Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Du xuân...


   Du Xuân…
   Cứ mỗi lần Tết đến là thêm một tuổi…xế chiều.(hic).
   Nhưng, cứ mỗi mùa xuân đến là lòng lại rộn ràng nghe sắc thái, hương hoa của tình xuân mới. Dù  mắt đã mờ…mà vẫn thấy bóng xuân la đà khoe sắc (he he).
   Thời tiết có thể hững hờ, vạn vật có thể đổi thay. Nhưng xuân xưa đến xuân nay, có bao giờ thay đổi? Không gian buồn vui chắc hẵng phụ thuộc vào lòng người thưởng thức hồn xuân, chỉ e rằng không có niềm vui mà cũng chẳng có nỗi buồn!?
   Nếu vạn vật mùa xuân là của đất trời ban tặng, thì tình yêu là do tim người nghĩ suy…
   Nếu trần gian còn hận thù, chia rẽ…chẳng qua, là xã hội ấy nhân thế kém bao dung, lòng đời khô cạn dấu yêu…(Giống triết gia).
   Thật ra, “xuân đến , xuân qua, xuân sẽ tàn”…nhưng lý lẽ của nàng Xuân hiện diện sẽ luôn tồn tại…Cho dù niềm tin có bội bạc, cỏ cây dẫu hoang sơ, thời gian có khuất lấp…thì nỗi khao khát yêu thương, sự sống vươn mầm hồn xuân vẫn vĩnh hằng.
   Người ta chúc Tết cho nhau vì những mộng tốt đẹp những điều cao sang…có thể, chỉ là những lời xã giao thông thường, vun xới cho ảo tưởng ngóng trông…
   Nhưng người ta luôn cần mong chờ vào mùa một xuân mới? Bởi vì, ai đó cũng muốn thắp sáng lại niềm tin và để hy vọng vươn lên…khi tim người không bối rối!
   (P/s: Dưới đây là video-lip..dạo xuân (2011) một vài cảnh sắc phố núi Pleiku và cảm xúc ghi lại sự ghé thăm của người chị đã gặp gỡ trong đời từ thời niên thiếu…)

Triết lý...


Triết lý…
(Chuyện xí xọn…)
   Hình như…ở đời cái gì cũng có triết lý. Có lẽ, do con người thông minh (hoặc nguỵ biện) đã tự lập luận để chứng minh cái lý lẽ sở thích của mình…? Vì vậy, ta hãy cứ tự tin rằng mỗi người cũng là một triết gia cũng được…(cười).
   Chỉ có điều: Chúng ta vốn là triết gia…hay vì trào lưu biến chúng ta trở thành kẻ triết lý…Và sở thích tạo nên thói quen, hay chính thói quen biến thành sở thích?
   Muốn xem triết lý là cách thức dạy người cũng được…Hoặc triết lý chỉ là thói huênh hoang cũng không sai (có lý như nhau).
   Hơ hơ, sự tích…Tui biến thành tín đồ của khúc côn cầu là do…bị nhồi nhét bắt đầu từ “truyền thông đại chúng”(thiệt đó), bởi những ngôn từ “hoành tráng”: Môn thể thao vua, màu cờ sắc áo, cộng thêm những lời bình luận “thiên tài”thuộc làu trên ti vi…Và cả những phấn khích hiên ngang ào ra đường phố, hoặc bị mủi lòng vì những giọt nước mắt thua trận “tan nát cõi lòng”…đó là chưa nói đến cá độ,  các quảng cáo tiếp thị quyến rũ khác.
   Có lẽ vậy, mà có…cái thời đến cơ quan, ngồi hàng quán, lang thang phố xá…bị “tuyên truyền” về bóng đá như một kiến thức thời thượng. Từ người dân đến quan chức, từ người bán hàng rong đến kẻ đeo vàng ròng…trai gái, già trẻ xem truyền hình cũng đành chìu chuộng theo bóng đá. Quả là “thức ngủ với bóng đá”…khi nửa đêm hoảng hốt bật dậy vì nghe cả xóm la làng “Dzô dzô…”. Hỏi? ai không bị mê muội, quýnh quáng sao được…(he he).
   Rượu đối ẩm, trà đàm đạo, cây cảnh bon-sai, chim nuôi lồng (ặc)….đều có triết lý nhân sinh trong đó! Thậm chí chữ “Tâm” ái  mộ, hay chữ “Nhẫn” kiên trì...(chữ “Thiện”hơi khó) cũng có thể lồng vào. Vậy thì mắc mớ gì…Bóng đá thể thao đỉnh cao(!) lại không trở thành học thuyết xã hội sao được?
   Tất nhiên, cũng có người không suy nghĩ như vậy?
   - Nè anh!…đá banh, giành nhau một trái bóng, có gì hay đâu mà xem?  
   - Trời…em làm sao hiểu nổi giá trị  “nhân văn bóng đá”!
   - Thôi đi…bạo lực thí mồ, tranh giành, chơi xấu…mất lịch sự.
   Tui dẫn chứng biện hộ:
   - Muốn chiến thắng là phải giành dựt! Hai cha con chơi cờ tướng…thằng con thắng ngồi cười hi hi…mà còn bị ông cha tức quá phang cho u đầu nữa…là đá banh?
   - Nhưng…một mình xem cũng được mắc mớ gì rủ thêm thằng Ku…con nít thức khuya có hại…
   - Chời ui…ít nhất là nó cũng được mắt thấy, tai nghe mấy “thầy” bình luận(tường thuật) viên phủi tay…trực tiếp giảng thuyết, phê bình về chiến lược, thế trận thắng thua…kiến thức tên tuổi, đời tư và…đá vào trận này bao nhiêu quả? Để mai mốt còn đi thi “đường lên đỉnh Olympia”, biết đâu đi thẳng vào đại học, khỏi thi cử…
   - Ủa… sao nghe anh nói…đời là phù du mà?
   Tui phân tích:
   - Ừ…cũng là phù du! Nhưng, có người sống kiểu hư không. Có người thèm…nên cố thưởng thức cho hết cái phù du …
   Tui gật gù đắc ý, chứng tỏ tài cao, mưu lược tung thêm hoả mù:
   - Tình yêu cũng vậy…sự nhạy cảm, ý thích mỗi người mỗi khác…
   - Vậy thì xem tường thuật lại ban ngày cũng được, thức một mình chi lạnh lẽo…
   Hic…chưa chi cái “triết lý” bị bí chỗ này…nhưng cũng ráng gỡ gạc:
   - Xem lại thì không hấp dẫn và đâu còn cái ý chí, tình thần thể thao nữa?
Nàng trề môi:
    - Cái…tinh thần thể thao này có vẻ…mất mát, tai hại quá ha?
   Tui tiếp tục hùng hồn biện chứng:
   - Uống rượu đương nhiên là có hại…Nhưng nếu không “xỉn”…làm sao có sáng tác “bí kíp”võ thuật Tuý quyền nổi tiếng…
   Nàng xí xọn chen ngang…
   - Giang hồ…Hi hi, Anh nói lý luận, triết lý kiểu phim ảnh quá he?
   Tui …á khẩu.

  
  
  
  

  
  

Tâm hồn và vật chất...


Tâm hồn và vật chất…
(Một chút tư duy…)
                " Những kẻ tự cao thường che dấu khuyết điểm nào đó!"

   Có một thời gian dài…người ta hay tranh luận nhau về vật chất và ý thức (chủ thể cơ bản) Đối tượng tranh cãi này, đâu phải để tranh luận, lý (vì có từ nguyên thuỷ). Mà với cho mục đích quan điểm cơ cấu xã hội.
    Thật ra, có cái gì không sinh ra từ vật chất? và có những vật chất nào? cần phải tạo dựng bằng ý thức. Có những vật chất con người… rờ, thấy được. Có những vật chất chỉ cảm nhận…
   Tâm hồn con người đâu chỉ là huyền thoại. Lương tâm đâu phải tung tăng trên hè phố cho người ta thấy!và vật chất cũng không phải lang thang mãi với thời gian. Nhưng sự chuyển dạng của tâm hồn và vật chất bao giờ cũng là sự phân ly. Một sự phân ly thường đem đến hệ quả cao thượng. Nguồn sống vật chất đối với con người là giới hạn, còn nguồn sống của tâm hồn người là bất tận, sáng tạo không ngừng…
   Tâm hồn và vật chất tất cả là hiện sinh…nhưng sự hiện thực khác nhau trong một bản thể. Sự cảm thụ vật chất càng cao thì tâm hồn càng sơ cứng. Tuy nhiên, nếu không còn cảm thụ được vật chất thì tâm hồn sẽ băng giá.
   Ai cũng biết! vật chất là nguồn nuôi dưỡng con người. Nhưng ít ai biết rõ nuôi dưỡng tâm hồn mới tìm được hạnh phúc. Vật chất chỉ là hình hài, còn tâm hồn làm nên giá trị hình hài đó!
   Trong tình yêu thương nếu không có tâm hồn, thì tình yêu thương ấy sẽ biến thành: Ích kỷ, vụ lợi…mà vật chất luôn là món ăn làm dị ứng tâm hồn người. Người ta có thể đi tìm vật chất bằng nhiều phương tiện. Nhưng người ta sẽ không thấy và không biết! Tâm hồn là gì? Nếu người ta không tư hoà nhập bản thể của mình vào giữa cuộc đời hiện hữu…để sáng tạo nên tâm hồn cho vật chất! Bởi vì, con người muốn có tâm hồn, người ta phải nhận thức được giá trị đồng điệu của thiên nhiên.
   Vật chất có thể tạo ra ý thức. Học vấn có thể gầy dựng đạo đức. Nhưng tâm hồn con người phải có từ nổi niềm riêng của vạn vật. Lấy học vấn và thể chất người ta có thể mổ xẻ tâm sinh lý con người. Nhưng tâm hồn con người không lệ thuộc vào điều ấy! Vì tâm hồn người không đơn thuần bằng lý tính.
   Có lẽ, xét về phản ứng tâm lý con người: Một người luôn xun xoe về hình thức thì có thể chỉ ở trong một tài năng kém cỏi, ai khoe về kiến thức thì người đó hay học vẹt…Ai tự đắc về danh vọng, tiền tài họ luôn thiếu thốn hay bệnh hoạn về tâm hồn. Và kẻ tự cao thường che dấu khuyết điểm nào đó!
   Không biết có phải? tâm hồn có phát triển theo thời gian không. Nhưng tâm hồn cần cảm xúc trãi nghiệm, nuôi dưỡng giữa cuộc sống, khi mà vật chất luôn thiếu thốn và không ổn định. Người ta không thể có đạo đức đích thực trong một tâm hồn trống vắng!Một người có tâm hồn nhạy cảm, họ sống tốt với tha nhân như tốt với chính mình. Tâm hồn sinh ra yêu thương. Và yêu thương không đơn thuần chỉ là nguồn sống mà còn là Sự tồn tại…

Văn hoá..."phao" thi...


Văn hoá… “phao”thi.
( Tâm sự…)

   “Cái gì trở thành hiện thực thói quen thì cái đó trở thành văn hoá…Và cái nghĩa văn hoá không phải bao giờ cũng là…thuần phong mỹ tục?!”
   Khái niệm cái từ “Phao”là được đặt tên cho một vật dụng khi ném xuống nước…nó không bị chìm!
   Phao chủ yếu là phương tiện, được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong nghề hàng hải, nghề đánh bắt cá, làm phao tắm và phao cứu sinh dành cứu người khỏi chết đuối. Và nay…có loại dùng trên cạn! Được gọi là : “Phao”thi…(Hic)
   Định nghĩa và công dụng của nó:“Phao” thi? Chẳng có gì là khó hiểu…
   - Nó được làm từ nguyên liệu “Coppy" sách giáo khoa…với cách sắp xếp bé nhỏ hơn.
   - Nó được sản xuất từ những người có “chuyên môn” nhất định!
   - Nó được truyền đi qua nhiều cách thức đến tay thí sinh
   - Và nó chỉ được thực hiện rộng rãi…nếu giám thị cho phép.
   Chẳng biết từ khi nào cái “phao”thi phi giáo dục…đã dùng thành hàng hoá liên tục, hằng năm…trên mặt bằng thị trường xã hội cho học sinh “thí sinh” dùng vượt “vũ môn”qua các kỳ thi cử, bơi qua bể học thức…bỏ lại đằng sau lưng sự trung thực. Khổ thay, nhiều sĩ tử “biết bơi”cũng đành bám lấy “phao” thi như một phong trào tự nhiên…
   Nhưng, đây chưa phải là điều tất các thí sinh muốn mà có được (đâu có quyền)…mà phải “nhờ” vào sự bằng lòng, hổ trợ từ gia đình, xã hội và nhất là những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục tao điều kiện…Điều này! Dù biện hộ, nguỵ biện cách nào người ta cũng không thể chứng minh điều ngược lại? Chẳng qua là diễn biến lộ liễu hay kín đáo!
   Vì không ai có thể đổ thừa vào một “đứa trẻ”(thí sinh) đang bị lệ thuộc vào quy chế… đang phụ thuộc gia đình, bị quan điểm duy ý chí xã hội và cả cơ chế “thành tích” tạo nên sự giả hiệu, nguỵ tạo…
   Nguyên nhân sâu xa ư?
   -  Phải chăng? bắt nguồn từ định kiến tư tưởng Nho giáo “hiếu học”, thi cử nặng nề…
   - Hay ngành giáo dục thiếu tư duy? Kém giáo trình dạy và hoc…xã hội vô tâm nương tựa vào bằng cấp phi lý...
   Và cũng có thể suy nghĩ nông cạn:
   - Người ta quan niệm sai về học thức và ngành nghề…
   - Người ta lẫn lộn giữa thông minh và tài năng, nhu cầu đủ và đúng với nghiệp lực hiện thực…
   - Hay là người ta có quan điểm tiến trình học thuyết “tự đào thải” để hời hợt nghĩ rằng: Ai mạnh hơn, khôn ngoan hơn, may mắn hơn thì tiến xa hơn?
   Nếu chúng ta cũng nghĩ kiểu như thế…thì hãy nên tin rằng: Lũ trẻ cũng chỉ là những kẻ đi tìm may rủi, thắng thua trong cuộc đời…hơn là đi tìm nguyên lý hạnh phúc ở tương lai. Và đương nhiên, chốn xã hội đó! Con người bất chấp mọi phương tiện để đạt đến mục đích cá nhân hơn là suy xét về lương tâm cộng đồng.
   Nếu con người không chịu khó tập bơi…nhưng lại thích bơi lội bên cạnh những chiếc “phao”làm cứu cánh với bộ não rách nát và đôi chân chập chững mù mờ. Thì cả đời họ cũng chỉ quanh quẩn cứu sống lấy chính họ…?
   Người ta vẫn đang “phù du” thích dùng những ngôn từ cao siêu trong lớp học, mà thực ra chỉ dành cho những nhà hiền triết với những ngôn từ đầy ẩn dụ…nên trở thành tối nghĩa, phi thực tế giáo dục: “Học nữa học mãi”, “luyện đức luyện tài”…mà quên đi, hoặc nhấn chìm những điều học cơ bản  trung thựclương tâm rất cần thiết cho nâng tầm xã hội bay nhanh hơn và xa hơn…
   Ôi! Sợ rằng: Khi con người thiếu lương tâm thì mọi giá trị sự thật đều có thể đảo ngược, văn hoá cư xử giữa con người với nhau trở nên hèn hạ, thô thiển…(Buồn!)

