “nhà nước”
để kêu gọi người dân quy tụ thành những “thảo dân”nằm dưới một nền giáo dục đạo
đức “luân lý”có nấc thang pháp chế cao thấp: Quân - sư - phụ (Vua, thầy rồi mới
đến cha). Người “thầy” ở đây đương nhiên là những quan lại…
Không
riêng ở phương đông? Chức “Thầy” còn được dùng cho cả thầy tu ở phương tây và
các vị giáo chủ ở vùng trung đông. Và, sách lược trị vì bằng lợi dụng tín đồ
tôn giáo thay cho tư tưởng pháp chế “vi quân” cũng không hề khác nhau là bao…
Riêng,
học thuyết “quốc sách” trị nước, “tề gia” đến “bình thiên hạ” của Khổng Tử rất nổi tiếng và được vài nước phương
đông (Nhật, Hàn) một thời súng sính cắp sách theo học. Dù ở góc khuất lý luận tiềm
tàng đâu đó cũng có gật gù về giá trị dân chủ, thừa nhận “dân là gốc”, nhưng vẫn gọi là…“tiểu
nhân”? Với lý lẽ có chút xíu áp đặt khiên cưỡng…vậy nên, chẳng phải vô tình
ngộ nhận biến lễ giáo thành tôn giáo (nho giáo)? Để những giáo điều, luân
lý đó…kéo dài mãi rồi cũng sẽ có ngày trở thành “truyền thống”cho đời sau: Tôn
sư trọng đạo…
Nhưng may thay…sự thật, trong lòng cội nguồn nhân tính vốn bình đẳng,
thế gian thường có sẵn ân nghĩa và lòng bao dung lẽ phải! Nên không phải ai
cũng đồng ý với hệ “tư tưởng”bảo thủ đặc quyền suy tôn giáo dục kiểu pháp chế dành
riêng cho “môn đồ” như thế? Tâm tư nhân gian chỉ thường ca ngợi (khuyên nhủ)
bằng những giá trị hạnh phúc có thực, gần gũi từ trong cuộc sống nhân ái: Lòng
mẹ, tình yêu! Bởi, trong đó là đã đủ chứa đựng bao hàm nhiều ý nghĩa: Nguồn cội, tình cảm
quê hương, bạn bè, xóm giềng …
Phải
chăng? “Tôn sư trọng đạo” chỉ là châm
ngôn xuất phát từ quan hệ giáo phái: Sư phụ và môn đệ với lời thề đạo đức theo
tôn chỉ hay nghiệp vận đạo và đời…chứ không phải khẩu hiệu dành riêng cho người
dạy học trò (giáo viên) chữ nghĩa phổ thông như ngày nay. Vì, đối với khoa học
giáo dục: Mục đích nhân văn hiện đại là hòa hợp dân sinh để kể thừa và khai
phóng xã hội. Vì thế, không phải vô tình có câu “học thầy không tày học bạn”(!)
Nếu
chỉ đổ thừa cho quá khứ hoàn cảnh khó khăn kinh tế kéo dài, hoặc là do phương
thức kinh tế thị trường hiện tại nhũng nhiễu…nên sự học không còn mặn mà so với
“miếng cơm manh áo” là điều ngụy biện! Chẳng qua, sợ rằng…bị hụt hẫng kiến thức
cao thượng nhân sinh, nên không hiểu “Trọng
thầy mới được làm thầy” để rồi gây lục đục cho xã hội ưu tư “không thầy đố mày làm nên” …
Những ngữ điệu thường hào phóng lãng mạn, tạo ra chút thăng hoa khi ca
ngợi: “Nghề cao quí nhất trong các nghề
cao quí”, “kỹ sư tâm hồn”, “trồng người”. Đó là những lời hoa mỹ!
Người ta chấp nhận những tu từ thơ ca…nhưng, không có nghĩa người ta thừa nhận
những ví von phóng đại, cao ngạo đó là đặc quyền của bất cứ ngành nghề nào
trong cuộc sống vốn bình đẳng, nương tựa tùy thuộc năng lực, vị trí mưu sinh và
cống hiến…
Ý
nghĩa của những thành ngữ thường đơn thuần là lý giải tình cảm bằng hình tượng,
vay mượn chữ nghĩa: “nhất tự vi sư bán tự
vi sư” đôi khi chỉ là ý tứ của duyên với phận! Những ngọn gió “thuần phong”hát
ru lòng người như thế thường có quan niệm “mỹ tục” bắt nguồn từ phong tục văn
hóa tư tưởng xứ Trung Hoa xa xưa…So với hiện thực văn hóa quốc ngữ chơn chất
thuần Việt phần lớn hiện nay lại là thứ ngôn ngữ lặp cập, cao siêu, bí ẩn và dị
biệt?
Giáo
viên là nghề bút mực đã đưa văn chương vào đời duy nhất thường được tin tưởng
và kính trọng! Vì ở đó, chỉ có giá trị thanh cao học vấn và nhân cách đã được mô
phạm. Họ không nói lời bóng bẫy gió đưa, không gian tâm tư của họ là những niềm
vui cùng đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên cần ê a chia sẻ, dạy dỗ. Xã hôi yêu quí và
nâng niu…vì nghiệp dĩ hạnh phúc của người thầy vốn lặng lẽ, thanh bạch tận tụy,
cần mẫn ươm mầm đón đưa trẻ thơ nên người, hữu dụng! Chỉ uớc sao? Đừng để đồng tiền tiêu
khiển, quan chức chỉ đạo nghề nghiệp, hoặc đến lai vãng nhuộm màu học vấn thói
đời…
Tình
cảm của con người thuộc về nơi tử tế hơn là khoe khoang chốn hoa hòe hội chợ!
Sự xói mòn lương tâm thường là do hình thức văn hóa kiểu cách đẩy trôi về một
hướng vu vơ? Cũng như người ta dễ nhầm lẫn một cách cố tình đánh đồng khoa học
duy vật thành vật chất phù phiếm là tiến bộ? Sự “tiến hóa”học thức thuộc về
bước tiến khoa học chứ không phải tô son dung mạo con người, nghề nghiệp! Vì
khi tâm sinh lý và bộ não khác nhau sẽ tạo ra gánh nặng nhân cách và hành vi
bất thường oái ăm cho xã hội…
Ngày
nay, nhiều người hiểu rằng: Tình thầy trò thanh cao hơn là thứ ngôn từ ơn nghĩa
gió bay, “làm ơn mắc oán”, khẩu hiệu, bằng khen. Vì đó…chỉ là dấu vết tao nhã tình cảm mà
dòng đời tự nhiên xuôi mãi, được bắt nguồn từ trong tâm thức thông qua cả một
thời niên thiếu hương hoa…Trong đó, chỉ chứa đựng kỷ niệm hồn nhiên và hoài bão
tương lai trong sáng! Vì là, ở chốn bình yên nên đã có sẵn vốn liếng ân tình từ
thuở có thầy và trò. Do đó! Nó không hề vay mượn ngôn ngữ kiêu sa hay hí ngôn
“hiếu học” ru ngủ sự sùng bái, khiến thầy và trò phải ái ngại lương tâm, lục
lọi lại giá trị, gánh nợ kiến thức…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét