Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Gía trị từ xác chết con ruồi...


 Giá trị từ xác chết con ruồi…



   Chẳng ai quan tâm đến cái chết con ruồi! Xác chết của nó cũng không để lại tài sản gì? Chỉ làm người ta sợ…mất vệ sinh(cười)!

   Nhưng, có ngờ đâu…cái chết không đúng chỗ, xác nằm bậy bạ của một con ruồi trong chai nước “number one” lại có gía trị thức tỉnh cho một lẽ phải? Vì trước khi vứt bỏ hay đem chôn(?) nó đã chứng minh “pháp lý” được cái sai trái vụ lợi cá nhân…đồng thời “công lý” dư luận cũng nhận ra thói hành xử cực đoan thắng thua, có vẻ “thấp hèn” của một tập thể công ty lớn. Một kiểu ngu ngốc của lòng tham đồng tiền bất chính đụng phải những bộ não tầm thường trong kinh doanh…

   Đồng tiền phi lý…thường dẫn dắt những người quá “tự tin” đến cõi mù lòa, để ảo tưởng loại “bản lĩnh” sang chảnh, phần lớn được xây dựng từ nền móng của sự dối lừa. “Tự tin và bản lĩnh” là cụm từ an ủi…mà người ta hay nhắc đến trong một nhóm người đang mới chập chững bước vào chơi với thế giới đã tràn đầy “kỹ năng và kiến thức”…

    Dối lừa hay bị lừa dối chỉ là thói đời nông cạn, thiếu kiến thức đạo đức xã hội cộng sinh: Họ dối mình để lừa người và khi đã lừa người đành phải tự dối mình? Sở dĩ, người ta hay dùng “thuyết âm mưu” vì nghĩ rằng: Trong một đám đông nào đó họa may chỉ có vài người hiểu biết…

   Học thuyết lọc lừa được miêu tả bằng chiêu thức: Nói dối với một người dễ hơn với nhiều người và lừa nhiều người dễ hơn lừa một người. Nhưng, dù xảo thuật đến đâu cũng sẽ phơi bày mọi sự thật theo thời gian: “Ngoại cảm” tìm xương người chết, thiết bị “tiết chế” điện, dụng cụ “giảm” xăng tiêu thụ, máy “đuổi” côn trùng, thảo mộc trị “bá bệnh” là sự dối lừa trong một môi trường rời rạc, khi lòng người còn cố chấp ích kỷ…

   Người ta bị lừa bởi lòng tham hoặc do lười tiếp nhận kiến thức. Vì…chỉ cần hiểu chút ít căn bản các tôn giáo (giá trị tâm linh, tri kiến) hoặc học thức phổ thông trung học (tính chất cấu tạo, sử dụng vật lý về điện, động cơ đốt trong và hóa sinh học) thì cũng đủ loại chúng ra khỏi lý luận thực tế…

   Dân trí là gì? Dân trí chính là nhận thức cộng đồng! Có nghĩa là người ta phải có tính nhân văn, biết tôn trọng người để đặt quyền lợi của cộng đồng xã hội lên trên hết! Nếu vậy: Bằng cấp, học vị và cả thiên tài…chưa hẳn đã đủ chứng minh là người có văn hóa hay dân trí? Nó chỉ có thể cho ta biết lấp ló về chuyên môn hoặc tài cán…

   Chúng ta đang ở trong thời kỳ “thị trường tiêu thụ” nên xã hội đó có thể dẫn dắt thiên hạ mua bán mọi thứ. Nó có thể làm thay đổi tập quán, nếp nghĩ “nhân văn” theo hướng vừa thực dụng, vừa ảo tưởng một cách phí phạm: Thần tượng Show biz, lý tưởng đồng tiền, ngộ nhận bóng đá, hoa hậu, gam show từ đó dễ hình thành tư tưởng với những hoài bảo, ước mơ qúa đồ sộ cho tượng đài, chùa chiền, thờ tự thần thánh hóa cuộc đời, tâm thần đã khiến con người trở nên bảo thủ, vị kỷ…

    Nhưng, Tôi vẫn là người có nhiều lạc quan, sẽ tin vào những điều tốt đẹp ở ngày mai! Bởi, khi cái xấu đi đến tận cùng của cái ác thì cái thiện sẽ bắt đầu thực sự tỉnh giấc, hồi sinh…

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Giấc mơ đời...

Giấc mơ đời



Từng ngày xuống phố                             
Đong đưa nhịp đời phiêu lãng
Môi ngoan nụ cười ai đó
Thơm đời vỗ về…

Tình nào khuất lấp
Xe đưa mặt người xa khuất
Mang theo mộng đời hun hút
Cuối đường áo lộng…

Yêu thương đi chân buồn phố đời
Vòng tay buông lơi gầy nỗi nhớ
Có tiếng hát tình ái bơ vơ
Ôi! Ngây thơ ngày tháng yêu người

Dòng người vẫn thế
Loanh quanh một đời mưa nắng
Lao xao chuyện ngày xa vắng
Thương mùa lỗi hẹn …

                                Thế Nhân

P/s:
   Bài hát này soạn cho ton Mi thứ (Em)! Với cây đàn guitar…hợp âm Em là bấm đơn giản nhất bằng 2 ngón (nốt sì và mi) còn tất cả đều buông. Điều đó sẽ dễ dàng cho ai mới tập đệm hợp âm (không mỏi và đau tay).
   Đối với hợp âm trên đàn piano chỉ là tăng (giảm) cung bậc. Nhưng, với đàn guitar sẽ cho ra một âm hưởng đặc biệt, bởi các dây buông (ngân tự do), nên nghe âm thanh như buông lơi, bước chân đi, nước chảy và nhẹ như lá vàng rơi…
   Cách di chuyển hợp âm đơn giản và dễ bấm từ: Em, Am, B7…G, C, D7 cũng rất thuận lợi…
  Ngoài ra, nhằm giới thiệu cách “đong đưa’ một loại nhạc tự tình (trữ tình) mang âm hưởng dòng nhạc của các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An…

   Một bản nhạc phần lớn dùng 3 hợp âm chính là đủ (trừ trường hợp đặc biệt). Ở đây, tôi sử dụng Am quảng 8 (nâng giọng) hay C, B là cho có vẻ “mượt mà” (cười) mà thôi! Mục đích là để các bạn biết: Ta có thể chỉ dùng hợp âm để đệm và intro  (hoặc dùng để vào nhạc đơn giản bằng cách chạy hợp âm theo nguyên lý…đệm cho những bản nhạc mà ta chưa biết, chưa thuộc…). và quan trọng nữa là các hợp âm tôi đã bỏ đi các nốt thừa (khi sử dụng điệu Slow) với các thế bấm không dùng lực nhiều.  