Tình mộng...



Tình mộng…

Về bên thềm cũ nhặt hoa rơi…
 Xao xác tình xưa rớt xuống đời
Ngàn năm hờ hững mây bay mãi…
Lãng đãng chiều buông một phận người

 Một đời phiêu bạt kiếp pha phôi 
Tình xa thơ thẩn lối chơi vơi
Làm sao biết được hồn trinh nữ
Lạc Bước trần gian khóc tình người

Tình đợi  ngỡ ngàng lệ người thương…
Tình nhớ  năm nao mộng vô thường…
Một lần ghé bến thuyền trôi mãi
Hụt hẫng tình chờ nợ vấn vương…

Tình sầu mượn gió kết trăm năm
Tình phai rong ruỗi chốn hư không
Người trông chi mãi hình bóng cũ
Níu áo thời gian hận bạc lòng…

Thôi thì hãy tạm ngủ tình quên
Tình ru chi mãi đến buồn tênh
Tình mộng mai mốt ngàn năm tới
Trả nợ tình yêu trả nỗi niềm…
                                        
                                        @thenhan    

Mộng bình thường...


  Mộng bình thường…
      ( vu vơ…)
  Mùa xuân…người ta hay nói đến tình yêu.
  Và tình yêu không phải bao giờ cũng được xem trọng…
  Có người nhiều người nói rằng: “Tình yêu có gì mà ca ngợi? Nó chỉ là vật chất thuộc về nhu cầu sinh lý nguyên thuỷ của đàn ông và đàn bà…”
   Phải…Đó là “biện chứng” duy vật, hiện tượng bình thường của nhục cảm sinh tồn… nhưng lại không bình thường của cảm xúc yêu thương lứa đôi, gia đình hạnh phúc đúng nghĩa...
   Sống ở đời, ai cũng mong ước thành đạt: Danh vọng, tiền tài và tình yêu…
   Nhưng thực tế với một người bình thường: Danh vọng và tiền bạc có thể thoả thuận ở một chừng mực nào đó…còn tình yêu thì không thể lưng chừng, gắng gượng…
   Sự thật: Khi danh vọng chìm nổi, mất mát tiền bạc thì sẽ có nhiều lý do để biện luận hay đổ thừa cho may rủi…Và người ta có thể hy vọng tìm kiếm lại danh vọng, tiền bạc? Bởi vì, nó là thứ vật chất không phân biệt cũ, mới và không có linh hồn, không cần thuỷ chung.
   Nhưng đã mất mát tình yêu! có trách cho số phận? thì cũng đã khiến cho người ta thất vọng, hụt hẫng, đau khổ lấy chính mình, lòng tin yêu đỗ vỡ…Và tình yêu rất khó tìm kiếm. Vì…qui luật thời gian, tâm lý tình yêu…và lời xin lỗi thường muộn màng, không có giá trị trong một cuộc tình…tự trọng.
  Người ta có thể chơi đùa với mọi thứ có trên đời. Nhưng đùa giỡn tình cảm, so đo tính toán, phung phí yêu đương…thì vô tình đã ngu ngốc đánh rơi nhanh giá trị thưởng thức hạnh phúc của chính mình và sẽ có cảm giác cuộc đời nhiều lúc vô nghĩa…mà không hiểu tai sao?
   Tình yêu, lương tâm và đạo đức nhân sinh? không phải mang hình dáng kiêu sa lang thang trên đường phố cho người ta thấy…nó nằm trong cảm xúc thăng hoa của cuộc đời mỗi người…Vì mục đích chính của người đời là phải đến xây dựng ngôi nhà số phận: Yêu thương hay xa cách hững hờ …phần lớn là có hay không một cuộc tình…đi qua hay để lại.
  Về mặt tư duy ta nên nghĩ rằng: Hạnh phúc luôn là sự vay mượn tình người. Nợ tiền, nợ bạc…nợ ân nghĩa! người ta có thể trả cách nầy hay cách khác…Nhưng nợ tình quyến luyến là nợ đời không bao giờ trả hết và…không có quyền trả hoặc không dám trả…

Liều...


