Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

Ông già Noel...

 

Ông già Noel…
 

   Ông già Noel, cũng có nhiều phiên bản.Và, tên gọi tùy theo câu chuyện nhân gian:  Father Christmas (Anh), Thánh Nicôla, Sinterklaas (Hà lan, Bỉ) và Christkindông già Tuyết (Nga), Santa-san (Nhật)…Tuy vậy, Noel là tên gọi chung có nhiều ý nghĩa cả nhu cầu tâm linh và giáo dục. Có thể nói, thuộc tính văn hóa cộng đồng trong lễ hội Giáng sinh của đức Jesus (bao gồm cả Công giáo, Tin lànhChính thống giáo…).
 
   Tất nhiên, Ông Già Noel là nhân vật huyền thoại…được miêu tả có: Râu trắng, thường đeo kính, mặc áo khoác màu đỏ với cổ lông và ống tay màu trắng, quần đỏ có cổ lông trắng,  đỏ có lông trắng, thắt lưng da và ủng màu đen, xách một túi đầy quà cho trẻ em…
   Nguồn gốc tôn giáo có linh thiêng là nhờ dựa vào vào đời sống hiện thực! Ông gíà Noel là nhân vật thuộc nam giới thể hiện trách nhiệm, lòng yêu thương và tạo niềm tin với trẻ con. Dường như có rất nhiều ý nghĩa về giáo dục, cảm nhận cuộc sống niềm vui hồn nhiên và sự kết nối giá trị thế hệ gia đình, xã hội…
 
   Những món quà cho trẻ em thường chỉ là những đồ chơi nhỏ bé! Và, trước đó bố mẹ phải tìm hiểu “điều ước” của con cái thông qua ông già Noel để gởi tặng. Đó có thể là một cách tránh cho trực tiếp, đứa trẻ sẽ không có cảm giác mang ơn bố mẹ, hoặc gánh nặng cho gia đình chỉ vì một món quà(!)
   Cũng có người lo ngại rằng “ông già Noel là người có thật” là sự nói dối không tốt với trẻ em(?) Nhưng, phần lớn khi lớn lên họ lại kế tục theo lời nói dối “đáng yêu’ đó…có vẻ như tốt hơn nhiều kiểu cách ban ơn, kể công báo đáp.

  Hình như Noel đang biến thành lễ hội lan rộng toàn cầu (có thể nhờ những trào lưu, dịch vụ khác). Trong khi, nhiều nhà nước Hồi giáo hay các chế độ toàn trị đều nghiêm cấm hoạt động Lễ giáng sinh, thì các nước ở châu Á dù rất ít tín đồ Thiên chúa giáo như: Nhật, Hàn quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam cũng thể hiện sự rộn ràng hình thức chào đón lễ hội….
   Tùy theo văn hóa truyền thống mỗi quốc gia dân tộc, mà người ta tổ chức có đôi chỗ khác nhau. Nhưng, mục đích chung là tạo niềm vui gắn kết gia đình và cộng đồng xã hội. Ở Hoa Kỳ người ta  xem lễ Giáng sinh như là dịp gặp gỡ sum họp cuối năm, giống như truyền thống Tết nguyên đán ở Việt Nam vậy! Chắc hẵn, gia đìnhtình yêu luôn là mối quan tâm chính yếu của hiện thực đời sống của con người…

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2023

Thơ ca và âm nhạc...



Thơ ca và Âm nhạc 
(Câu chuyện bè bạn…)


   Lời ngỏ:
   Đây là bài viết hạn hẹp, nhưng cũng có chút gì đó tham vọng (cười)!
   Hạn hẹp? Vì trên blog người ta ngại viết dài. Sợ chuộng lý luận nên thiếu chi tiết! Vì thế, tôi đành dùng ngôn ngữ "cô đọng" mang theo chút ít gom góp vài điểm luận…
   Có chút gì đó là tham vọng? Bởi, hy vọng có thể trả lời những câu hỏi có ý tìm hiểu, thắc mắc của bạn bè gần xa về mối tương quan thơ ca và âm nhạc hiện đại. Và cũng cố gắng thử suy luận nhẹ nhàng, tránh đi sâu vào các lý thuyết rườm rà kiểu giáo trình bác học của nhiều tác giả...
   Hẵn nhiên, là cũng có ý muốn thân thiện gợi ý cho các bạn trẻ, nên rất chân tình tạm đưa ra những phương pháp luận, phân tích hé mở thử con đường thưởng thức hay sáng tác liên tưởng giữa thi ca và âm nhạc, trong một đề tài mà người ta thường đánh giá (cho rằng) là to lớn, sâu xa(!)
   Vì vậy, xin hãy xem đây chỉ là lời "bộc bạch" vài kinh nghiệm vô tư của riêng cá nhân, hơn là lĩnh vực chuyên môn và học thuật.

    1.  Mở đầu:
    Người ta thường đo chỉ số thông minh ở não bộ con người? Và, thật là may mắn…là không ai có thể hoàn thiện trí thông minh trên tất cả mọi lĩnh vực (vô nhân thập toàn)! Bởi, chỉ số thông minh cũng được phân loại khá nhiều: Chỉ số IQ  (suy luận), EQ (cảm xúc), SQ (tâm hồn), CQ (sáng tạo), Chỉ số MQ (đạo đức)…Nghĩa là chúng ta cũng có thể tự đi tìm định luật riêng cho chính mình...
   Trong đó, trí tuệ cảm xúc (EQ) thường được xem là nhân tố đem lại hạnh phúc và đức tính vượt qua gian truân cuộc đời! Khả năng cảm xúc là biết yêu thương và cảm thông! Và, dường như ai cũng có sẵn cảm xúc đó từ nguồn cội, miễn là đừng để cuộc sống tự kỷ nuôi dưỡng đố kỵ và hận thù...

   2. Nguyên lý:
   Với Tôi, giá trị của âm nhạc và thơ ca là sự thành công ngôn ngữ biểu cảm vừa sâu sắc tinh tế vừa giản lược, và hiện đại giao lưu không ranh giới vô giới hạn. Vừa là nghệ thuật giải trí thượng tầng văn minh của xã hội, vừa bình dân giản dị tô đẹp thêm cuộc sống tâm hồn người! Còn đối với nhân văn, nó cũng thể hiện tính văn hoá của một xã hội, của chính mình hoặc dẫn dắt đọc giả vào phiêu du cõi tha nhân…
   Tất nhiên, ở đây sẽ không nói về những điều người ta hay rêu rao ca ngợi ảo mộng thần tượng: Đỉnh cao của tư duy, văn hoá nhân sinh, hoặc tài năng thiên bẩm của một tác giả nào đó. Mà nơi này, tôi chỉ muốn xem nó chỉ là môn trình bày suy nghĩ, cảm nhận riêng về cách bước đi của một môn nghệ thuật rất phổ thông...

   Chưa có một trường lớp nào dạy cho bạn trở thành nhạc sĩ hay thi sĩ…Mà chỉ có những nhạc viện, trại sáng tác thực tập mở kinh nghiệm, ôn qui tắc cho chúng ta về nhạc lý và kỹ thuật nhạc cụ hay các luật thi thơ mà chúng ta đã học từ thuở còn cấp 2 phổ thông. Nhưng, hãy nhớ rằng: Công thức học ở trường lớp (thầy cô) chỉ là lời giới thiệu, nó chừng mực mô phạm và dừng lại ở đó!
   Có lẽ vậy, nên chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều thạc sĩ, tiến sĩ văn chương chưa có tác phẩm nào đăng đàn tác giả, hoặc lưu danh tên tuổi…Bởi, nghệ thuật tiềm ẩn trong sở thích, nhận thức (năng khiếu) trong sự thông hiểu, sáng tạo của mỗi người. Và, tài năng nghệ thuật lại thường xuất hiện từ khi còn rất trẻ, khi mà hoài bảo vào đời vẫn còn tràn đầy cảm xúc và mơ ước…
   Tuy vậy, chúng ta phải có nền tảng, bạn cần phải học! Vì hình như mọi thứ liên quan đến cuộc sống đều có quy luật riêng của nó. Chúng ta cần học những nguyên lý để không lẫn quẫn và để đi được nhanh hơn, ít nhất là về mặt qui ước trình bày, trao đổi giao lưu học thuật...
   Điều chúng ta cần suy nghĩ? Là (tại sao?) những người không xuất thân từ trường lớp, lại luôn thành công về thể hiện tài năng văn chương, âm nhạc, thơ ca (phần lớn)? Có lẽ, là chí tự học…Họ học từ hiện thực và suy luận. Mà khi học bằng suy luận, người ta trở nên bền bỉ (nhuần nhuyễn)) gắn kết tác phẩm một cách hồn nhiên. Họ đã tự mình xây dựng tiểu thuyết dựa trên định luật, mà đôi khi chỉ bằng ngôn ngữ đời thường...
  Những người như thế! Họ thường vượt qua ngưỡng cửa thời gian trong chốc lát và bỏ qua những rườm rà, cầu kỳ, lý luận sách vở…để tự do thong dong phiêu lưu đến mục đích cuối cùng, nơi  chỉ có không gian thênh thang rong chơi nghệ thuật.