   Nếu bản nhạc với ton Em hát quá cao (so với giọng nữ)...ta có thể hạ xuống ton Bm (vì ton này có kết hợp với Em )


Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Nỗi buồn của những nàng "Diva"...

    Nỗi buồn của những nàng “Diva”…



   Cũng như mọi đề tài khác…Tôi thường viết để tìm hiểu về một định mệnh (giá trị thực)hoặc đưa ra một thông tin... không có mục đích phê phán(!) Vì chẳng ai phê phán bởi những lý do đồn thổi vu vơ,  sự hạn chế quan niệm, kiến thức (nhất là về nghệ thuật). Và nếu có lời nặng nhẹ? Thì chẳng qua là ngữ điệu trãi lòng, bực bội (cười) thoáng qua…

   Về lĩnh vực ca hát? Tôi chỉ lang thang đây đó…quan sát, lắng nghe và cũng cố tình nhặt nhạnh được vài chi tiết thay đổi qua thời gian phát triển âm nhạc trình diễn. Tât nhiên, ở đây chỉ là câu chuyện nghệ thuật trong phạm vi hẹp? Nhưng, hy vọng cũng có chút gia vị, vài kiến thức sơ đẳng cho những ai muốn tìm hiểu về kỹ thuật thanh nhạc, hoặc thử thưởng thức thế nào là  giọng (cách) hát hay

   Diva…nàng là ai?
   Chúng ta đều biết ý nghĩa Diva có nguồn gốc từ tiếng Italy cổ xưa, một danh hiệu được giới mộ điệu hình tượng hóa Nữ thần...mục đích là để suy tôn cho những giọng ca (operra) nữ trứ danh, có sức ảnh hưởng thế giới nghệ thuật bởi tài năng, biến hóa kỹ thuật với chất giọng đặc biệt hiếm có…

    Opera khởi nguồn kết hợp ca-nhạc-kịch, một trường phái nghệ thuật sử dụng thanh nhạc đầu tiên trình diễn sân khấu đã có từ lâu ở châu âu (năm 1600). Đó lối hát biến tấu nhiều âm vực dùng ca từ biểu diễn kịch nghệ, mang đậm chất kỹ thuật xử lý diễn tấu bằng thanh nhạc…

   Nhưng, so với trào lưu âm nhạc hiện nay: Giọng hát kiểu Diva (operra) chỉ còn là một trường phái cổ điển (1800). Vì tân nhạc đương đại (đại chúng) thịnh hành ở thế kỷ 20 phát triển rất đa dạng, nhiều thể loại ca khúc, nhạc điệu với nhạc cụ hiện đại hóa điện tử âm thanh đã rộng mở vào đời sống âm nhạc quần chúng…nên phong cách trình diễn và quan niệm giọng hát hay (cách nhả từ) cũng đã thay đổi:  hướng nhiều về cảm xúc tự nhiên hơn là biểu diễn theo trường phái phô trương kỹ thuật thanh nhạc dùng cho ca kịch...

   Hiện nay, các lớp "thanh nhạc" của chúng ta vẫn còn hướng dẫn học viên theo lối hát (phát âm) kiểu “Opera”. Nếu nói về lợi ích? Thì đó là kỹ thuật luyện hơi làm thanh quản khỏe hơn, mở rộng âm vực (quãng nhạc, điều phối cao thấp), biết cách ngân nga với các nguyên âm (a, e, i, o, u) để biến đổi từ tiếng nói người thành (có) một hợp âm hát vang, rung hoặc kéo dài…để dễ hòa quyện với thanh âm nhạc cụ.

   Nhưng, với cách viết nhạc (ca khúc) đương đại ngày nay, thường nghiêng nhiều thể loại ấn tượng, lãng mạn, suy tư…thì cách sử dụng thanh nhạc “cộng minh” (mạnh và sáng) kiểu ca kịch opera sẽ có nhiều hạn chế về diễn cảm tâm tư, giai điệu tự tình...Đôi khi, thô thiển cá nhân bị lệch lạc bởi nguyên do quá cầu kỳ về kỹ thuật phát âm: Dễ gây “mờ” từ (không rõ) khi nhạc điệu tiết tấu nhanh trong đa dạng phối khí. Vì thế, sẽ thiếu cảm xúc thật trong vận động ngôn ngữ (nhất là tiếng Việt) và khẩu hình miệng cũng là vấn đề cần quan tâm…

   Đối với ca sĩ theo phong cách hiện thực là diễn tả cảm xúc ý tứ về bài hát nào đó. Một ca sỹ hát hay? Thì ít nhất phải chuyển tải được nội dung ca khúc trên nền nhạc…nghĩa là phải nhả từ chuẩn mực, rõ ràng! Vì vậy, kỹ thuật thanh nhạc với âm nhạc đương đại có chút hiện thực ca từ nhiều hơn là lệ thuộc (thể hiện) theo âm thanh nhạc cụ...

   Nếu vậy…ta có thể suy ra:  Phụ âm (chữ) cũng rất quan trọng, đơn âm (note) được sử dụng nhiều hơn, kết hợp được luyến láy, nhấn nhá bởi các dấu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt. Khi xướng giọng dài từ (tiếng) thì dùng kỹ thuật đọc ôm vần, ngân nga và rung bằng cách nhả hợp âm (nhạc) cho nguyên âm (chữ) cuối. Muốn hình dung một kiểu thanh nhạc tuyệt vời ta có thể nghe âm thanh solo của kèn Saxophone hoặc Hamonica…

    Thực tế, so với chuẩn văn bản tiếng Việt? Thì cách phát âm cả 3 miền (trung, nam, bắc) đều có khuyết điểm về chính tả, cả âm giọng sắc thái cũng có chỗ khác biệt. Vì vậy, ta không ngại ngần khi bình luận rằng: Một bản nhạc đương đại Việt thì ca sĩ nào cũng có thể hát được và một ca sĩ có tố chất đương đại thì người hâm mộ phải đa dạng (thuộc về đại chúng)!
  