Liều…
(Cảm nhận cá nhân...)
   Sự thật, từ trẻ cho đến…già, Tui cũng chưa chắc đủ “chỉ số IQ” để phân tích được thế nào là dũng cảm hay liều lĩnh. Mặc dù, thỉnh thoảng cũng thấy tung toé đâu đó vài ba tia sáng chân lý, để có hiểu được tí chút giá trị…nôm-na của chúng…
   Chuyện những người dũng cảm anh hùng, liều chết trong chiến tranh là vấn đề không nên bàn cãi vì hành động hy sinh đó…vốn đã trở thành quy ước, lịch sử mặc định.
   Khi nói chuyện đời thường, truyện khôn ngoan, ma-lanh…để ganh đua, bon chen, tỵ hiềm trong cuộc sống, thì hoạ may mới có thể hy vọng phân biệt ra một “cái gì đó” để chọn lựa…
   Nhưng thực ra, cũng chẳng phải dễ dàng gì để phân định rạch ròi…vì có nhiều câu thành ngữ, hành động có vẻ rất hiện thực đời sống…na ná như nhau:
    Chẳng hạn, muốn có công danh-sự nghiệp thì người ta bảo:
   - Có chí làm quan, có gan làm giàu…(một là anh em sinh đôi, hai là kỳ phùng địch thủ)
   Yêu nhau thì hãy…cố lên nhá:
   - Thương nhau mấy núi cũng trèo(oải)…Yêu nhau cởi áo cho nhau…(hic).
   Hoặc bí kíp…tán gái:
   -  Nhất cự ly, nhì “chai” mặt.(Hơ hơ…nhát hổng làm được)
   Hay nghệ thuật…dzụ trai:
   - Nude…( không sợ gió và lạnh…).
   Nói chung những chuyện…liều cũng cần có chữ dũng. Vì đâu phải ai cũng cả gan đỏ đen canh bạc cuộc đời, đánh đố danh dự “phù du” của mình được…
   Nhưng…chỉ có một điều: Cái anh Dũng Cảm thường được ca ngợi, còn gã Liều Lĩnh hay bị chê bai.  Nhưng, cũng có nhiều người biện luận (nguỵ biện): “Có bản lĩnh mới dám làm chứ bộ…”.
   Chà…cái chuyện lý luận, so đo đúng sai…Tui đây, cũng thấy tăm tối quá chừng! Lỡ may mắn “thắng làm vua, thua làm giặc”ai dám cãi? Và thường…đôi khi cái tên Dũng Cảm và cái kẻ Liều Lĩnh là anh em cọc-chèo với nhau ai mà biết? Người ngoài như Tui và thiên hạ rất dễ lẫn lộn…(hì hì)
   Nói gì thì nói: “chuyện sai không dám làm, thì không biết Liều…Chuyện đúng không dám nói, là thiếu Dũng cảm.” (hiểu…chết liền). Nghe những câu đại loại như vậy mấy ông viết sách triết học…cũng há mỏ, tai lùng bùng.
   Không biết mọi người nghĩ sao? Với Tui, nói chuyện hay thì dễ , nói chuyện đúng mới khó…Nói chuyện cao siêu chỉ cần học “vẹt”, nhưng muốn nói thực tế đơn giản (simble) mới là chuyện trần ai…
   Chuyện đầu làng, cuối xóm về “anh hùng hảo hớn”thì đâu cũng có, chỉ cần uống vài xị đế là thấy khí phách liều lĩnh lan toả nồng nặc. Hoặc khi nhìn hình ảnh dũng cảm của anh CSGT quyết tâm bắt xe, bằng cách “lấy thân mình lấp”…trên nóc ca-pô cũng đủ ngạc nhiên về sự…dũng cảm. Đó là chưa nói đến rất nhiều người dù hát karaoke dỡ ẹt…vẫn mạnh dạn mở hết công xuất âm thanh cho hàng xóm thưởng thức dù canh trưa hay giấc ngủ tối…
   Nhưng chuyện đó…là chuyện nhỏ như con thỏ (thói quen nói). Chuyện liên quan truyền thông đại chúng mới là chuyện lớn. Nhưng chuyện to đến đâu, cũng chỉ là chuyện ngẫu nhiên văn hoá, xã hội tự nhiên thôi mà…(đúng hông ta?)
   Thời gian gần đây (2010) trên VTV…cũng có vài chuyện…sơ xuất:
   - Chuyện “Người đương thời” Nguyễn Đình Chiến lên ti vi đang là nhân vật biểu tượng giỏi giang…bổng dưng bước ra khỏi màn hình là vào thẳng nhà giam, để lộ rõ nguyên hình là kẻ lừa đảo. (có…gan làm giàu)
   - Chuyện tình cô Lượm được mời lên màn bạc biểu diễn lâm ly…cho “Người xây tổ ấm” Rồi sau đó, khán thính giả mới té ngữa ra là đã bị lượm phải hàng giả, dù đã thực tình khóc thiệt…(Liều…hết biết?).
   - MC Lê Bình dẫn chương trình BTTC trênVTV1 buột miệng vô tư xuất khâủ thành…chửi bậy. (gan to…tự nhiên)
   Nhưng mấy chuyện trên có thể hiểu được nguyên nhân, sự cố. Chỉ có truyện đàn anh MC Lại Văn Sâm (chức danh nhà báo)là khó hiểu…vừa dũng cảm nói tiếng Anh “đu-du-quan-xay-săm-xin-mo…”lại vừa liều lĩnh dịch tiếng Anh theo “nội suy”trong một chương trình có khách quốc tế…Rùi, Phơớt tỉnh ăng-lê chẳng so với ri gì cả.
   Thông cảm hoàn cảnh ư? Nó luôn là“truyền thống”tự nhiên của mọi người. Điều quan trọng là có nguyên cớ gì để cảm thông? Chỉ sợ người có văn hoá khó tính hiểu lầm (liều) là coi thường khán giả…
   Thật ra, Những cuộc giao lưu, hôn phối giữa chàng Dũng Cảm với nàng Liều Lĩnh cũng có lắm fan và cũng thường sản sinh hiện tượng những đứa con chập chững mang những cái tên Ngông chơi trội và Tự Tin kiều diễm …
   Hổng tin ha…? Lên Quyétgu-gồ: Vietnamnet…thấy ngay tít chơi nổi “Cường đô-la và Hà Hồ hôn nhau say đắm”. Thú thật…lần đầu tiên, Tui rất hồi hộp? không phải để xem hai đứa chu mỏ biểu diễn…hay muốn biết cái tên phó nhòm báo chí rãnh rỗi nào hân hạnh được họ cho chụp. Mà…Tui tò mò, thắc mắc xem chàng đứng trên chiếc ghế cao bao nhiêu so với nàng để hôn tới…dù thật lòng Tui thấy họ rất xứng đôi.(thiệt đó).
   Chơi Ngông hay Tự tin cũng rất dễ thành đạt, nổi tiếng…Nhưng cái Ngông của kẻ sĩ thì tự nhiên dễ hiểu, còn cái ngông của kẻ giàu có tức thời xưa nay…vẫn kèm cặp với mấy “ông nhà báo” lộng ngôn, thảnh thơi tốn thời gian, giấy  mực…
   Mặc dầu tuổi đã xế chiều, hoàng hôn đang lấp ló…vậy mà hễ nghe thấy những từ âm vang: Séc-xi hay nuy…là Tui đây,(che dấu làm gì…) cũng thấy bình minh chan hoà trở lại…Nhưng, thành thực mà nói sự rêu rao, sự tự tin dễ sợ như Thu Minh cũng đủ làm Tui muốn…đi tu. (may là có vợ nhà giữ lại).
   Chuyện cá nhân là chuyện bình thường. Nhưng khi trở thành hiện tượng xã hội, phong trào tràn lan không nơi chốn thì trở thành bệnh hoạn, dịch bệnh. Vì đôi khi con người vẫn luôn lầm lẫn, nô lệ cho những mỹ từ tốt đẹp mà quên đi hiện thực giản dị-tự do-hạnh phúc…(Tui cũng vậy).
   Tui viết bài này! không phải cố tình phê phán, bi hài, kịch tính…mà thực sự tâm trí cũng đang rối bời, lòng hoang mang…đục-trong chuyện đời, chuyện quân tử lẫn lộn vị trí tiểu nhân trong xã hội…
   Có lẽ…chúng ta cũng không nên so sánh dũng cảm hay liều lĩnh đúng hay sai, chơi ngông hay đồng hoá ảo tưởng tự tin cuộc đời của riêng ai. Miễn là nó không trở thành quyền lực cho lẽ phải, văn hoá cho xã hội độc đoán…là được!?.
   Bởi vì, tôi nghĩ…tự do nhu cầu của mỗi người cũng có khả năng thay đổi bình đẳng ở tương lai…  
  

Ông Táo hay bà Táo...?