   3. Qui tắc và suy luận:
   Thật ra, điều đó không lấy gì làm lạ? Khi con người đã tìm ra hàng triệu âm thanh chỉ gói gọn trong Qui luật chu kỳ lập lại 7 nốt nhạc chính và 5 nốt nhạc phụ (khoảng cách cung). Hay tìm ra 3 hợp âm (cộng hưởng)chính để suy luận 3 x 7= 21 hợp âm cơ bản. và khi soạn thảo một bản nhạc đơn giản, chỉ cần 3 hợp âm cơ bản theo qui tắc qui ước lặp lại trên 5 ngón tay(1,4 và 5). Trong khi đó nếu ngồi ở nhà trường hay học bằng sách vở "thuộc lòng" do quy định thời gian, từng tiết bài để nhớ! Đôi khi bạn mất đi mấy năm mà vẫn cứ bị quên. Nghĩa là người ta vẫn hơn chúng ta bằng cách học suy luận.
  Thông thường thói quen, người ta hay yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng cửu chương. Nhưng nếu muốn dạy thêm cách suy luận? Bạn hãy chỉ cách cho đứa trẻ  tìm ra bảng cửu chương bằng các phép "cộng dồn" những con số giống nhau (cấp số cộng) trước khi học thuộc lòng. Đứa bé có chậm, thì 2h sau nó cũng hoàn thiện được 8 bản cửu chương cơ bản! Thì trong số đó, sẽ có đứa "tò mò" suy luận được ngay phép chia, hoặc xa hơn là đã hình thành tư duy suy luận bình phươngcăn thức...
   Cũng theo phương pháp luận đó khi người ta học đàn guita. Chỉ cần biết 7 nốt đầu tiên trên cần đàn, là bạn có thể biết khoảng cách cung để suy luận hết toàn bộ vị trí mà không cần phải học ghi nhớ, và còn lại là thói quen (quán tính) sẽ tự động giúp bạn! Vậy, học chơi đàn trong 7 ngày là lời nói không hoa mỹ và cách điệu chút nào? Hoặc, khi nhìn một dãy trên bàn phím Piano, Organ…bạn nên tự qui uớc vị trí, chỉ nên nhìn thấy 2 (cụm) nốt “trắng” và “đen”, thì chắc chắn ở quãng nào, bạn cũng nhấn đúng phím như bạn muốn.
   Thơ cũng vậy…chỉ có 2 thanh âm “bằng” và “trắc”và niêm luật câu cú thường gói gọn trong 4 câu thơ. Nếu bạn đem luật mỗi loại thơ ra để so sánh thì sẽ nhận ra Qui luật chung “trắc” và “bằng”(âm luật)bao giờ cũng cách nhau 1 chữ tạo nên thanh âm khác nhau để phân nhịp trong câu. Và đồng âm khác câu (niêm luật) tạo nên nhạc điệu. Đó là điều cơ bản âm nhạc trong thơ! Chính vì vậy, mà chúng ta đã sáng tạo ra nhiều loại thơ thuần Việt.
   Trên thực tế, chúng ta học luật thơ ca hay quy luật âm nhạc có thể sảy ra...chỉ cần một buổi hoặc vài ngày thảnh thơi suy luận nào đó! Phần còn lại thời gian, là để chúng ta làm quen cách thưởng thức hay sáng tác.
  
    4. Mở rộng và lý giải:
   Luật thơ, tuy  đơn giản hơn là các nốt âm nhạc vì chỉ có 2 thanh âm “bằng” và “trắc”mà người ta hay gọi là âm luậtniêm luật tạo nên sắc thái nhạc điệu thơ. Nhưng, cái gì càng giản đơn…luôn khó hơn về mặt diễn cảm nghệ thuật. Nghĩa là cần năng lực: Sử dụng ngôn ngữ, cách điệu hình tượng, nghĩa từ sao cho thành tác phẩm thi ca. Nó đòi hỏi nhiều về giá trị nội dung phải mạch lạc, sâu sắc, và bố cục phải rõ ràng thì người đọc hay xướng(ngâm)mới liên kết trình bày, người nghe mới thưởng thức được trọn vẹn. Và, đương nhiên khi đến với thơ người ta thường cần óc tưởng tượng, suy tư, chiêm nghiệm để cảm nhận sâu sắc hơn của tứ thơ.

   "Cái gì cũng có qui luật và đều có liên quan đến toán học..." (Galilei)
  Trong thơ ca có âm luật, niêm luật và thi pháp, trong âm nhạc có cung nhạc, hợp âmtiết điệu Vì vậy, suy ra thơ ca và âm nhạc vẫn có mối tương đồng và mục đích giống nhau, sự khác chăng là một bên dùng bằng ngôn ngữ và bên kia dùng bằng âm thanh.
   Vì là Nghệ thuật nên cũng luôn cần sáng tạo. Nhưng mọi cách sáng tạo nào cũng phải dựa vào qui luật. Vì qui luật không phải do con người tuỳ tiện đặt ra mà dựa theo định luật cơ bản, điều vốn có của tự nhiên của cảm xúc, nhất là thơ ca và âm nhạc!
   Xét về mặt tiến hoá loài người, thì âm nhạc có trước thơ ca! Vì âm thanh có trước khi ngôn ngữ loài người ra đời. Nhưng, nếu xét về mặt cấu trúc, tìm ra qui tắc đưa vào nghệ thuật, thì hình như thơ ca đã đi trước âm nhạc một khoảng cách tương đối dài(hơn 1000 năm).

  Theo lịch sử ghi nhận, trước đó thơ cổ phong chưa có luật thi thơ. Cho đến đời nhà Đường (618-907)trước công nguyên mới có luật thơ: Thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt rất nghiêm túc và chuẩn mực. Và khi sang nước ta được Hàn Thuyên(?) chuyển âm (còn gọi là Hàn luật)cách đây khoảng 800 năm thời Lý đến thời Trần (thế kỷ 11) dựa theo như nguyên tắc luật Đường thi: Vần, Đối, Niêm, Luật …Trong khi nền tân nhạc(qui luật âm nhạc) ca khúc mới được tìm hiểu, du nhập được khoảng 70 năm nay.
  Cái khó trong Đường thi, là trong 7 chữ (thất ngôn), 8 câu (bát cú) lại buộc phải đầy đủ và phân biêt: Mở đề, thực(trạng), luận kết, tất cả phải có bố cục rõ ràng, chặt chẽ…Đối(câu 3 và 4; 5 và 6) ý tưởng phải cân nhau, đối chữ (tức đối thanh)…nghĩa là “bằng” phải đối “trắc” và ngược lại trắc phải đối bằng. Trong ý nghĩa này còn có đối loại của chữ… là phải đặt hai chữ cùng một tự loại để đối với nhau (danh từ đối với danh từ và động từ với động từ…v.v.).
 