    Tuy nhiên, khó mà hoàn thiện…và cũng chẳng cần phải hoàn thiện? Bởi, mỗi ca sĩ có tài năng (nhận thức âm nhạc) đều có cách thể hiện ưu điểm riêng của chính mình. Và, mọi người có thể thưởng thức được những thể loại ca khúc phù hợp: Giọng ca của Khánh Ly dường như kết hợp kỹ thuật giữa cổ điển và hiện đại, mà vẫn tròn tiếng nhả từ mạch lạc. Trong khi đó Thái Thanh lại điêu luyện chất giọng “operra” tăng quãng 8 (giọng gió) ở đỉnh cao nhưng vẫn thăng hoa lối vào tân nhạc. Còn ca sĩ Ngọc Lan lại mở ra một trường phái hiện thực với tiếng hát “thanh bạch” trong trẻo, hồn nhiên như ngôn từ vốn đã mặc định ra thanh nhạc…

    Một vài ca sĩ nêu trên đều có giọng (gốc) bắc hội nhập vào nam(1954) …nên họ thừa hưởng để hội đủ các yếu tố văn hóa, dày ngôn ngữ trong một quan niệm nghệ thuật thanh nhạc không ranh giới, trường phái…

    Riêng, các ca sĩ có giọng miền nam, miền trung thì số lượng thành công (ái mộ) cũng rất nhiều. Họ thường phát triển âm nhạc từ bản sắc dân ca nên phát âm đủ vị ngữ, rõ nghĩa từ, giọng hát ngọt ngào và sâu lắng theo cảm xúc tự nhiên (văn hóa ăn nói)…Sự sáng tạo ca kịch cải lương trào lưu một thời là minh chứng về quan niệm kỹ thuật thanh nhạc. Tuy vậy, họ vẫn cải cách, thay đổi liên tục để hòa nhập phát triển về hướng đương đại ( Bolero, Rhumba, Chachacha, Habanera, Slow…) đã định hình dấu ấn nghệ thuật Việt với phong cách riêng. Và đã trãi qua chiều dài hơn 60 năm…lối tân nhạc đó vẫn  tồn tại và thịnh hành trong mọi giới, khắp các miền. Đến nay, giọng ca kiểu thanh nhạc của họ cũng biến tấu rất đa dạng, nên cũng dễ dàng biểu diễn với nhiều thể loại âm nhạc đương đại hơn!

   Theo cảm tính nhân gian xưa: Những người có năng lực xuất chúng, có biệt tài…người ta hay gọi (phong vị) là thánh nhân, thiên tài, vĩ đại…là để so sánh sự vượt trội hơn thế gian thông thường. Còn trong thuật ngữ (khái niệm) nghệ thuật ca hát…người ta cũng hình dung, tưởng tượng sự ma mị âm thanh “mê hoặc” của các nàng tiên cá (thần thoại, truyền thuyết) hoặc liên tưởng ảo mộng giọng hát “liêu trai”quyến rũ như mấy nàng ma nữ, cáo chín đuôi xinh đẹp trong truyện chí dị của Bồ Tùng Linh….
    Nhưng, mọi sự “ví von” chỉ là ước lệ hình tượng cõi trên, thần tiên, ma nữ hóa ra ngôn ngữ…nên đôi khi rớt xuống thế gian cũng dễ trở thành đảo nghĩa hài hước, châm biếm …

   Sự háo danh khiến chúng ta dễ bị những kẻ bất tài, tên vô lại lạm dụng. Hiện nay,  những danh xưng “tiến sĩ” “nhà báo”, “giáo sư”, “nhạc sĩ”, “danh hài”, “danh ca” cũng dễ biến thành tước vị xa xỉ, phù phiếm trong mắt mọi người, nói chi đến danh hiệu “Diva” mơ hồ, lạ hoắc, xa lắc lơ...

   Khi dùng cảm tính hay quyền hành phổ biến văn hóa 'nổ" tùy tiện. Phong hàm không đúng chức năng, chưa đủ trình độ danh hiệu nghề nghiệp? Sẽ khiến những giá trị đáng tôn trọng đó dần biến thành những kết quả hoang đàng: Lưu manh giả danh trí thức, ngông nghênh tưởng mình quý tộc, nghề ca kỹ ngỡ danh thành nghệ sỹ...

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Mộng cờ bạc...

Mộng cờ bạc…
(Chuyện bên lề xã hội…)



   Tôi cũng là người thích trò chơi đỏ đen cá cược, cờ bạc. Nhưng, thường thử sức phán đoán để giải trí hơn là cầu may về tiền bạc. Vì thế, tôi không nhiệt tình lắm với những trò chơi thiếu yếu tố chủ động, rủi nhiều hơn may, nhất là ngồi “tối tăm” chờ trúng  số…
  
   Trò chơi xổ số tặng quà để khuyến mãi khách hàng? Thường ở phạm vi hẹp, chỉ là hình thức vui chơi ngẫu nhiên có thưởng! Còn khi đã tổ chức xổ số giữa cộng đồng (tính chất xã hội hóa) với mục đích kiến thiết (đúng nghĩa)…thì số tiền dự kiến trên nguyên tắc thu lãi phải được công bố và đưa vào mục đích xây dựng: Công trình công cộng, phúc lợi xã hội…

    Nhưng, cách đây khoảng 30 năm…Tôi đã có hỏi một giới chức về ngân sách và giá trị sử dụng thu về từ công ty xổ số kiến thiết? Ông ta bảo:
   - Anh và tôi “khó” được quyền biết về nó. Và…vì kinh doanh kiểu đó có thể đổ thừa hên xui? Trúng hay trật vẫn tùy theo tỷ số vé bán được. Thuế thì có lẽ dựa vào doanh số bán ra hoặc thêm thu thuế 10% thu nhập cá nhân người trúng…
   Tôi ngạc nhiên:
   - Vậy là…ta đang phải chấp chứa một công ty hành nghề xã hội hóa “cờ bạc” ư?
   - Thì cứ xem như đó là dịch vụ, nhu cầu việc làm, vui chơi có “hy vọng” cho quần chúng…

   Phải, mơ ước trúng số để đổi đời? Là hy vọng duy nhất và có vẻ lương thiện nhất…cho những người bế tắc trong nghèo khó, hay với kẻ có mộng giàu sang tin vào cuộc đời có “số má”? Và, người ta có thể biện luận, nhiều lý lẽ về điều kiện xã hội: Tạo công ăn việc làm hay sáng kiến tìm “thu nhập” cho những người tàn tật, mất sức lao động…

   Nhưng, dù biện giải thế nào thì tên gọi công ty xổ số (mục đích kinh doanh) chẳng qua là hợp pháp hóa (!) nó chẳng khác gì cung cách làm ăn của bọn “chủ lô đề” là bao? Xổ số “kiến thiết” nhiều số khó trúng, người ta vẫn thích “đánh đề”…vì ít số nên xác xuất trúng vẫn cao hơn.