Ông Táo…hay bà Táo?
(Trà dư, tửu lậu…)
   Cứ hễ vào ngày 23 tháng chạp (từ 0h-12 h trưa)…người ta thường cúng đưa ông Táo về trời. Nói theo nghĩa việc tốt là ổng “bố cáo” với Ngọc Hoàng chuyện nhà, chuyện cửa. Còn nói theo kiểu chọc tức cho bỏ ghét là cha này “thèo lẻo”chuyện riêng của nhà người ta…(ơ hay).
   Nhưng, phải thừa nhận rằng làm “vua bếp” ở hậu cung là chắc biết được nhiều chuyện “thâm cung bí sử”, đời sống ẩn chứa hiện thực tối lửa tắt đèn: Nào là chuyện đường phố tấp nập rêu rao, kẻ chợ nhộn nhịp buôn chuyện…đều là những nơi dễ thâu lượm tin tức nóng hổi. Nồi nêu xoong chảo bị đập vỡ do đâu? Chuyện lùm xùm ông làng xóm, bà láng giềng…(tui thì ngây thơ)và nhất là chuyện ăn vụng, bỏ tiêu-hành-ớt-tỏi nhiều hay ít …he he.
   Những chuyện như trên, dù xấu hay tốt…cộng lại cũng là chuyện dzui. Chỉ khổ cho ông Táo là suốt kiếp này sang đời đời kiếp khác vẫn làm thân phận dòm ngó, nghe ngóng chuyện thiên hạ, làm “mật thám” tường thuật lại cho “cấp trên” ngồi nghe, hóng chuyện trần gian, bày mưu tính kế…để đó.
   Cũng mang cái tên là :Táo…Nhưng, “lịch sử”, xuất xứ lý do trở thành thần thánh, tay sai Ngọc Hoàng khác nhau: Ông “Táo Tàu” chỉ có một mình nên vất vả, quan cách...Còn ông “Táo Ta” có hai ông Táo do một bà vợ chỉ huy…nên cũng khiêm tốn, rãnh rỗi (Tui suy luận), chỉ sợ hay cãi lộn: Chồng lớn-chồng bé thui…(hi hi).
   Theo tui si nghĩ: Ông Táo người Trung Hoa giống như nhân vật tín ngưỡng phân cấp quan lại. Còn ông Táo nhà ta phần lớn chỉ có thể là tập tục văn hoá từ một câu chuyện như cổ tích về tình nghĩa vợ chồng do hoàn cảnh xô đẩy rất đời thường. Bởi vậy, ít có ai tìm hiểu xuất xứ của ông Táo từ đâu mà có, đúng hay sai…?(mèn ơi! chẳng có gì quan trọng).
   Điều quan trọng là…có ông Táo giàu và ông Táo nghèo?!
   Vật phẩm tiễn ông Táo ba miền khác nhau?!
   Không biết ông Táo có ăn hối lộ “Thời thế thế thời” không? Nếu có…thì chắc ông Táo nhà giàu ăn mặc sang trọng hơn, mập hơn, tai to, mặt lớn hơn, ít đen nhẽm hơn…chắc dễ bị Thiên Lôi phát hiện…tướng tốt, hàng ngũ đại gia…(khà khà)
   Cái khó là ông táo miền bắc cưỡi Cá (chép), miền trung thì cưỡi Ngựa, miền nam lại cưỡi Cò…(he he). Nhưng may mắn là bằng…giấy, nên chưa chắc con nào đắt hơn con nào. Ấy vậy…cũng có người mua con vật thật về cúng, nhưng Cò không ai bán, Ngựa thì đắt tiền…chỉ có Cá chép là dễ mua, dễ cúng, dễ xơi…vì nó không bay, không chạy mất.
   Ông “thần” Táo Trung quốc chắc là cô độc đi mây về gió. Còn ông “thánh” Táo xứ mình? cưỡi cá chép, Ngựa, Cò…Bởi vì, có ba người: 2 ông Táo luôn kèm bà Táo chắc là phải chậm…(tui tưởng tượng). Vì, phải mất thời gian dàn xếp ổn thoả, ai ngồi trước-ai ngồi sau? Đương nhiên là bà Táo phải ngồi giữa…vậy? ai không muốn ngồi sau… (chậc!).
   Hiểu chuyện dương gian là phải nói đến ông Táo…mà muốn biết chuyện tếu Táo là phải biết tuyên truyền thị phi…hô hơ (khó hiểu thiệt). Nhưng, thật lòng mà nói tui khoái chuyện Táo nhà mình, không phải một bà lấy hai chồng đâu nha…(mấy blog girl đừng có ham hố)…mà chính vì câu chuyện dám hy sinh bởi tình nghĩa “yêu” của họ (ai muốn biết truyện thì vào google…).
   Mà hay à nghen…và lạ là cái chỗ nhà nào cũng cúng ông Táo…ủa bà Táo! Kể cả những người theo khổng giáo “chính chuyên một chồng”. Còn ai không thờ ông Táo, thì cũng cứ cúng đi (biết đâu)…Vì đây không phải là tín ngưỡng, mà chỉ là tập tục văn hoá nhân gian xứ mình…cũng giống như đốt đèn cầy, thắp nhan vậy.
   Dẫu sao cũng hãy nhiệt tình chuẩn bị tiễn biệt chuyện cũ chào đón chuyện mới và chờ Tết đến, tết qua để…tiếp tục nói chuyện xưa, chuyện nay, chuyện thế gian vụng dại: Hỉ, nộ, ái, ố… chuyện sâu thẳm nhân gian truyền kỳ.(hi hi).

Xếp loại đạo đức...