    Trong ngôn ngữ Việt của chúng ta có tám (8) thanh âm và được chia ra sáu (6) thanh trắc và hai thanh bằng. Nhưng, nếu đúng âm luật thì thanh “trắc”: Dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng vẫn khác “thanh âm”nên có qui định khoảng cách nhất định (trừ từ luyến, láy…). Thanh “bằng” cũng vậy: Dấu huyền và không dấu, cũng không được lặp lại gây cảm giác đồng thanh âm, hoặc trong câu nên tránh vần chữ thứ 4 và chữ cuối. Nghĩa là tránh cả đồng âm, đồng nghĩa trong một bài thơ thì mới đúng yêu cầu hoàn thiện. Trong âm nhạc viết cho ca khúc tiếng Việt cũng không thể một nốt nhạc ở vị trí nào đó lại sử dụng chung cho các dấu cùng thanh (Dấu): Ngã, nặng, sắc…được.
   Những điều này cho ta thấy sự chuẩn mực (hay gò bó) trong qui tắc Đường luật chặt chẽ thế nào. Và cũng chính vì thế ít có ai hoàn thiện về mọi mặt một bài thơ hoàn thiện “luật đường thi” kể cả các nhà thơ lớn, tên tuổi...
 
   Mãi đến sau này, văn hoá phương tây xâm nhập, những vần luật và niêm luật của Nho gia trong thơ ca đã chuyển sang một quan niệm mới và hình thành một phong trào thơ mới (khoảng năm 1930) vì cho rằng Đường luật quá hẹp hòi cho ý tưởng và cảm xúc tự nhiên cho trái tim hồn thơ con người(?) Như thế, là dòng thơ mới ra đời để được cảm nhận từ đại chúng và thanh thoát hơn. Có lẽ nhờ vậy mà luật thơ của xứ mình thay đổi, sáng tạo để phát triển. Các loại thơ mới bỗng đa dạng, đã thể hiện được những âu lo, trăn trở, muộn phiền, rạo rực, vội vã…
   Tuy dòng thơ mới đã thắng thế và phát triển hơn thơ cũ rất nhiều! Nhưng không có nghĩa là khác nhau? Mà dựa đều trên qui luật đã định hình không hề thay đổi của thanh luật(âm lụât) những điểm nhấn tạo ra âm nhạc nhịp nhàng của dòng thơ. Còn hiệp vận hay cách vận cũng chỉ là nhạc điệu thay đổi đúng niêm luât…
   Ta sẽ thấy sự bất biến (qui luật) khi thanh “bằng” “trắc”luôn cần một khoảng cách (cách nhau 1 chữ) mới tạo nên giọng thơ nhịp nhạc! Vì, nếu không như thế? Nó chỉ là lối văn xuôi tĩnh lặng. Chẳng qua nó có một khoảng cách tự do cho chúng ta ngơi nghĩ, diễn cảm. Và nhất là khỏi mất công và khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo.
   Ngoài ra, người ta còn sáng tạo khi chọn khởi động thanh “trắc” “bằng” một số loại thơ vào chữ thứ 3 của câu thay vì chữ thứ 2 (như song thất lục bát, thơ 7, 8 chữ) Riêng, thơ Lục bát thì gần hoàn thiện với âm giọng ca dao tiếng Việt hơn khi sử dụng thanh “bằng”nhịp nhàng vào vần đúng chu kỳ (chữ thứ 6) của mỗi câu.
   Trong nguyên lý sáng tạo? Tôi suy nghĩ rằng: Những cách nói “thơ tự do”? Không có nghĩa là tuỳ tiện thay đổi qui luật “thanh âm”…Bởi ngôn ngữ, âm vực, giọng của người Việt nhiều thanh âm, thanh sắc. Có phải nhờ đó mà thơ ca của người Việt có điều kiện, thuận lợi hơn (hoặc hạn chế) về mặt soạn thảo ca từ âm nhạc? 
 
  Âm luật (bằng trắc) trong ca khúc âm nhạc cũng vậy! Nếu nhạc sĩ nào sáng tác "phá giọng"(âm ngữ (dấu) nhả từ chuẩn mực của ca sĩ, thì nhạc sĩ đó…có lẽ không sáng tác riêng cho người Vịêt hát (cười)! Vì muốn thưởng thức bài hát chúng ta phải thuộc (nghe) lời? Nếu như thế (không rõ lời) thì đã tách lệch nhạc và lời, chia ly cảm xúc…
   Đó là chúng ta đang bàn về âm nhạc kèm lời (ca khúc). Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận âm nhạc không phải là cầu nối tâm hồn người, mà chỉ mặc nhiên công nhận hoặc phủ nhận lời và nốt nhạc trong ca khúc ấy, có giá trị hợp chuẩn hay không. Nếu không? Tốt nhất là nghe nhạc không lời.
   Vì ca khúc chính là cuộc hôn phối giữa thơ ca và âm nhạc. Một cuộc hôn nhân không đồng điệu, lạc giọng thanh âm sẽ lịm chết từ khi mới bắt đầu. Nghĩa là bài hát đó gây dị ứng người nghe, khó hiểu, khó nhớ…dễ đi vão quên lãng.
  Cũng vậy, một bài thơ…nếu không có điểm nhấn, rời rạc, đồng thanh hoặc hoặc lạc niêm, lạc vận, đọc không suông sẻ thì khó nắm bắt nội dung, hoà điệu thơ ca. Tuy nhiên, thơ khác với âm nhạc một điểm vô cùng quan trọng, chính là ngôn ngữ diễn cảm và ý tứ sâu sắc, dạt dào sống động. Nhờ những điểm đó mới tạo nên nên giá trị của một tác phẩm, và người ta sẽ dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm nhỏ (luật lệ). Vì, tâm tư người ta đi tìm kiếm hồn thơ chứ không phải chỉ trò chơi dùng chữ lắp ghép, xảo ngữ hô biến thành thơ thẩn...
 
   5. Kết luận:
  Một người viết phê bình văn học…không nghĩa là người ta có khả năng viết được tác phẩm. Và một người biết thưởng thức nhạc không nhất thiết phải biết qui tắc âm nhạc.
   Nếu không hội đủ kiến thức chung thì khó mà nhận định sự hoàn thiện một tác phẩm!
   Nhưng, cũng thật may và tuyệt vời…là nghệ thuật dành cho tất cả mọi người, nó không hề có ý định, tiêu chí, ranh giới  phân biệt.

  P/s: (luận điểm cá nhân)   
  Về cảm nhận mỗi người trong thơ ca và âm nhạc…?
  Phần lớn, mọi cá nhân đều phụ thuộc cảm xúc với nhiều lý do: Ý thích, năng lực, kiến thức và thói quen, kỷ niệm…Nhưng, những ca khúc và bài thơ giá trị sẽ đáp ứng được cả hai yếu tố: Bài thơ hay phải có giọng thi ca (âm nhạc), Ca khúc thì phải có ngôn ngữ thi thơ.(sở thích lại là vấn đề khác).
   Vì vậy, không có thước đo chung cho mỗi loại hình nghệ thuật hay định mốc thời gian.Và, khi đã nói đến nghệ thuật thì mọi thứ đều có thể “chuyển thể” phù hợp với ngôn ngữ riêng cho mỗi dân tộc, hoặc loại hình nghệ thuật đó…
   Chúng ta dễ xác nhận một điều cơ bản: Thơ của mỗi dân tộc chứa đựng theo cái hồn “khẩu dụ”của dân tộc đó! Vì, thơ có liên quan đến phần chủ đạo thanh âm, nhạc tự ngôn ngữ. Như thế, cũng có nghĩa: Sự dịch thuật, chuyển thể…khó mà đáp ứng trọn vẹn ý tứ hồn thơ, phần lớn còn lại chỉ là cảm thụ nghĩa và lý lẽ...
  Người Việt thường chỉ cảm xúc thi ca Việt hơn là dòng thơ Châu Âu…Và ngay cả thơ Trung Quốc dù gần gũi ý luật cũng khó mà đồng ý nghĩa thanh âm ngôn ngữ diễn cảm.
  Âm nhạc không hề có ranh giới, luật thơ cũng vậy! Nhưng, nhạc điệu và lời hát thì lại thể hiện rất rõ sở thích, tâm tình, thể hiện nhân văn …và ngôn ngữ thơ ca lại quyết định sự biểu cảm giá trị nghệ thuật, tính cách văn hoá. Vì vậy, nếu ta pha trộn ngôn ngữ thì cũng nên suy nghĩ, tự kiểm tra lại giá trị tự nhiên, sáng tác chân thật của tác phẩm. Sự phóng tác cũng thường ví von, lặp lại ý niệm cũ…(trừ mục đích cá nhân)
   Nguyên nhân, là chúng ta đã tiếp cận nhiều nền văn hoá Đông, Tây, Kim, Cổ (đồng nghĩa với nô dịch)một thời gian dài của lịch sử: Từ “Điển tích”Trung Quốc, “văn hoá” Pháp, cả kiểu cách Nga và lối sống Mỹ…nên không tránh được tư tưởng cố tình hay vô ý tách rời hoặc dị biệt.
   Nhưng hy vọng chúng ta vẫn hiểu rằng: Ngôn ngữ Việt chưa bao giờ thay đổi thanh sắc. Với mọi thứ đều có thể chuyển thành tiếng Việt hiện đại thuần tính trong thơ ca và âm nhạc, nếu bạn muốn có tác phẩm của riêng mình, của dân tộc bạn...