   Còn riêng Tôi? Trong lĩnh vực phát triển kinh tế hay nhu cầu xã hội…đó là một “công ty”không đáng có! Vì đó là loại nghề thảnh thơi kiếm tiền, không cần trí tuệ hay công sức, một loại “dịch vụ” không tốn hàng hóa và bảo hiểm? Đó là thứ “kinh doanh” bán không cần mua. Một loại trò chơi chưa phù hợp với hiện trạng dân trí, kinh tế xã hội. Sự kích thích may rủi luôn sinh ra tư tưởng chờ “sung” rụng? Nó biến tướng thành những hệ lụy èo uột khác cho gia đình-xã hội: Tệ nạn văn hóa mê tín, tư duy mông muội …

    Trước 1975…Một tuần chỉ có 1 lần xổ số kiến thiết quốc gia (toàn miền nam). Vậy mà, người ta cũng đã lợi dụng kết quả xổ số đó để “đánh đề”, nhiều hơn là mua vé kiến thiết! Lúc ấy họ mới chỉ tập tò, ham chơi cho vui để có chuyện mà phỏng đoán vận rủi may rôm rả? Thời đó, chuyện cờ bạc trong nhân gian, vui chơi giải trí vẫn cho là chuyện bình thường! Nhưng, với “số đề”…từ chính quyền, tôn giáo, đoàn thể, sinh viên, học sinh và phần lớn dư luận đều lên án, xem như đó một tệ nạn nguy hại lớn của xã hội văn minh, cần phải bài trừ…

   Sau này, thời cải cách đổi mới (1986) kinh tế thị trường…chương trình “xổ số kiến thiết” bắt đầu hình thành trở lại. Khắp mọi tỉnh, thành đều có một “Công ty xổ số” …nên “đề đóm” trở thành thường nhật hơn! Những người “mê đề”qua một đêm mộng mị, sáng thức dậy là đã phải “trăn trở” suy tính “uýnh” số gì sẽ ra ngày hôm nay?

   Hiện tại, ở trong nam người ta chơi “số đề” vừa phải hoặc kín đáo hơn (sợ dư luận chê bai), còn những người có máu ăn thua đậm thì (có lẽ) đã tan gia bại sản từ lâu? Nhưng, từ miền trung ra bắc người ta chơi số đề như một quán tính, thói quen “phong trào” tràn lan thôn xóm! Bọn “Chủ đề” còn tạo ra nhiều phương án “di động” hiện đại và mở rộng cách đánh “bao lô” đa dạng. Thật ngạc nhiên, nhiều nơi trúng chỉ ăn 1=50 (trong nam 1=70) mà người ta cũng ráng chơi lì…

   Đáng buồn và bi hài nhất là sự cả tin về “tâm linh” rất phù phiếm: Họ…(những người mê chơi đề) mua những quyển sách (bán đâu đó) có ghi chép thành những “công thức” giải đoán cho những giấc mơ, mọi hiện tượng có trong tự nhiên từ con người, vật dụng cho đến súc vật…cái gì cũng có “mã số đề”? Và cũng nhiều cách thức kém cỏi, bi lụy cầu xin số rất kì cục, mơ hồ: Cầu cơ khấn vái, yếm bùa chú…và đơn giản nhất là thắp nhan lên bàn linh, thần tài, thổ địa để chờ nhan tàn (hình dạng) rồi cố mà suy diễn vẽ ra “ẩn số” của mông lung thần thánh gì đó ban phát…

   Những câu chuyện về tệ nạn từ gia đình ảnh hưởng ra xã hội, hay từ xã hội xâm nhập vào gia đình là không quá khó hiểu? Có thể xét qua hiện tượng đơn giản để thấy điều sâu xa: Khi những gì quá phụ thuộc vào may rủi thường dễ đem đến một kết quả rất tệ…

   Tôi có tính nết khó thay đổi khi biết rõ nguyên nhân (phương tiện) nào tạo ra định mệnh! Chỉ muộn phiền và lo lắng…khi mỗi lần muốn ra quán uống cà phê thư giản, đành phải nhiều lần cố gắng mĩm cười “xin thông cảm”, vì không thể mua dùm một tờ vé số “kiến thiết”cho họ…dù biết đó cũng chỉ là những mảnh đời xuôi ngược!


Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Dịch thơ...

Dịch thơ…
 (Mạn đàm…)

  Có người hỏi tôi về “quan điểm”? So sánh, phân tích cách dịch bài thơ Nam quốc sơn hà đã thay đổi trong sách giáo khoa mới…
   Ở đây, Tôi (@thenhan) chỉ là kẻ tò mò “vác bút giang hồ” (cười) đi tìm tình yêu nghệ thuật văn chương, thỉnh thoảng mạn đàm rêu rao chút xíu thơ ca (trong blog) cho đời vui…chứ không bàn về tư tưởng, học thuyết (sự chủ quan)!
   Đối với công tác giáo dục cộng đồng? Tôi nghĩ không nên sử dụng quan điểm. Vì giáo dục thuộc tính nhân văn và giá trị lợi ích thuộc về năng lực phát triển cho lẽ phải, hài hòa cho tất cả mọi người…
  Ngày nay, với công nghệ vi tính lập trình sẵn…dịch ra ý các ngôn ngữ thông dụng là một điều cũng đơn giản! Chỉ khó là khi chuyển hóa ngôn từ, ngữ điệu là điều không phải ai cũng làm được trọn vẹn. Vì văn hóa ngôn ngữ (phong tục, tập quán) của mỗi dân tộc, vùng miền đôi khi mang hàm ý khác nhau. Đó là chưa nói khi dịch công văn, thơ, nhạc, tiểu thuyết…cần cho đúng ý niệm, quy cách, tinh thần, giai điệu ngôn ngữ…
   Nếu nguyên bản dịch (phiên âm) từ Hán-Nôm là:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
       Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
     Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
   Thì hầu hết mọi người cũng đoán (dịch) được ý tứ bài thơ này…vì trong đó có một phần ước lệ, thói quen ngôn từ Việt! Nhưng, để tạo lại một bài thơ thuần ngữ (Việt) hôm nay vào dòng văn học, có tính nhân văn là điều không dễ tùy tiện…
   Đã từ lâu người ta đã quen thuộc và gần như đi vào nhận thức qua nhiều thế hệ, có giá trị giáo khoa thuần túy với bài dịch của Trần Trọng Kim (1883 – 1953 là một học giả danh tiếng, sử gia, nhà sư phạm…) vì nó cũng theo quy tắc thất ngôn tứ tuyệt, hoặc trong bát cú (thơ Đường luật):
  Sông núi nước Nam vua Nam
       Rành rành định phận tại sách trời
   Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời
    Hiện nay, trong sách giáo khoa lớp 7 (tập 1) thay đổi một bản dịch khác (dù cùng một ý nghĩa) có ghi đồng tác giả là: Lê Thước (1891-1975. Nhà giáo) và Nam Trân (1907-1967. Nhà thơ):

    Sông núi nước Nam vua Nam
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
   Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
       Chúng mày nhất định phải tan vỡ

    Điều tôi lo ngại, thắc mắc? Là bài thơ (dịch) đó có đúng theo nguyên tác thừa nhận và được sự đồng ý thay thế bản dịch Trần Trọng Kim trong khoa giáo…của 2 tác giả Lê Thước và Nam Trân không? (vì họ mất từ lâu).