Xếp loại…đạo đức

   Một bà mẹ láng giềng đang…răn dạy đứa con của mình. Cứ một câu hỏi “tại sao” là bà quất một roi vào mông đứa nhỏ:
   - Tại sao: “không thường xuyên học bài” hả?
   - Tại sao “chưa chấp hành tốt nề nếp”…hả?
   - Tại  sao“Không tham gia tốt các phong trào”…hả?
   - Rút cuộc là…Tại sao để bị xếp loại đạo đức yếu …hả?
    À…thì ra bà mẹ đang cầm bảng xếp loại…cuối niên học. Vừa đọc từng chữ(như đọc diễn văn) vừa…nhịp roi.
   Tui cũng ngạc nhiên…lục lọi mọi ngôn ngữ Việt để hiểu…và suy diễn:
   - “Không thường xuyên học bài” có nghĩa cũng có học…lai rai. Nhưng mà thầy cô nào? mà giỏi (hiện đại) thiệt! biết học sinh ở nhà không học bài?(chắc gắn camera…) Biết đâu có đứa cố học mà vì không có năng khiếu học thuộc lòng? Chà!chà…nếu ghi: “Ít khi…thuộc bài”…thì tui đã hiểu, khỏi suy luận rùi
   -“Nề nếp” tui đã thông minh dịch ra là…nội qui nhà trường. Má ơi!...vậy mà lúc đầu tui cứ tưởng thằng nhỏ học lớp 8 rồi mà còn luộm thuộm, bừa bãi…mọi thứ, chả phân loại được nếp, tẻ gì cả…(ủa nhầm hông ta?).
   - Chuyện “phong trào”…tui phải phân tích một chặp mới hỉu…được sự “chấp hành” liên quan trong công tác sinh hoạt Đoàn, đội, lớp, trường gì gì đó…(mù mờ quá!).
   Nhưng 3 điều trên chưa có gì đáng “hot’…bằng từ ngữ  Đạo đức yếu .
   Giả dụ (he he): “Đạo đức” là Hạnh kiểm của học sinh, “yếu” có nghĩa là…kém! Thì thiệt tình “thằng tui”cũng chẳng biết đóng ngoặc kép từ nào. Công nhận…(ặc)ngôn ngữ phê bình, nhận xét mà cũng dùng chữ…tượng hình, tượng ý (sáng tác) nghe có vẻ ngôn ngữ văn học…nói, hơn là ngôn ngữ văn bản viết…
   Cái kiểu này…phải xuất bản quyển từ điển đạo đức để…phân biệt rạch ròi cụ thể mới được. Nếu không sẽ nhầm lẫn…thuộc về lương tâm, hành động hay học hành giỏi dở.
   Nghe bà mẹ phán một câu rất “lôgich”:
   - Những đứa đạo đức yếu là bao giờ cũng học sinh…yếu! và suy ra…mày học dốt là đạo đức mày không tốt…
   Nghe câu này hình như…”miên man” chút gì đó mệnh đề đảo hay triết học…suy tưởng (Oái ăm!).
   - Con nhà người ta là học sinh tiên tiến mà tại sao mày…lùi?
   Có nhiều người nói ngôn ngữ…mình đa dạng và…rộng nghĩa. Tui không biết đó là ý khen chê, tự hào hay bực dọc? Nhưng, với “thằng tui”từ xưa đến nay chỉ nghĩ từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa đơn giản lắm: Xấu với tốt, yếu với mạnh, khá với kém, hoặc tiên tiên với…hậu tiến (ha ha).
   Nghe Tui thổ lộ tư duy…chắc mọi người cười…ruồi cho rằng: Tui “yếu”vốn từ, hay quá chân chất, mộc mạc, thiếu lãng tử ngôn ngữ sâu xa, cải cách, đổi mới (he he)…
   Hôm sau…được dịp, tui gợi ý bà mẹ hàng xóm nọ:
   - Thằng cu bên nhà…thấy ít đi chơi đàn đúm, có vẻ vâng lời bố mẹ quá ha?
   Bà mẹ vui vẻ:
   - Dà…nó ngoan lắm anh, không dám cãi lời em bao giờ…Ở gần nhà, anh biết mà!
   - Ừa…! trông nó có vẻ hiền lành…
   - Nó hiền khô à…con chó, con mèo cũng không đánh đập bao giờ…
   Tui thắc mắc:
   - Ủa…sao hôm qua, vừa đánh vừa bảo đạo đức nó kém…lắm!
   Bà mẹ thanh minh:
   - Đâu có anh!...chỉ yếu thôi…(ủa)
   Nói đến đó…bà mẹ bỗng hoang mang…còn Tui thì ngỡ ngàng !?
  

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Lạc lối địa đàng...