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

Kỷ nguyên mới...

 

Kỷ nguyên mới…
(Câu chuyện thế sự)
 

  Rất khó tiên đoán số phận ngắn ngủi một đời người của ai đó…
  Nhưng, dự đoán một thế kỷ phát triển xã hội là điều ai cũng có thể dự đoán được, chỉ cần có chút tư duy hành trình khoa học…
 
    Thật ra, con người bắt đầu có tự duy khoa học hiện đại…từ khi nhà thiên văn học Galileo bị đưa ra trước tòa án dị giáo (22-06-1633) để xét xử vì đã phát hiện “trái đất tròn và quay quanh mặt trời”. Điều đó, đã phá vỡ mọi quan niệm triết họcthần thoạitôn giáo truyền thống “con người là trung tâm của vũ trụ”,  luật nhân quả là bất biến…
   Tuy vậy, mãi sau gần 400 năm (có lẽ nhờ kính viễn vọng Hubble), Ngày 30 tháng 11 năm 1992 Giáo hoàng (Gioan Phaolô II) mới thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận “Trái Đất không đứng yên”…Để thấy bộ môn khoa học không hề dễ dàng gì để trình bày và thuyết phục nhận thức của một người nào đó!
  
  Nhưng, vào năm 2000 (thế kỷ 21) thế giới đã kỹ thuật hóa đời sống khi bước vào kỷ nguyên mới. Chúng ta hãy thử nghe giới khoa học dự đoán tương lai:
 + Với khoa học công nghệ thông tin vượt bậc, trong vòng 30 năm đầu tiên sẽ nhanh chóng thay đổi về mọi quan niệm chính trị, kinh tế xã hội. Trong đời sống mưu sinh cũng nhận thức rằng: Con người cần phải thích ứng thay đổi tư duy văn hóa, chính trị xã hội và giáo dục nghề nghiệp mới.
  + Sau thời kỳ “soái ca” thống trị công nghệ thông tin? Thì bắt đầu 2030 tư duy con người sẽ “mạch lạc” hơn. Y học bước đầu chữa trị các loại bệnh ung thư, mạng lưới phòng bị dịch bệnh chặt chẽ hơn và tuổi thọ con người có bước phát triển mới.
  + Năm 2050 sẽ áp dụng công nghệ phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế nhân công lao động nguy hiểm, nặng nhọc. Học vấn  xã hội văn minh sẽ dần thay đổi tư tưởng độc tài, cuồng tín…
  + Đến năm 2070 con người phát triển công nghệ cải tạo thiên nhiên và có thể di cư sống được trên sao Hỏa…
  + Và, cuối thế kỷ 21 phần lớn các dân tộc, quốc gia đều đã ý thức trách nhiệm hòa bình, thể chế dân chủ được kiện toàn thế giới, xu thế tất yếu hòa nhập tôn giáo…
 
   Nếu những dự báo (trên) là hiện thực, thì những nước kém phát triển khoa học sẽ gặp rất nhiều khốn khó! Xã hội chậm phát triển hoặc “không muốn phát triển”? Thường, là do bảo thủ lợi lộc chính trị, tư tưởng lạc hậu (ích kỷ), giáo dục thiển cận thiếu nhân bản, khai phóng....Buộc họ phải nhanh chóng thay đổi để kịp phát triển nương theo thế giới, người ta phải đầu tư nghiêm túc vào giáo dục, mưu cầu nhân tài khoa học với hiện thực thế giới mới...
  
  Hy vọng, hành trình nhân loại là bước tiến khoa học tự nhiên (nền tảng đạo đức xã hội). Không ai và không gia đình, dòng tộc hay quốc gia nào thoát khỏi vận mệnh đó! Tư duy khoa học là hiện thực đời sống, nó là sức mạnh tri thức hóa giải tham vọng chíến tranh và phòng tránh bớt tai họa đến từ thiên nhiên…

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Ca kịch Cải lương...

 
     Ca kịch Cải lương
(Câu chuyện nghệ thuật)
 


    Có thể nói: Ca kịch Cải lương là loại hình biểu diễn sân khấu thành công nhất (1960-2000)! Nhờ sự sáng tạo không ngừng về mọi mặt: Nội dung, ca từ và nhất là cải tiến đạo cụ nghệ thuật nâng tầm âm nhạc…
 
  Vào thời niên thiếu (1962-1973) sống ở khu vực miền trung (Quy Nhơn). Tôi vẫn cảm nhận được sự phát triển huy hoàng, đông đảo khán giả hâm mộ ca kịch cải lương…mặc dù, cùng song hành trong một thời kỳ phát triển rộn ràng nhiều loại hình nghệ thuật văn chương, thi ca, hội họa, phim ảnh, đại hội ca nhạc rất đa dạng.
 
   Như lẽ thường, với tuổi trẻ (12 tuổi) bao giờ cũng muốn khám phá thế giới mới! Tôi có sở thích chơi dòng nhạc hiện đại: Rock-venture (Mỹ), nhạc tình lãng mạn (Pháp) và đôi khi, cũng xót xa thời cuộc với những Ca Khúc Da Vàng (Trịnh Công Sơn) hay tĩnh lặng đêm mưa tí tách, boléro qua băng cassete nghe hát tự tình cảm thán thân phận…
  Tuy vậy, tôi vẫn ngac nhiên khi bị quyến rũ bởi âm thanh ca vọng cổ qua máy đĩa nhựa, và cũng thường xem cải lương trên ti-vi mỗi tối thứ bảy (khoảng cuối thập niên 60). Đến nỗi quen thuộc, phân biệt nhiều giọng ca của kép Thành Được, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương hay các đào Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch tuyết, Út bạch Lan, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ…
   Và, cũng có đôi lần muốn tập chơi được đàn vọng cổ? Nhưng, thành thật mà nói: Tôi chỉ có chút xíu “năng khiếu” học dựa vào lý thuyết, qui luật…còn cái gì thuộc về qui tắc, công thức lại hay bị quên và mất kiên nhẫn bởi thời gian. Với lại, tuy có sở thích đắm chìm, nhưng không hề có ý niệm gì về con đường nghệ thuật! Chẳng qua, tôi yêu cái đẹp…(cười)!
 
   Cho mãi sau này (đã già) tôi mới chừng mực hiểu rằng: Những cái gì thuộc về giải trí, sở thích, đam mê chỉ là thời gian mặc định tâm lý nhất thời! Còn những gì tồn tại tâm tư là bởi vướng bận về duy lý, cảm xúc tâm hồn tha nhân. Người ta ái mộ nghệ sĩ cải lương không chỉ tài năng truyền kỳ mà còn dung nhan mỹ lệ
 
   Ca cải lương-vọng cổ? Có lẽ, phù hợp với chất giọng đặc trưng miền nam nhiều hơn (làn hơi trong êm ru, uyển chuyển, mượt mà…). Thật đáng ngạc nhiên những bài "Vọng cổ" lại có tính phổ cập, rất dễ học ca với văn chương cô đọng, mà không cần trải qua trường lớp. Thực tế: “có biết bao người không phải là nghệ sĩ nhưng vẫn có thể ca hay như nghệ sĩ...
 