   Nhưng, về mặt nội dung thì chẳng có gì khác nhau. Tất cả đều dựa sát ý tứ và nghĩa từ mà dịch. Vì với Hán-Nôm…người bình thường cũng khái quát được ý nghĩa và khi cần họ vẫn tham khảo (internet) để tự dịch được, không cần phải là học hàm, học vị…
   Chỉ có điều quan trọng trong dịch thơ…là người dịch phải có chuyên môn, kiến thức (qui tắc, luật lệ) về thể loại thơ đó và nên phù hợp với thời điểm (lịch sử), văn hóa nhân gian, đối tượng văn học...chứ không đơn giản là chỉ cần đúng ý nghĩa mà được?  
   Sở dĩ, có băn khoăn, bàn cải? Bởi, người ta chưa hài lòng lắm với bản dịch mới thay thế (Lê Thước- Nam Trân) vì ít nhất là khó đọc bởi ngữ điệu vần “trắc” (thơ cải biên), không phù hợp thông thường với thơ ca Việt (cả thơ Đường- Trung Quốc) vốn xuôi vần “bằng”….
   Ngoài ra, nếu xét về ngôn từ định nghĩa hay khái niệm (ý tứ) thì rất có nhiều dấu hỏi được đặt ra cho một loại thơ mang tính văn bản hay đối đáp mà lại thiếu rõ ràng: Người ta khó chấp nhận sắc thái tu từ ví von“vằng vặc”(cường độ sáng của ánh trăng)…khi thay thế văn tự đã khẳng định tiệt nhiên! Còn phân biệt “Giặc dữ” là một khái niệm “lạ” với kẻ xâm phạm lãnh thổ quốc gia (không lẽ có loại “giặc hiền”?) Hoặc tính từ dùng ngôi thứ “chúng mày”…là hơi thô, thiếu nhã nhặn so với yêu cầu trang nhã văn học và định ngữ “nhất định tan vỡ” vẫn còn mơ hồ khi chưa rõ yếu tố hành động (đánh) quân sự (?).
    Giả sử…chỉ có một bản dịch duy nhất. Có lẽ chẳng ai ý kiến gì? Vì người ta vẫn hiểu được ngụ ý của bản dịch đó! Hoặc ít nhất là tôn trọng tập quán văn hóa (ngôn ngữ) quá khứ. Nhưng, khi có 2,3…bản dịch khác nhau, thì người bình thường (độc giả) cũng sẽ cảm nhận, so sánh được cái hay, cái dở của thơ ca, hoặc sẽ nhận ra tính hợp lý trong đạo ứng xử nhân văn…
   Và dù bài thơ có thay đổi cho phù hợp với xu thế lịch sử, thời đại thì cũng phải xứng đáng, có giá trị ngôn ngữ quốc thi, quốc thiều…
   Sự cải biên vụn vặt thường không phải là cách thức cải cách giáo dục thẩm mỹ thuần túy. Nếu sự thay đổi tạo ra băn khoăn về học thức, hoặc gây tranh cải cảm tính trong dư luận, thì cũng đã là điều chớ nên tự ý làm...

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Giá trị của lịch sử...

Giá trị của lịch sử…
(tư duy luận…)
  


    Thật là bất hạnh khi bước vào đời chúng ta không biết mình là ai?

    Sẽ là ảo vọng khi tìm lối vào học vấn, tài năng mà không biết mình đang ở chặng đường nào của năng lực và kiến thức?

   Chẳng có gì phi lý hơn khi càng học…càng mù mờ, tăm tối khi đứng giữa những chọn lựa nhân sinh mà sờ soạng tương lai?

   Biết và hiểu được về lịch sử là một phần kiến thức phát triển xã hội tự nhiên nhân văn và khoa học. Người ta khó mà trần trải tương lai nếu chưa nếm được những gì trong quá khứ…

   Hiện nay, những người làm công tác giáo dục vẫn đang “thao thức”, còn tụ tập hội thảo về môn học lịch sử dù chỉ là đơn giản phổ thông giáo dục? Mặc dù…ai cũng hiểu đó là học vấn khái quát sử ký được ghi chép lại từ những sự kiện liên quan đến xã hội, đất nước, con người…

   Sở dĩ, có chuyện cần hội ý bàn bạc, thảo luận về môn học lịch sử? Là vì những năm dài qua người ta thấy rõ phần lớn học sinh đã trưởng thành mà sao vẫn còn èo uột, mù mờ với lịch sử nước nhà. Và thực tế là môn lịch sử cũng không được coi trọng qua trình thi cử! Lỗi lầm (nếu có) này…dĩ nhiên thuộc về sư phạm, khoa giáo, phương thức tuyển cử…hoặc nghĩa là có sự giới hạn nào đó trong trọng dụng kiến thức nhân tài xã hội?

   Thực tế…lịch sử của các dân tộc lâu đời (hàng ngàn năm) thường được xây dựng trên truyền thuyết, cổ tích phản ánh từ thiên nhiên, sự kiện. Vì thế, chỉ cần tuần tự giáo khoa với những niên đại từ các nhân vật lịch sử cho cấp tiểu học (lớp 3-5) là đã đủ tóm lược sơ yếu lịch sử của một dân tộc, đất nước. Với Lịch sử khoa học cận đại…phần lớn thế giới (văn hóa, chính trị, địa lý) thường được hình thành bởi sau đệ nhị thế chiến (1945). Và vì nó mang tầm vóc quốc tế nên được trình bày ở cấp 3 trung học (lớp 11- 12) ở sách lược khảo cứu xã hội…

   Kiến thức về lịch sử (sự kiện) không phải là môn giáo dục tư tưởng, hoc thức thiên vị quan điểm chính trị của cá nhân nào? Và môn lịch sử phổ thông thường được trình bày trình tự theo thời gian với hiện tượng liên quan về văn hóa, chính trị, khoa học. Những ảnh hưởng nhân sinh từ các cuộc chiến tranh do xâm lược hoặc đối đầu… đại diện bởi triều đại, thể chế kèm theo nhân vật lịch sử.

    Thật khó mà chọn tự do trong sự ích kỷ? Vì mọi kiến thức và tài năng đều có nền tảng từ học vấn tôn trọng sự thật! Giá trị lịch sử…có lẽ, không cần bàn cải để môn học thuộc sở hữu (quy ước) về khoa hoc tự nhiên hay khoa giáo xã hội! Vì giáo dục học đường đều thuộc về phạm trù (bao gồm) khoa học xã hội nhân văn! Con người không biết quá khứ thì khó nắm bắt được kinh nghiệm hiện tại mà xây dựng tương lai tốt hơn…

   Hiểu biết về lịch sử của gia đình, đất nước và thế giới…là nhu cầu, vốn kiến thức “tự nhiên” của những người biết quan tâm đến vai trò, vị trí của mình đang cố gắng làm một thành viên tích cực xã hội. Lịch sử có thể có điểm mốc khởi động, nhưng chưa bao giờ dừng lại, nó còn viết tiếp sang trang ở tương lai…

   Khi họ (những nhà khoa học) tìm hiểu về nguồn gốc của loài người không phải là trò chơi thú vị, để tò mò hoặc thiết lập đường mòn tư tưởng…mà muốn biết tương lai thực sự của nhân loại hành trình về đâu?


Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Văn hóa ứng xử...

   Văn hóa ứng xử…
(Suy tư…)



     
   Văn hóa ứng xử không phải là một quan niệm cá nhân của bạn hay tôi? Mà đó là giá trị nhân văn mặc định được phổ cập trong xã hội loài người...

   Văn hóa hình thành là do suy nghĩ, tư tưởng, thói quen, hành động? Vì vậy, văn hóa cách sống có thể tạo ra số phận cá nhân hay định mệnh xã hội nào đó…

    Văn hóa thể hiện nhân cách của một người thường lệ thuộc cá tính, gia đình, trường học. Nhưng, văn hóa xã hội của một đất nước, vùng miền…lại ảnh hưởng nhiều từ điều kiện sống, môi trường: Tập tục địa phương (lễ nghĩa), xu hướng chính trị (giáo dục, luật lệ, hành pháp).

    Nhận thức văn hóa…chưa hẵng nằm trong lề lối văn chương, kiểu cách thi phú hoặc xa xôi “kinh điển”, mơ hồ “truyền thống”, biểu ngữ lòe loẹt hô hào suông. Vì văn hóa sự thật chỉ thể hiện hành vi khi nó tác động đến cách đối xử giữa người với người, dân tộc này với dân tộc khác…sẽ cho ta biết văn hóa nơi đó có văn minh tiến bộ hay còn lạc hậu khiếm khuyết…

   Đến nay, với sự phát triển khoa học hiện đại! Quan sát từ một xã hội có sức mạnh kinh tế, phục vụ hiệu quả đời sống nhân sinh…luôn được đánh giá cao là có văn hóa ứng xử cộng đồng một cách: Hòa đồng, tôn trọng, lịch thiệp...

   Sự hòa đồng sẽ tạo thiện cảm, sự tôn trọng khuyến khích nhân tài, sự lịch thiệp gieo niềm hạnh phúc. Nghĩa là: Dù bạn theo chủ nghĩa hay tôn giáo nào? Triết lý phương đông hay phương tây…thì chân lý văn hóa nhân sinh cao thượng, đúng đắn vẫn thuộc về giá trị bình đẳng…   

   Xu hướng xây dựng thể chế dân chủ cho một xã hội tương lai là điều hiển nhiên, thuộc về hệ quả nhân văn tha nhân, rộng mở…bởi nơi đó có văn hóa chính trị bình đẳng, pháp trị. Với phương thức quản lý xã hội kinh tế thị trường sẽ tạo ra văn hóa sống động, hòa đồng đời sống mưu sinh cho tất cả mọi người. Sự lịch thiệp từ thái độ học vấn tôn trọng gía trị nhân phẩm…mới có thể thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, giáo dục đời sống, nhiều cơ hội có hiệu xuất kinh tế xã hội hơn…

   Không có bằng chứng cho thấy rằng: Cực đoan chính trị hay dạy con hiếu thảo là có giá trị văn hóa đúng? Bởi phẩm chất đó có từ ý thức nhân sinh hoặc thuộc về đức tính…

   Sự khác nhau của các nền văn hóa dân tộc, khoảng cách địa lý, thói quen nhân sinh là chuyện bình thường ý nghĩa cho mưu cầu hạnh phúc! Những sở đoản, sở trường văn hóa (tính cách, bản sắc văn hóa) có thể gây vài ngộ nhận về quan điểm sống? Nhưng, đó là lẽ tự nhiên thường tình, đa dạng nhu cầu do tâm lý…miễn là vẫn nằm trong giới hạn lòng tự trọng, ý thức văn hóa cộng đồng.

   Đã có quá nhiều sự đẫm máu, nước mắt mặn đắng trôi qua dòng lịch sử nhân loại do những cuộc chiến tham vọng thống trị, tranh giành kinh tế…Nhưng, có lẽ cách chiếm đoạt “ ý thức hệ” là cuộc chiến văn hóa nhân cách sai lầm, gây đố kỵ chia rẽ lâu dài nhất…
  
   May thay, thế giới ngày nay đã thu hẹp khoảng cách văn hóa bởi sự phát triển mạnh về khoa học thông tin, sự cần thiết liên quan giữa các nền kinh tế…Nên dẫu bạn có quan niệm văn hóa là một khái niệm (quá khứ) hay định nghĩa (thực dụng)…thì giá trị văn hóa tương lai vẫn tùy thuộc vào sự tiến bộ (hay thay đổi) từ sức mạnh của văn hóa khoa học kỹ thuật: Chính trị, thương mại, dịch vụ, sản xuất…mới theo kịp nhu cầu phát triển đời sống xã hội để mà tồn tại!

    Suy cho cùng…có lẽ, giá trị của văn hóa nhân loại luôn hướng về phía trước, được chứng minh từ đỉnh cao của khoa học. Còn giá trị tâm hồn, kỷ cương xã hội là nhờ trông cậy vào nơi học thức con người có nhân cách văn hóa thân thiện…

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Ăn cắp văn chương...

Ăn cắp văn chương…
( Câu chuyện bạn bè…)


   Ăn cắp là một nhóm động từ của nhân gian nói về hành vi trộm cắp tài sản của người khác một cách lén lút! Nhưng, cũng một hành động bất chính đó: Khi quan chức ăn cắp thì gọi là tham nhũng…còn giới văn nghệ sĩ “ăn cắp tác giả” thì được gọi theo lối chơi ngữ nghĩa: Đạo thơ, đạo văn, đạo nhạc. Tóm lại (qui về một nhóm) bọn họ đều là một phường Đạo Chích*(cười).  