Lạc lối địa đàng…
( …Hát vu vơ cho đời thắp nắng!)  
   Những niềm tin phiêu bạt…
   “ Không biết có tự bao giờ, loài người xuất hiện ở nơi đây? Con người bước vào đời thế gian mang theo nhiều hành trang trĩu nặng sinh tồn: Bao nhiêu mơ ước, hoài bão chất đầy những rong rêu quá khứ và vọng tưởng ở tương lai.
   Đôi khi lãng quên những khát khao hiện tại, trần trụi với thời gian, con người mơ thấy thiên đường hạnh phúc, cứu rỗi xa xôi, niết bàn cô độc dịu vợi….Nhưng đời người lại trôi nhanh, không kịp quay đầu nhìn lại, chưa đủ thưởng thức, chỉ vừa cảm nhận đã chia phôi…
   Những vui buồn bất chợt, thấp thỏm trong đau khổ hạnh phúc đang xen lẫn với âu lo cho ngày mai...Và nếu người vẫn thấy cuộc đời rực rỡ, thì lẫn khuất đâu đó thói đời lại tối tăm…
   Tâm hồn người càng lớn! thì sẽ thấy lòng người quá cạn. Người cảm thấy trần gian mênh mông, thì sẽ nhận ra cõi đời quá hẹp, quá ngắn không đủ để phiêu lưu, rong chơi về cuối chân trời vô định…
   Giả sử một hôm, Người dừng chân bên dòng sông cạn. Cúi nhìn cát sỏi bơ vơ, niềm tin vu vơ,  trơ trẽn…đâu đó, một vài tình yêu lạc lõng. Đầu nguồn cuối bãi mơ hồ những sợi tóc giăng tơ, phất phơ xiêm áo vật vờ mộng mị…
   Khi ấy!  non xưa sẽ hẫng hụt theo thời gian, chân trời bàn bạc giữa đám mây trời hoang phế! Người hãy cố đưa tay bắt lấy những ngọn gió cô liêu, gom góp lại, cố thổi nguồn sống vào đây… những tâm tư mơ hồ còn trong sáng…!!”
   Biết đâu nguồn cội…
   Có lẽ đã từ lâu, Con người muốn biết cuộc đời là gì? Niềm tin xây dựng xã hội có bao nhiêu hình dáng và làm sao hiểu được chân lý hạnh phúc cơ bản của loài người, của mình là gì và ở đâu…?
   Biết bao nhiêu học thuyết, triết lý tôn giáo, các nhà khoa học lẫn các học giả đều có những học thuyết, biện chứng…trong cả những giáo điều, kinh kệ cao siêu. Tất cả, chỉ nhằm một mục đích để cứu rỗi, chứng minh chân lý thế giới, nhân sinh quan con người, tổ chức xã hội, cuộc đời…là hữu hạn hay vô hạn bằng quan điểm hay đức tin của mình :Nhận định hay tìm thấy.
   Thực ra…mọi niềm tin trên đều có giá trị thực tế (sự tồn tại) riêng của chúng. Nhưng chỉ sợ những điều mơ ước chính đáng hay ho đó! Con người hoặc xã hội kia với tư tưởng cực đoan, xác lập nên một quan điểm sống. Từ quan điểm sinh ra tư tưởng hình thành lối sống, hành động để tạo ra định mệnh cho chính họ và cũng vô tình hay cố ý tuỳ tiện ấn định số phận người khác…Và vì quan điểm giống nhau hay khác nhau cũng vậy, đều tạo nên sự cạnh tranh hoặc chống đối lẫn nhau và trở thành ích kỷ, cư xử mơ hồ giữa sự công bằng và bình đẳng, dẫn đến trò chơi may rủi thiện ác, sáng tối cuộc đời, hoặc chỉ chất đầy thêm nỗi hoang mang định mệnh vu vơ cho xã hội…
   Khơi nguồn ý thức…
   Những ý tưởng con người, có đôi khi: Không khởi nguồn từ kiến thức uyên thâm, bằng học vị khoa học, xã hội hay cơ sở khảo cứu, trãi nghiệm…mà chỉ đơn giản từ vạn vật, sự kiện đời sống liên kết suy luận….
   Bỡi lẽ, sự sống của một đời người không dài lắm. người ta không có mặt ở mọi nơi để xác nhận điều gì: “Có thật hay không có thật?” Hơn nữa, phải chăng sự đúng đâu ở từ hiện tượng nhìn thấy bởi đôi mắt, mà bằng trí tuệ…Thế giới quan phần còn lại của sự đời, chỉ đơn giản là nhận thức từ luận để biết đôi điều: có lý hay không hợp lý mà thôi…
   Trong đời sống sự nghiệp. Người ta thành công giữa xã hội, phần lớn là nhờ học vấn nghề nghiệp. Những bằng cấp học vị chuyên môn giúp họ có khả năng được một vị trí nào đó ở xã hội, hoặc có cơ sở, điều kiện thúc đẩy tài năng phát triển thực dụng cho cuộc sống mưu sinh thuần tuý.
   Nhưng những điêù trên chỉ nói lên khả năng vừa đủ của một con người thuộc về một lĩnh vực nào mà thôi. Không ai dám chắc rằng: Những người có học vị là có đủ ý thức về văn hoá nhân cách…Và không phải các nhà chính trị tài năng đều có đạo đức, hay những người giàu có đều cần học thức…
   Mọi sự thật, trong cuộc đời của mỗi người thành đạt, không đơn giản từ bất kỳ một lớp học nào…Và sự đúng cũng chưa phải là trí thức nhân sinh, mặc dù nó là đỉnh cao trí tuệ của xã hội. Vì…không ai dám khẳng định điều gian manh của trí thức và sự nhẫn tâm của kẻ thiếu học vấn là khác nhau…
   Tất cả đều có thể trở nên bất hạnh…nếu do cố chấp từ nhận thức huyễn hoặc, tô vẽ ánh sáng danh vọng mưu sinh cuộc đời…rồi háo hức lao vào đời tham vọng đấu tranh giành giựt hạnh phúc người này, để lại nổi đau cho người khác.
   Trong đời sống tình yêu lứa đôi, con người thường mong ước có được giá trị cảm xúc thể xác đồng điệu với tâm hồn. Nhưng…tình yêu đâu phải luôn là hiện thực của may mắn chung thuỷ và tồn tại bất biến…Sự nhầm lẫn “lâu đài tình ái” giữa mộng và thực cũng khiến cho người ta dễ ngộ nhận: Ảo tưởng hay đam mê, lý tưởng với trần trụi, thơ ca và nhục cảm…
 Nhưng mà…hình như cũng có những điều tưởng chừng như đơn giản lại là thực tế dễ thành công khi đi tìm hạnh phúc bình yên trong cuộc đời người:
   - Đôi khi kiến thức sách vở lý thuyết suông…không đủ thực tế kiếm sống hay điều hoà hạnh phúc bằng: Luyện tập tài năng…vụn vặt thích ứng với mọi hoàn cảnh .
   - Người có giáo dục hiểu biết thực tế vào đời, là cần phải biết: Rèn luyện sức khoẻ, học tập nghệ thuật …để có được tinh thần minh mẫn, biết thưởng thức văn hoá, bản lĩnh chịu đựng và tự vệ giữa cuộc đời còn nhiều bất công, rủi ro …
   - Đạo đức nhân sinh trung thực là phải biết thân thiện, cảm ơn nhau…mọi thành phần, nghành nghề xã hội trên phương diện bình đẵng cộng sinh chứ không phải chỉ là giáo dục hô hào đòi hỏi về báo đáp ơn nghĩa, công ơn dưỡng dục mà lẽ ra(sự thật)thuộc về trách nhiệm đảm nhận, công lao nghề nghiệp thường tình …mà ai cũng biết!?
   - Tình yêu là sự rung động hồn nhiên…không phải là vì đèo bồng, so sánh. Tình ái lâu bền là biết thức tỉnh sự lãng mạn từ hiện thưc, chứ không phải gây ghiện si mê, mông muội, viễn vông…
   Ngôn ngữ giáo dục bao giờ cũng hợp lý…đúng vậy! Tuy nhiên, mọi giá trị hùng biện chân lý…nếu vượt qua ranh giới hoà đồng chân chính đều có mặt trái vô nghĩa của chúng.! Sự nhồi nhét khách sáo lý thuyết ràng buộc, quyền hành, áp đặt… kết quả chỉ khiến cho thực tế hành động trở nên bon chen, so đo, tính toán, liều lĩnh…và từ đó sẽ có cảm giác nô lệ tư tưởng, trả vay sự đời, làm cuộc sống trở nên lo toan, bực dọc, nghi ngờ nặng nề hơn.
   Người ta hay nói về đạo đức “xuống cấp”…Thực tế, đạo đức nhân sinh không phải định kiến từ thước đo của bất kỳ một tư tưởng nào, thời điểm nào?! Chỉ có học vấn nhân loại tiến bộ mới làm cho đạo đức con người mở rộng tha nhân đủ nghĩa hơn. Sự “tha hoá”chẳng qua là khi cái ác lộng hành hơn cái thiện
   Phải chăng…ngăn ngừa tội ác là nhờ biện pháp, cách cư xử có trách nhiệm, trình độ của luật pháp? Điều thiện thì phụ thuộc vào học vấn giáo dục tâm lý nhân sinh…còn ý thức vốn là sự nẩy mầm tự nguyện và có lẽ…nó thường bắt nguồn từ niềm tin yêu cuộc sống!?...

  
  

Kiếp đời...