   Ở vùng Nam bộ (kể cả Sài Gòn) thời ấy! Chức danh nghệ sĩ thường chỉ dùng cho những người thực sự nổi tiếng ca kịch cải lương, vì là thể loại đòi hỏi đa tài trong trình diễn nghệ thuật. Và, thực tế là sau này họ đã “lấn sân” qua rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật hiện đại khác! Qua thời gian, người ta thấy các nghệ sĩ “gạo cội” cải lương đến nay, đều có đời sống và tính cách vừa phải, khá lưỡng toàn...
 
   Phần nhiều các nghệ sĩ cải lương đều có tuổi thơ gian nan nghèo khó! Họ bước vào đời tự lập khá sớm, học nghề khi tuổi đời còn rất trẻ và kéo dài rất nhiều năm. Trong môi trường buộc phải thuộc làu ngôn ngữ thi ca, triết lý oan nghiệt, học thuật nhân sinh…Nên, có thể đó là nền tảng kiến thức nghề  chuyển tải thành công các sản phẩm văn hóa nghệ thuật một cách tài hoa.
  Khá huyền thoại, khi chỉ vì đam mê? Những kẻ “xướng ca vô loài” từ thôn xóm nhà tranh mái lá mãi miết lang thang kiếm sống, lên tận chốn phồn hoa đô hội...rồi lộng lẫy lan tỏa phẩm giá về khắp các nẻo dân sinh.
  Đó là bi kịch cuộc đời hay sự hồn nhiên có từ sâu thẳm học thuyết hư vô? Nhưng, chắc chắn những người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật chỉ mộng đem lại niềm vui cho đời! Nếu như thế, tên tuổi  của họ sẽ tồn tại qua thời gian dài. Người nhân gian giàu tình cảm thường chỉ thần tượng những ai đem lại niềm vui, hòa bình...
 
   Bản thể của tính nhân văn thường thông qua diễn cảm văn hóa nghệ thuật. Những ca từ mộc mạc đời thường, hoà lẫn ngôn ngữ thi thơ cải lương. Được thể hiện sâu lắng về lòng hiếu thảo, của tình chồng vợ, nghĩa phu thê cõi nhân sinh…đôi khi, giá trị hơn mục đích cải huấn răn dạy có tính giáo điều, kinh kệ phủ dụ…
   Các “Tôn giáo” vùng nam bộ thường dựa vào tâm linh, phát xuất từ lương tâm nên triết lý cải lương gắn liền với đời sống hiện thực! Vì vây, cũng nhiều người minh triết xã hội liên tưởng đến “chủ nghĩa cải lương”(hoàn lương), sự ưa chuộng văn hóa phóng khoáng, truyền kỳ chốn nhân gian…khó mà chấp nhận các chủ nghĩa thần quyền, hay các chủ nghĩa xã hội độc đoán khác!?
 
   Nhưng, đã có huy hoàng rồi sẽ đến lúc suy tàn (kể cả nghệ thuật). Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào tài năng kế thừa và nhu cầu xã hội thay đổi! Trãi qua 100 năm cho một bộ môn sáng tạo nghệ thuật được thênh thang đi vào lòng dân tộc với hơi thở đại chúng, đã là sự thành công ngoài sức tưởng tưởng…
  Nghệ thuật cống hiến, giá trị nhân văn không bao giờ mất đi. Nhưng, xã hội con người luôn đổi thay niềm vui, nỗi buồn! Dẫu ngậm ngùi kỷ niệm xưa cũ, thì mai kia vẫn thuộc về quá khứ...

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

Cuộc Chiến Cuối Cùng?

Cuộc chiến cuối cùng?
 (Câu chuyện thế sự….)

   Chiến tranh là điều không ai muốn nhắc đến? 
   Nhưng, lịch sử chiến tranh loài người chưa bao giờ ngơi nghỉ!
  Có rất nhiều nguyên nhân, và người ta chỉ thì thầm: Đó là bản chất anh hùng, tham vọng quyền lực của "kiếp người” (cười)!
   Riêng, các nhà tiên tri “thần quyền” và những học giả “thế tục” đều tỏ ý: Chiến Tranh không chỉ là quan niệm, chiến tranh còn là định mệnh…
   Thực tế! phần lớn, người ta cố tin rằng định luật phát triển tự nhiên từng xã hội(khác biệt) cũng tạo ra chiến tranh. Và, số phận thắng hay thua, cũng sẽ đưa thế giới vào cuộc chiến cuối cùng, tìm thế mặc cả miễn cưỡng trao đổi hòa bình. Người ta rất dễ dàng thỏa thuận: Chiến tranh không đúng, cũng không sai(?)
  Sự chân thật của lịch sử quả là bi thương…trái đất phải trả giá khá đắt về tinh thần, vật chất và sinh mạng con người!
 
   Hãy thử nhìn lại sau mỗi thế chiến tàn cuộc: Cục diện chính trị và cấu trúc xã hội thế giới gần như hoàn toàn thay đổi:
 + Đệ nhất thế chiến (1914-1918):
 Có thể xem đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp ướcLiên minh trung tâm, sự “mâu thuẫn” nội tại giữa các triều đại quân chủ lan rộng khắp châu Âu. Cuộc chiến với vũ khí công nghiệp: máy bay, xe tăngchiến hào khiến 19 triệu người chết…
   - Sau chiến tranh: Một vài đế quốc quân chủ sụp đổ vì kiệt quệ vật chất lẫn tinh thần, dân chúng hoang mang, bất mãn. Những chính quyền “cách mạng” xã hội mới xuất hiện, thay thế: Nga - đảng Bolshevik nắm quyền (Chủ nghĩa Cộng sản), Đức- đảng Đức Quốc xã (chủ nghĩa phát-xít). Sự đố kỵ sau khủng hoảng chiến tranh cũng làm tư tưởng chủ nghĩa chủng tộc, dân túy ở nhiều quốc gia khác hình thành tư tưởng...
  + Đệ nhị thế chiến (1939-1945):
  Thế chiến sảy ra giữa hai liên minh quân sự đối lập Đồng minhPhe trục. Đó là cuộc chiến cuồng nộ và nhẫn tâm thảm sát, diệt chủng với sự xuất hiện đầu tiên vũ khí hạt nhân! Sau khi, chủ nghĩa phát-xít bại vong (Đức-Nhật-Ý). Người ta không thể thống kê đầy đủ, chỉ phỏng đoán gần 85 triệu người thiệt mạng, người dân chết nhiều hơn binh lính…
   - Tàn cuộc chiến, người ta tìm ra giải pháp khả dĩ: “Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi cục diện chính trị lẫn cấu trúc xã hội toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai. Các cường quốc chiến thắng, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
 
   Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc (LHQ) do “những nước chiến thắng” lãnh đạo (độc quyền phủ quyết) công bằng và ổn định chỉ tạm thời, sự bình đẳng tương lai là điều bất an…
   Chiến tranh lạnh bắt đầu giữa hai thế lực cường quốc (Hoa kỳ và Nga+Trung Quốc)…là cuộc chiến “ủy nhiệm” lan khắp toàn cầu, chia rẽ và tương tàn chính mỗi quốc gia dân tộc. Với hiện trạng: Bất chấp đạo lý xã hội, qui luật phát triển nhân sinh đã tồn tại hàng ngàn năm trước đó…
  Tuy nhiên, dù thắng thế trong cuộc chiến “cách mạng giai cấp”. Sự độc quyền lý tưởng đã ngăn cản giới tri thức tham gia quản lý xã hội…khiến nền kinh tế rời rạc hấp hối, văn hóa giáo dục suy thoái! “Đại đồng” Liên-bang Xô-viết đã nhanh chóng tan rã vào đầu thập niên 90 (cuối thế kỷ 20).
 