   Về mặt luật pháp (của chúng ta) thì các hành vi phạm tội: Trộm cắp, tham nhũng, xâm phạm sở hữu trí tuệ cũng đã có luật rồi! Nhưng, các khung hình phạt chủ yếu là dựa trên giá trị số lượng vật chất, hoặc chỉ mang tính chất phòng, chống? Trên phương diện tinh thần, danh dự…hành pháp khó mà nghiêm túc để xử lý triệt tiêu bớt các tác hại, ảnh hưởng đời sống văn hóa, tinh thần con người, nhân cách xã hội. Đôi khi, ta có cảm tưởng đang bị xuề xòa như là bệnh “ăn cắp vặt”…

   Nạn trộm cắp hoành hành chỉ có vài nguyên nhân. Thường, có nhiều lý do để lý giải: Hoàn cảnh thiếu thốn, thói quen lạm dụng, bản năng ích kỷ. Chuyện tham nhũng có thể ở đâu cũng có? Nhưng, chắc chắn là dễ lộng hành dưới thể chế độc quyền, thiếu minh bạch, dân chủ! Còn về trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật…chính những giải thưởng “thành tích”, bầu bán chức danh nghệ sĩ…khiến những kẻ bồi bút, tật nguyền nghệ thuật ngỡ là danh vọng. Chứng bệnh (hành vi, hiện tượng) ăn cắp thì nhiều nguyên nhân? Nhưng, dù xét theo nhu cầu nhân sinh hay mục đích chính trị xã hội thì cũng đều có nguy cơ độc đoán tạo ra não bộ léo lận như nhau: Gian tham, xấu tính…

   Trong một xã hội nghèo nàn ý tưởng, lề lối “thâm trầm” …thói ăn cắp “sở hữu trí tuệ” chỉ xem như là giá trị khiếm nhã, vụn vặt khi dại dột “đạo” văn thơ, âm nhạc! Họ lớ ngớ…không biết rằng: Văn chương hay âm nhạc không thể ăn cắp rồi “tân trang” lại mà biến nó thành sở hữu của mình được? Bởi, hình dáng nghệ thuật luôn ẩn chứa vốn liếng năng lực cá nhân bất biến! Và vì từ nơi nguyên thủy “Đứa con tinh thần”thường được thai nghén trong môi trường cá biệt của tư duy, nếu có giống nhau là ở chỗ suy tưởng chứ không thể rặp khuôn ở khía cạnh hình hài…

   Những nghệ sĩ có máu “cô độc” (thiếu sáng tạo) thích bắt bóng “thiên tài”, hội chứng đẳng cấp phù phiếm nên thường bị nô lệ ngôn ngữ, tương tư chủ nghĩa, hoang tưởng với các ngôn từ hóc búa, mánh lới…mà không hiểu rằng: Sự “cao siêu” về lời nói (từ ngữ) phô trương thói đỉnh cao thường gây ra biến thái tư tưởng, nhu nhược tinh thần, tâm hồn lạc điệu…

    Sở dĩ, có chuyện ăn cắp văn chương là có hội chứng bệnh ảo vọng trong một môi trường lạc hậu về giá trị thực, nơi mà “lề thói” trên đường đi vào học vấn còn nằm trong cách thức học vẹt, lười suy nghĩ.  Hiện nay, đời sống với thông tin, khoa học đã mở rộng kiến thức…con người hiện đại đã đủ nhận thức để rũ bỏ những loại kiểu cách văn chương thị phi, gán ghép ngữ nghĩa, hí ngôn những điều gây ngộ nhận…thì trộm cắp ý tưởng văn tự, giai điệu tâm tư là điều hết sức vụng dại!

    Ở đời (tâm lý), người ta sợ bọn cướp giật, đề phòng kẻ trộm cắp…nhưng, lại ghét nhất ăn cắp vặt. Vì “ăn cắp vặt” là loại gây phiền hà, thừa cơ chôm chỉa bất kỳ những cái gì của mọi người xung quanh có được…

   Sự khủng hoảng niềm tin? Không phải nơi thói thường tật xấu khuất lấp vốn có của loài người mưu sinh…mà vào những thứ rao giảng rình rang ngôn từ tối nghĩa, phong cấp học hàm học vị hình bóng, ca ngợi sùng bái vu vơ, dối trá danh vọng huyễn hoặc...



   * Đạo Chích (tên nhân vật hư cấu) là kẻ trộm cắp, giết người nổi tiếng thời Xuân Thu (Trung Quốc))...sự bắt chước vay mượn gián tiếp “điển tích”xa xôi, mù mờ nào đó thay cho định ngữ trực tiếp…

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Cuộc tình ngày tháng...

Các bạn trẻ…
   - Có bí quyết nào chơi đàn hay không chú?
   - Chơi đàn “hay” thì không biết (cười), nhưng chơi đàn “giỏi” thì có…
   Có một thời gian dài 20-30 năm chú chưa đụng đến cây đàn, vi còn những đam mê rong ruổi nghề nghiệp khác. Nhưng, từ rất sớm từng “quậy” Rock Ventures với cây đàn guitar Acoustic điện tử…

   Chú nghĩ:
   “Bí quyêt” thực ra là đã xây dựng được một hệ thống. Phương pháp có thể nhờ kinh nghiệm, hoặc tư duy sắp xếp khoa học:
  + Muốn luyện ngón và quen biết sở trường (công cụ) của guitar Acoustic? Bạn có thể dùng nó tập luyện trong ba bài hit nổi tiếng đỉnh cao của âm nhạc:
   1- The House of  Rising Sun (Rock Venture)
   2-  Black magic Woman  (Rock Santana)
   3-  Hotel california (Rock Eagles)
  Rock không chỉ có nghĩa mạnh mẽ mà còn ý tứ của sự mạch lạc, tinh tế và xúc cảm, hào phóng. Nhưng, khi tập chơi đàn? Hãy ném bỏ tất cả bản viết nhạc…chỉ dùng tai mà thôi (nghe trên youtube). Có chậm thì 1 tháng một bài…
   - Riêng các cô gái: Có thể chơi Rock Venture (ở Nhật (Japan) có 2 ban nhạc nữ chơi rất tuyệt). Hoặc làm “tiểu thư” chơi dòng nhạc Trịnh Công Sơn (Slow)? Hoặc 2 bản nhạc của Lê Uyên Phương: Dạ Khúc Cho Tình Nhân (Slow); Cho Lần Cuối (Slow sur)…có tính chất trẻ, âm hưởng hiện đại thì sau đó có thể chơi rất nhiều nhạc Việt. Riêng, Bolero với tay đàn nữ, nên dùng nốt rải hay hơn là dùng “chùm, chách”…

   Đây là câu chuyện chấm hết về cách tập chơi đàn guitar Acoustic! (12/12/2021)

Ngày tháng cho cuộc tình


Tình về ngày tháng
Quấn quít ôm thời gian                             
Ngại đời nhạt bóng
Buông gió xua mùa phai
Tình về gọi nhớ
Tan theo những u hoài
Người như vẫn đợi
Một cuộc tình thương sâu…

Đường dài nhẹ bước
Cỏ úa xin niềm đau
Mộng về hẹn ước
Mắt môi xưa về đâu
Cuộc tình thứ nhất
Tan theo bóng mây chiều
Sầu như vô vọng
Nỗi buồn cũng yêu nhau