Kiếp đời…
(Lý sự lãng tử…)
   Hic…!Có lẽ, người ta hay nói “kiếp” là muốn nói đến cái nghiệp nợ thân phận phải trả (?)…
   Chắc không ai xa lạ gì? Vì trong ca dao, tục ngữ hay các tác phẩm văn học cũng đã từng thể hiện minh chứng về những mệnh đề số kiếp đó:
   - Kiếp nghèo: Được mô tả trong các tác phẩm: Đời thừa, Sống mòn(Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), Tắt đèn (Ngô Tất Tố)…
   - Kiếp hồng nhan: Kiều, Độc tiểu thanh ký (Nguyễn Du)…
   - Kiếp cầm ca: Thì từ trong lịch sử, các triều đại xưa kể cả Á- Âu…đều cho là nghề mạt hạng, bị phân biệt đối xử. Về tâm sự…thì là nghiệp đam mê “kiếp tằm phải nhả…”.
   - Kiếp làm quan: Là con đường “Hoạn lộ”trong quy luật vận số chao đảo chính trường, “Quan nhất thời, dân vạn đại”…
    Những điều “định mệnh” trên cho đến bây giờ. Không biết thời hiện đại đã thay đổi vận mệnh chưa?

    + Kiếp nghèo thì khỏi cần bàn cãi: Thiếu trước hụt sau, bị đồng tiền hiếp đáp, xui rủi học hành, tình duyên gia đạo thường trắc trở…chỉ hên là khỏi lo có gì để mất, đỡ mất thời gian đếm tiền, tốn công che dấu của cải…không rãnh hơi tiếp khách hoặc không có khách để tiếp…(hi hi)
   Kiếp nghèo đâu chỉ dành cho những người lao động, chân lấm, tay bùn…(Vợ nhặt, Tắt đèn) mà cả những người trí thức (Đời thừa, Sống mòn)…Nếu vậy, đôi khi kiếp nghèo không chừa một ai…bị “lên voi xuống chó”, “ai giàu ba họ ai khó ba đời?”. Nhưng, nghèo vật chất còn hy vọng thời thế, hên sui…sợ “Nghèo”sức khoẻ, trí tuệ, kiến thức mới kiệt quệ… 
   Riêng, 3 cái kiếp còn lại thì phần nhiều ai cũng thích…

   + Kiếp hồng nhan “thời đại”cũng đều là phận má hồng! Ai không muốn đẹp? Đẹp thì mới có cơ hội thi hoa hậu, chụp ảnh nude, mạnh dạn tiếp cận đại gia, vương giả…xin làm “Hồng nhan tri kỷ”. Nên bây giờ “kiếp”này hình như cũng…có cánh:“Làm con gái thật là tuyệt”…(he he)
   Ủa…hay là “hồng nhan” đã ưu tiên đổi mới, thay kiếp rồi?
   Hic…Sinh ra con gái thích thiệt! Nhưng lo thí mồ…Sợ đủ thứ: Sợ xấu ế chồng, sợ đẹp bị dzụ, sợ nghèo nhắm mắt làm dâu thiên hạ xa lắc, sợ một lần ham dzui chín tháng nặng bụng…Đó là chưa nói những “phụ tùng” bất tiện, trong cuộc sống đeo mang đủ thứ vụn vặt. Đã thế! Còn phải chịu khó, tốn kém công sức trau dồi “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” làm đẹp cho con trai nó thèm…(Ực)

   + Nghề cầm ca ngày nay không còn là “nghề mua vui” nữa, hiện đã được nâng cao ở tầm nghệ sĩ…Đôi khi, cũng còn được phong tước hiệu vinh danh tài năng cống hiến. Nhất là trong hiện trạng cơ chế văn hoá có những độc quyền kinh doanh. Nên nếu được thừa nhận “nổi tiếng”, ưu tiên, nhiều “fan”…thì chỉ một sớm một chiều trở thành giàu có…nhí nhảnh đi làm từ thiện, tiếng tăm hơn cả tên tuổi các nhà khoa học, danh nhân…mấy ông làm chính trị.
    Nhưng cũng chính vì đó mà “trời đánh ghen” bằng cách khác. Phải vác lều chõng đi thi từ tiếng hát karaoke trong nhà, sang nhà hàng xóm cho đến…“got talent”, chịu nhiều dư luận, “bút, ảnh” chặt chém…Vì vậy, chắc hẵn con đường bon chen rất chật chội, “máu lửa”hậu trường, rủi nhiều hơn may…Đó là chưa nói tính cách “Sao”xẹt mơ hồ, bệnh mộng ảo phiêu linh nghề ca kỷ, khiến cho cái nghiệp “đỉnh” hạnh phúc thường có giới hạn…Và khi vui quá cao thì nỗi buồn sâu thẳm khó vượt qua, trèo lên…

   + Các quan thời này khác thời xưa là không cân đai, áo mũ cánh chuồn chuồn, không nhờ dân võng lộng, khiêng kiệu nữa…
  Nhưng, “kiếp làm quan”vẫn…bực bội và khổ như xưa! Vì trừ những lời nịnh bợ gần giống nhau, “I chang”…được khen thì ít, chê thì nhiều. Làm quan nhỏ thì thấy hèn mọn, bị sai vặt. Làm quan lớn thì phải vắt chân…lên trán, trằn trọc "tư duy" giữ ghế ngồi, bởi ai cũng muốn thấy nó bỏ trống…mà giành dựt.
   Cái quy luật đấu tranh sinh tồn ở đây không chỉ mánh khoé, sức mạnh võ đài… mà phần lớn cần mưu sĩ như “tam quốc diễn nghĩa”, cần trí trá, không nhân nhượng, nên muốn làm quan đâu có dễ? Với môi trường, qui luật như thế…mấy cái bằng cấp chuyên môn ư? Chưa đủ làm giấy thông hành lót đường đến cổng “ngọ môn”mà thi thố quyền lực…
   Thời…thể chế các ngành, nghề chuyên môn phần lớn do quan phụ trách. Thật là mệt! khi người ta không gọi “thầy”, mà gọi là “Quan” hiệu trưởng mới đau lòng…và dễ bị cách chức. Đó là chưa nói có loại “kiếp”làm quan được quyền ra lệnh, mà lại không được khoe chữ ký đẹp…(đau khổ quá)

    Thời nào cũng vậy! Suy cho cùng cũng chỉ là nghề nghiệp kiếm sống! Đơn giản là có quyền chức thì quyền lợi cũng kèm theo…ít nhất là hơn được người dân đen.
    Nhưng, cũng là chuyện đời muôn thuở, chuyện lòng người đổi trắng thay đen! Cái máu làm chính trị (lý tưởng) thì rất ít, hiếm…mà thói tính, mưu đồ, kẻ trục lợi làm quan lại rất nhiều. Nên khổ cũng đúng! chỉ sướng là ít nhất cũng có vài người khép nép dạ thưa…
   Hơ hơ…cái “kiếp đời” thật là dzui hé? phiêu diêu...