  Chiến tranh lạnh kết thúc. Bước vào kỷ nguyên mới (thê kỷ 21) khoa học đã phát triển mạnh mẽ, thế giới biến động, đời sống vội vã đổi thay...chủ nghĩa chuyên quyền, thần quyền bất an trỗi dậy!
 Nhân loại bắt đầu lo lắng về một cuộc chiến tranh mới: Giữa phe dân chủchuyên chế…
   Và, hiện thực đã xảy ra:
   Sáng sớm, ngày 24/02/2022 người dân Uraina bị đánh thức bằng những tên lửa tập kích bùng nổ! Cường quốc quân sự hạt nhân Nga đã “bất ngờ” tấn công với sức mạnh phô trương hủy diệt…
   Nhưng, chiến lược “tốc chiến, tốc thắng” quá khứ đã qua, trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài…khi bị quân đội Uraina phản công lại! Thế trận hoang mang, khiến người ta sợ Nga (của V.Putin) nổi đóa sử dụng vũ khí hạt nhân…
   Nhưng: Nga, Mỹ và Châu Âu đều có dấu hiệu không trực tiếp đối đầu quân sự! Có lẽ, giới tinh hoa Nga? Chắc hẵn, không hề muốn cá cược “tháo cáy” vào cuộc chiến cuối cùng? Để còn chút  sỉ diện “Đế quốc Nga Vĩ đại”giữa nền văn minh trái đất…
   Nếu, xét về chiến lược lịch sử  quân sự: Hoa Kỳ (và cả Anh Quốc) họ chưa từng thật sự thua trong cuộc chiến nào trên thế giới.
 
   Có lẽ, Hoa Kỳ lo ngại cuộc chiến đang bùng nổ (07/10/2023) giữa Hamas (Palestine) và Israel (Do Thái)…nhiều hơn cuộc chiến có sắc thái tham vọng chính trị  "củng cố quyền lực" của xã hội Nga và Trung Quốc (trong thời điểm hiện tại) cũng là chiến lược "tằm ăn dâu" lãnh thổ...
   Vùng Trung Đông mới thực sự thế chiến nguy hiểm khó dự đoán! Những chiến binh thánh chiến  “ngoài vòng pháp luật” có thể lan rộng khắp thế giới…
   Tôn giáo (giáo sĩ lãnh đao) vẫn là lý do tồn tại nhà nước “thần quyền”, lịch sử luôn là điều nan giải bởi đức tin. Nếu chiến thắng cậy nhờ vào vũ khí hiện đại, cũng xem như đã thất bại hòa bình ở tương lai(!) Nhưng, sự mâu thuẩn khó kiến giải trong thế giới Ả Rập (22 quốc gia Hồi giáo) đã ẩn chứa cả ngàn năm trước...
   Đây là vùng đất đầy rắc rối ân oán phứt tạp, thù hằn dai dẳng bởi cạnh tranh tôn giáo và lãnh thổ? Với sự thành lập muộn màng nhà nước Palestine (1988) trên vùng đất mà Israel chiếm đóng sau cuộc chiến với người Ả Rập (1967)...Đó là chưa nói đến dân tộc Kurd (gần 30 triệu người)  vẫn đang cố đấu tranh thành lập quốc gia (dù khó thành hiện thực)! Nhưng, người Mỹ luôn ngầm ủng hộ: Cùng bản sắc dân tộc thành lập nhà nước, thiết lập lãnh thổ tự trị riêng (?)
  Israel (Do Thái) tuy đơn độc trong khu vực, họ cũng không hề e ngại, khoan nhượng! Cuộc chiến có thể trở nên hỗn loạn, không qui ước trận địa và luật lệ chiến tranh…
 
  Thế giới thật đa đoan? Đôi khi, chính sách thiếu cẩn thận, văn hóa ngoại giao chưa đủ hòa đồng hoặc kích động từ thế lực bên ngoài, cũng có thể dẫn đến chiến tranh!
  Và, chúng ta không thể tự tin dự đoán mọi điều:
  - Thế giới sẽ u ám hơn…nếu Iran (Ba Tư) “dụng ý” lâm trận, Trung Quốc và Triều Tiên cũng “bức bối” động binh. thì chiến tranh thế giới lần thứ 3 không còn là “dự đoán” nữa! Với cuộc chiến huy động tổng lực phô trương sức mạnh? Các nền văn minh sẽ bị tàn phá, nhân loại trở về thời kỳ đen tối không luật pháp…
  - Nhưng, người ta cũng đang có niềm tin mới: Dòng chảy lịch sử không thể quay ngược thời gian. Thế giới nhân loại phát triển khoa học không ngừng, đời sống xã hội luôn thay đổi! Những học thuyết chính trị xã hội và các chủ nghĩa chủng tộc, tôn giáo chỉ là điểm dừng tạm thời của dòng đời! Tư duy nhân loại với hành trình mới, đành bỏ lại lịch sử đó sau lưng…
 
  Bình tĩnh, chúng ta sẽ nhận ra: Trái đất không thể mãi là chuyến tàu vũ trụ, Thời gian không phải vòng tròn “quy luật” lẫn quẩn ngày và đêm. Tôn giáo là suy tưởng mặc định thiêng liêng, nhưng sinh ra từ một nguồn gốc triết lý mặc khải (lòng tin). Các học thuyết xã hội cũng chỉ là lý luận trừu tượng! Chỉ tiếc, là sự khôn ngoan không đến từ ý chí, không ngăn cản được chiến tranh…
   Dẫu thế nào đi nữa? Chiến tranh là thất bại của nhân loại…
 “Trật tự thế giới” chỉ là lợi thế nước lớn! Chỉ có nền dân chủ hóa toàn cầu, dựa trên pháp lý công bằng dân sinh…may ra, mới kiến tạo xã hội bình đẳng, thúc đẩy tư tưởng tôn trọng nhân quyền hình thành một nền tảng hòa bình lâu dài.
 
 
 
 

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

Ngô Thụy Miên

 Ngô Thụy Miên…
(Câu chuyện âm nhạc)

   Người ta biết đến Ngô Thụy Miên với những tình khúc lãng mạn…
   Ông sáng tác không nhiều, nhưng dường như ở đâu có không gian âm nhạc trữ tình đều không thẻ thiếu, ngỡ như Ngô Thụy Miên đã viết rất nhiều…
 
 Theo thông tin, thì ông học Đại học Khoa hoc Sài Gòn (ngành điện toán). Tuy vậy, ông cũng học vĩ cầm và nhạc Pháp…nên không ngạc nhiên khi nền nhạc của ông có tính chất du dương, trầm lắng bay bỗng yêu đương…
 
   Giới thưởng thức âm nhạc thường có cảm nhận: Ngô Thụy Miên viết nhạc & lời rất cẩn thận: Ca từ uyển chuyển, nét nhạc duyên dáng cong lượn lãng mạn thanh âm ca thán trở nên lịch lãm. “sang trọng”. Tất cả, như phiêu bồng giữa không gian buông lơi buồn thương lẫn hạnh phúc(?) Có thể, cùng cảm tưởng đó nên tôi thích “tình khúc” của Ngô Thụy Miên được trình bày với giọng ca nữ mềm mại (cười)!
  
  Thực tế, cuộc đời của ông khá trầm lắng lặng lẽ, dù rộn ràng trong một mối tình nồng nàn chung thủy với Đoàn Thanh Vân (con gái của diễn viên nổi tiếng Đoàn Châu Mậu)
 

   Và trãi qua bao nhiêu năm “Em có thấy mùa xuân chưa” từ biến động lịch sử (sau năm 1975). May thay, ở chốn lưu lạc tha phương họ đã tìm lại được nhau, gặp và cùng về ở “Riêng một góc trời” khép kín…
 
  Ngô Thụy Miên: “Với tôi, chiến tranh chỉ là giai đoạn. Tình yêu mới là vĩnh cửu”. Có lẽ, ông đã thỏa mãn ru tình một cách tài hoa cho những ai luôn cố gắng vỗ về cuộc tình trăm năm của đời mình... 



Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Từ Công Phụng...

 

Từ Công Phụng
(Câu chuyện âm nhạc…)
 

   Chắc hẳn, có một thời kỳ văn học nghệ thuật của chúng ta đã phát triển một cách rực rỡ và chói lọi bởi tài năng của họ dù còn rất trẻ…
   Riêng, trong gềnh thác nước rộng lớn âm nhạc nhân gian, đã cộng hưởng thêm dòng tân nhạc, ngôn ngữ “vào đời” từ giới sinh viên trí thức…
 
  Từ Công Phụng là nhạc sĩ sáng tác và biểu diễn cùng thời (1960-1970) với các nhạc sĩ: Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương. Các cặp đôi: Trịnh Công Sơn-Khánh ly, Phương-Lê uyên, Từ công Phụng-Từ Dung…cũng thường trình bày các tác phẩm của mình tại Quán Văn - Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuy vậy, thời ấy người ta biết đến Trịnh Công Sơn và Khánh Ly nhiều hơn ( có “nội tình” đất nước trong chiến tranh)…
 
   Người ta cũng biết rõ Phương-Lê UyênTừ công phụng-Từ Dung là hai cặp vợ chồng, nên chủ đề của họ thường là “thân phận đời sống, tình yêu”…
  Trong một vài đề tài về cuộc tình đổ vỡ, chia xa: Tôi không thích nhiều những bản tình ca “mơ hồ” của Trịnh Công Sơn (ngoài tính chất ngôn từ văn chương bay bỗng chất thi ca). Trên thực tế đời sống, tâm tình hiện thực: Lê Uyên Phương chất chứa nhiều nồng nàn khắc khoải Cho Lần Cuối, Phạm Đình Chương đong đầy ký ức tiếc nuối buồn vương cho Nửa Hồn Thương Đau thì Từ Công Phụng thường xót xa về Mắt lệ Cho Người…người ta nói tác phẩm của ông đều phiêu du “trên ngọn tình sầu” chứa đựng hai thông điệp: Cám ơn và xin lỗi”…
 
  Cũng rất ít nhạc sĩ theo đuổi học vấn như ông (có 2 bằng đại học). mới đây Từ Dung (vợ cũ Từ Công Phụng) là con gái út của nhà văn nổi tiếng Hoàng Đạo- Nguyễn Tường Long(trong nhóm Tự lực Văn đoàn) đã bất ngờ xuất hiện trở lại với cuốn tác phẩm tư truyện “Hồi Tưởng” ra mắt tại  San Jose vào ngày 16/4/2023…
   Phải chăng? Trong tình yêu, đời sống nơi các nhạc sĩ: Họ thường có tâm hồn đa đoan và trĩu nặng bởi lòng người…


Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Giấc mơ đời...

 

Giấc mơ đời
 (Câu chuyện bạn bè…)
 

   Đây là ý tưởng chỉ “để gió cuốn đi”…
   Câu chuyện có thể dành riêng cho các bạn trẻ đang lục đục (cười) bước vào đời với những suy tư âu 
lo, hoang mang…
 
  Con người luôn có những giấc mơ chỉ khác nhau lúc thức hay ngủ…
  Nhờ có ước mơ mà người ta cố gắng vượt qua những thiếu thốn, giới hạn đời mình. Nhưng, đó là khi ước mơ được vận động với điều kiện hiện thực! Còn những ước mơ huyễn hoặc để mà mơ ước thì chỉ là những cơn mộng ảo phiêu du…
 
   Hẳn nhiên người ta có thể phân biệt được ước mơ hay cơn mộng. Nhưng, thực tế trong “cái tôi” (cá nhân) con người luôn có một phần ảo tưởng đan xen với thực tại. mà đôi khi khó phân biệt giữa: Bởi tâm thức hay mặc cảm, sự lãng mạn hay tham vọng
   
    Về tâm lý…thì những người sống bằng ‘tâm thức” thường lơ đãng hiện thực, để mơ về “kiếp sau” ở tương lai xa lắc(?) còn người có mặc cảm (tự cao cũng là dùng che lấp khuyết điểm nào đó) thỉnh thoảng rời xa thực tế, thể hiện vô tình sự háo danh bằng cách khoe khoang…
 
   Giấc mơ đời là điều không phân biệt sai hay đúng! Bởi, đó là một phần tồn tại của hạnh phúc riêng tư(?) Trong triết lý nhân sinh: Có những hạnh phúc vui thì cũng có những hạnh phúc buồn (hạnh phúc cũng là một phần của sự thật đi qua ngưỡng cửa giả dối).
   Thường, không có giả dối thì chúng ta không biết đến sự thật (phép so sánh). Không có tôn giáo (suy tôn, thờ phụng) thì người ta không thấy sự mịt mờ, sự yếu đuối cô đơn của con người. Không có hệ chính trị quyền lực, chúng ta sẽ không hiểu được nguyên nhân thế nào là xã hội bất bình đẳng, chiến tranh, thù hận…
 
   Giấc mơ đời, có thể là điều khát vọng hoặc mơ ước khuất lấp(!) Có hai loại ước mơ có thể nhận diện: Sự lãng mạn hay điều tham vọng. Sự lãng mạn thường nghiêng về thể chất tâm hồn người, còn tham vọng có thể là nhu cầu đời sống vật chất đi qua danh vọng…
   Nhưng mọi giấc mơ chỉ tồn tại giới hạn đời người, nó dành riêng cho bạn chứ không phải cho người khác. Vì vậy, giấc mơ của ai đó không phải là điều cần phải nhầm lẫn để ngưỡng mộ.
 
   Thức tế, con người thường ảnh hưởng văn hóa gia đình, xã hội từ nơi sinh trưởng mà hình thành mơ ước. Đôi khi, người ta chỉ mơ “ngày nắng chờ mưa, ngày mưa gọi nắng”! Mơ xa xôi đi đến tương lai sáng lạn hay muốn quay về quá khứ vàng son. Mơ giàu sang phú quí hay già hóa trẻ? Đó cũng chỉ là những giấc mơ ngẫu hứng, than vãn người 
đời
 
   Đời như mơ…khác với hiện thực! Bước vào đời bạn phải có hành trang học vấn để không phải xem “trọng” bằng cấp, cần vài học thức xã hội để không quá “nể” người giàu hay “sợ” người có chức quyền…
  Tri thức và lương tâm luôn là sức mạnh thức tỉnh mọi hành động nông cạn và cả giấc mơ vị kỷ, phù phiếm!

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

Nữ nhạc sĩ...

 

Nữ nhạc sĩ 
(Câu chuyện âm nhạc)


   Trong lĩnh vực âm nhạc (ở xứ mình). Chờ xuất hiện  một nữ nhạc sĩ thật là khan hiếm? Mặc dù trên thế giới người ta cũng đã thừa nhận có ít nhất 20 nữ nhạc sĩ (cổ điển) nổi tiếng…

    Tuy nhiên, sự hiếm hoi đến mức lẻ loi đó? Đôi khi, lại vượt trội hơn cả một đám đông tung hô nơi chốn ồn ào. Điều mà người ta vốn nghĩ lĩnh vực năng khiếu này “dương thịnh âm suy”(hic)

   Lục lọi...thấy không chỉ âm nhạc mà cả những áng văn chương thơ ca xuất sắc của các nữ sĩ đã ra đời từ thuở mắt còn long lanh: Hồ Xuân Hương, T.T.KH, Xuân Quỳnh, Nhã Ca, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Tín Hương, Diệu Hương…

   Và, không ai dám so đo trí thông minh sáng tạo và tâm hồn nghệ thuật giữa đàn ông và đàn bà(!) Tuy vậy, sự phân định giới tính, "thiên chức" nhu mì cũng đã vô tình hạn chế thân phận cống hiến tài năng cho xã hội...

   Ngoài ra, quan niệm nhầm lẫn mệnh đề "Duyên & nghiệp" hay giáo dục hệ tư tưởng truyền thống “Nho gia” (chính trị Khổng Tử) và với những chế độ chuyên chế (tôn giáo, cường quyền bạo lực) thường không xem trọng sự lãnh đạo từ một người phụ nữ. Có lẽ, đơn giản bởi phái đẹp thường xem trọng hoà bình hơn chiến tranh (cười)!? 

   Thế nên, những người phụ nữ thành danh ở bất kỳ mọi lĩnh vực nào trong xã hội đều đáng được ngưỡng mộ! Vì, ít nhất “nàng” đã tự tin và kiên nhẫn cố gắng vượt qua những rào cản đời sống bởi những quan niệm ích kỷ, lạc hậu kỳ thị...

  Nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương sáng tác từ 21 tuổi (1970). Và nay, có ít nhất 40 bài mà giới chuyên môn và khán giả mộ điệu ca nhạc biết đến...

  Thường, nội dung tác phẩm của các tác giả nam giới chỉ thể hiện chủ nghĩa "một mình một cõi"! Thực tế, sẽ khó khăn khi  tìm kiếm hạnh phúc mà chẳng hiểu gì về nhau? Thử cố hiểu rằng: Sự suy tư và tâm hồn phụ nữ không thể tách rời giá trị cuộc đời này…



Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Mother's Day (Ngày của Mẹ)

 

Mother's Day (Ngày của Mẹ)
 

  Mother's Day  hay Ngày Hiền Mẫu là một ngày kỷ niệm để tôn vinh tình mẹ, sự gắn kết của mẹ và ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội. Ngày này được tổ chức vào những thời gian khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào tháng Ba hoặc tháng Năm…
   Tuy vậy, những ngày tưởng nhớ không đồng nghĩa với chủ nghĩa "thương mãi hoá" xã hội?. Vì vậy, nên hiểu rằng: Danh từ "Mẹ" nên "là một sở hữu số ít, để mỗi gia đình tôn vinh mẹ của mình, chứ không phải là một sở hữu số nhiều để tưởng nhớ tất cả các bà mẹ trên thế giới (Anna Jarvis).
  Cũng vậy, các ngày lễ kỷ niệm tương tự…dùng để vinh danh cho chủ thể tình cảm cá nhân riêng mình, chứ không phải hầu hết mang “chức danh” đó!  Xã hội hoá giáo dục không phải “phong trào” áp đặt, khi mà trong đời sống thực tế họ chưa là giá trị thực…



Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

Bolero và Rumba...

 

Bolero và Rumba…
 (Câu chuyện âm nhạc…)

  Bolero và Rumba khác nhau như thế nào?

  Đó là câu hỏi dễ trả lời, nhưng khó giải thích về ý nghĩa. Bởi, khi có hai tên gọi (Rumba và Boleoro) cũng đã khác nhau rồi! Khó giải thích vì nó liên quan đến mục đích cảm xúc “tiết tấu nghệ thuật âm thanh”(?)
   Tuy vậy, bạn có thể chơi (guitar) đệm hát chung cho bolero & rum ba cũng được. Nhưng, các nhạc công thực sự tinh tế (nhất là dàn Jazz drum) họ buộc phải phân biệt rõ các tiết tấu với ý niệm vô cùng khác biệt…
   Theo tìm hiểu (thông tin) người ta cho rằng: Bolero là vũ điệu vương triều của Tây Ban Nha (XVIII), còn Rumpa sau này (XIX) là giai điệu nhân gian xuất xứ ở Cuba. Thực sự, nghe hầu hết các tiết tấu rõ trống “tum” (latin jazz) đều có mức độ tương đồng nhịp (4/4): Bolero, Rumbva, Bossannova, chachacha
    Nhạc điệu Bolero&Rumba đã có một thời huy hoàng (1920-1950) sau đó dần bị thoái trào...

   Ở Việt nam? Thường, được quy ước tốc độ tempo: Bolero (60-70), Rumba (75-85), Bossa nova (100-120). Các tiết tấu của Bolero so với Rumba chậm hơn để “kể chuyện tự tình”, âm thanh rải đều và “réo rắc” (chùm liên ba)…khác với Rumba có tiết tấu tự sự rất “dập dìu” (ngắt âm), uyển chuyển hơn. Bossa nova lại dường như là dạng “hình thức” khác của Samba (Braxin), tự do và phóng khoáng tâm tình đa dạng đời sống…

   Thực tế, tuỳ theo ý nghĩa cảm nhận và thói quen sở thích mà chúng ta có thể “trình bày”. Vì, âm nhạc dành cho cả nghệ thuật lẫn yêu cầu giải trí...Hẵn nhiên, nếu muốn cẩn thận hơn? Tuỳ theo cách “ca sĩ” hát mà biến chuyển tiết tấu (tuỳ dụng cụ nhạc) có tính kịch bản, ý tứ hoà âm hài hoà(?)
   Nhưng, phải nói rằng: BoleroRumba dù bình dân hay quý phái, cũng đều đem đến cho ta những cảm nhận không gian miệt mài chất ngất đầy tình ái (cười)…



Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Khoảng cách thế hệ...

 

Khoảng cách thế hệ ?!
  (Câu chuyện đời sống…)

   Khoảng cách thế hệ là sự khác biệt về: Niềm tin, chính trị xã hội, nhu cầu mưu sinh và đôi khi cả giá trị đạo đức

   Khoảng cách tuổi tác là khoảng cách của thời gian? Và, khi đã mặc định dòng chảy thời gian thì bất kỳ mọi "phạm trù" của đời sống luôn chuyển biến, thay đổi. Nghĩa là ngay cả những gì hôm nay người ta gọi là “chân lý” (kể cả các lĩnh vực khoa học) cũng sẽ đổi thay ở ngày mai…
   Giả sử, trong gia đình có ba thế hệ: Ông bà, cha mẹ và con cái? Dẫu vẫn đang tiếp nối “gene” di truyền và kế thừa tri thức xã hội…thì nhu cầu thực tế đời sống cũng ít nhiều thay đổi! Đôi khi, chỉ cần một thể chế, phương tiện khoa học, công nghệ phát triển mới cũng đã đổi thay mọi lề lối phương cách kiếm tìm công việc, cưu mang hạnh phúc.

  Hẵn nhiên, khoảng cách thế hệ (nếu có) thường thuộc về nhu cầu chứ không phải là mâu thuẫn  (cực đoan)! Ngày nay, thế kỷ 21...qua 20 năm thì lịch sử trôi nhanh hơn ta tưởng? Sự đổi thay nhu cầu thực tế là lẽ tự nhiên của thước đo chiều dài lịch sử. Còn ý niệm mâu thuẫn cuộc sống? Nó là sự bảo thủ được khai sinh bởi lòng vị kỷ tập tính từ pháp luật bất minh, hoặc bị nền giáo dục thị phi lũng đoạn thao túng tư tưởng.
  Trong một gia đình có nhiều thế hệ? Thường, là không tránh được những khoảng cách bất đồng cuộc sống có liên quan đến tâm-sinh-lý, khái niệm độc lập…Nếu chỉ nhờ vào tình yêu thương để vượt qua, thì vẫn còn đó những khoảng cách khập khiễng!
 
  Tuy vậy, khi biết tôn trọng lẫn nhau thì sẽ khai sáng được giá trị học vấn nhân sinh. Sự dung hoà sở thích, tôn trọng tự do nhân cách và cố gắng tiếp cận mở rộng tư duy phát triển đời sống…hoạ may mới có “hoà bình”.
  Tương lai là sự vận chuyển của thời gian. Vì vậy, sự suy nghĩ, nhu cầu và hành động của thế hệ đi sau tự họ sẽ hình thành ra lẽ phải. Hạnh phúc có thể thuộc về quan niệm cá nhân, nhưng đạo đức mới là hiện thực khoa học đời sống xã hội...

   Khi ai đó chưa vượt qua những tư tưởng và thói quen xưa cũ, ích kỷ với những học thuyết xã hội đã lỗi thời? Người ta sẽ thấy mình là rào cản tương lai, lạc lõng bơ vơ giữa một thế giới luôn đổi thay qua mỗi thế hệ…
   (Thực tế, thì "khoảng cách thế hệ" còn liên quan đến nguồn gốc văn minh nhân loại, tập quán dân tộc, thể chế chính trị, văn hoá nghề nghiệp lẫn niềm tin tôn giáo nữa...)