Yêu nhau như gió
Đưa mây qua trời buồn
Trôi trong mưa nắng
Thương đau ôi tuyệt vời
Lối về tình muộn
Tháng ngày đã xa xôi…

Tình về gọi nắng
Hấp hối trong đời mưa
Để lòng hẹn gió
Xót xa bên người xưa
Cuộc tình ngày đó
Xanh xao mãi tim người
Đời thôi đứng đợi
Cõi tình cũng pha phôi…

                         Thế Nhân
  


   P/s: Bài hát này mục đích…tôi (@TN) soạn cho các bạn đang tìm hiểu về một vài phong cách chơi guitar (cả đàn thùng và đàn điện)…kết hợp từ Solo, chuyển hợp âm đệm và “leat” tự do. Vấn đề là cũng để cho các bạn dễ dàng quan sát sử dụng ton Rê thứ một cách thoải mái cả 3 vị trí trên cần đàn…
   Điều quan trọng… từ đây, ta có thể suy luận được tất cả các ton khác và hiểu một điều là người ta có thể biến tấu mọi giai điệu, thang âm một cách hài hòa theo ý muốn (Tôi sử dụng đến 5 tiết tấu và 7 hợp âm (cả A và A7)…
   Tiếc, là cây đàn và âm thanh thu “tự do”nên chưa tốt (hic)…



Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Tình về...

Tình về…


Mây về buông đồi nhớ
Xõa tóc chiều gió đưa
Mắt cười thưa nắng đổ
Sương phơi dốc hẹn hò…

Khi ngày về quạnh quẽ
Giá buốt tình tái tê
Chân buồn qua ngõ chợ
Tay trơn vuột lời thề…

Người về rong ngày tháng
Cút bắt  mùa hư hao
Thời gian rơi bóng đổ
Vẫn thấy đời lao xao…

Cõi tình khua dĩ vãng
Lấp lánh đường phố xưa
Trên bờ môi ai đó
Còn dấu vết tình thừa…


                       Thế Nhân

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Đời như mơ...

Đời như mơ…
(Nhã luận…)


   Tôi vẫn thường lang thang rong chơi, để thấy mình thảnh thơi! Muốn thảnh thơi…thì chiếc ba-lô hành trang trên vai phải nhẹ hều, túi tiền không quá nặng (cười)…khi ấy họa may mới thong dong, nhẹ nhàng nhìn được cuộc đời thênh thang, cảm nhận được hiện trạng xã hội với những giấc mơ đời nhọc mệt …

   Có mấy mộng ước thực tế nằm trong cuộc đời hạnh phúc và có bao nhiêu giấc mơ hoang đường dạo khúc chiêm bao hụt hẫng? Tất nhiên, không có ước mơ nào là không có giá trị riêng của chúng. Vì nhờ có những mơ ước ngóng trông mà con người cố lấy thêm chút niềm hy vọng, lòng tin yêu để vui sống…

   Tuy vậy, không thể phủ nhận có những ước mơ ích kỷ (cá nhân, bè nhóm) làm lịch sử phát triển chậm chạp, mất bình đẳng và những mơ tưởng huyễn hoặc thiên đường xa xôi khiến cho văn hóa xã hội vào đời trở nên nô lệ, hèn kém hơn…

   Trong một bức tranh xã hội…sau khi trãi qua nghèo đói vật chất và văn hóa suy kiệt, thì đồng tiền tiến lên ngôi vị tiên phong làm nấc thang danh vọng, quyền hành duy nhất biến thành số phận, để chỉ ghép nối chúng thành định mệnh hoang mang! Khi ấy giấc mơ hỗn mang hạnh phúc: Tình yêu và tiền bạc thường gắn kết chung một con thuyền trôi giữa dòng đời chật hẹp…là đối tượng (đối tác) giữa “đại gia” và “chân dài”, để hoàng tử và công chúa trở nên khan hiếm! Nàng Lọ Lem trong cổ tích ngày nay đành liều lĩnh mơ ước, mò mẫm đi tìm lâu đài thiên thu…

     Những giấc mơ con người phụ thuộc vào thức hay ngủ? Có lẽ, nó phụ thuộc nhiều vào bộ não suy tưởng hay quan niệm văn hóa “triết lý sống” đang rao giảng ở xã hội đó! Phải chăng? Khi  người ta chỉ thích sống và hành động bằng quan niệm (tư tưởng) thì hạnh phúc bao la đã bị diệt vong…

    Dù ước mơ đó có là mục đích: Vật chất, tình yêu, hay tinh thần đi nữa…thì chúng hẵn vẫn có giá trị lẽ sống riêng ở đời! Chỉ khi nào giá trị hiện thực chúng bị mong manh, thay đổi …là bởi nền tảng đó được xây dựng bằng phương tiện gì? Tiền bạc, quyền lực, bằng cấp, tài năng hoặc đơn giản chỉ là sự hồn nhiên…

    Mơ ước con người thường cao hơn thực tế mà chúng ta đang có. Nhưng, chỉ ở nhu cầu chừng mực dễ hiễu: Ước mơ của người tàn tật  được là người bình thường! Trong khi kẻ nghèo khó mong đủ ăn…thì kẻ có dư tiền dùng mơ danh vọng và người có danh vọng lại tiếp tục kéo dài giấc mơ thêm quyền lực?

   Thường, “lỗ nhỏ” mới bị đắm thuyền…thì “ước mơ lớn” phi hiện thực, xa xỉ lại luôn tạo ra khủng hoảng niềm tin!? Có những mơ ước lẽ ra không cần thiết, thừa thãi, quá vọng tưởng sẽ đè nặng lên đời người, hao phí nhân cách, hủy hoại bớt thời gian thần thái…

   Có lẽ, ước mơ có lòng tha thứ, bao dung đời thường sẽ dễ thành công hơn so với một ước mơ lấp ló vị kỷ, bội bạc…


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những mảnh vỡ thi cử...

Những mảnh vỡ thi cử…
(câu chuyện bạn bè…)



   Có người yêu cầu Tôi thử phân tích cái hay, dở (sai, đúng) của phương pháp thi cử phổ thông+ đại học (2015) vừa rồi…

   Tôi là người chỉ thích đọc những đề án có luận chứng! Còn nếu chỉ là  một phương án đơn điệu hay một “công thức” ngắn ngủn, rõ ràng quá thì cần gì phải phân tích? Vì…năm ngoái (2014) khi dẫn con đi thi, vài phụ huynh gặp tôi, họ cũng đã nói: “May quá! thi năm nay cho xong…chứ năm sau thay đổi thì phiền phức, mệt…!”

   Vì thế, ở đây…gần như chỉ là câu chuyện quá khứ của các cải cách hay đổi mới (!) Nên những điều này chỉ trao đổi nhẹ nhàng, có chút xót xa cũng đành cho qua. Ta hãy xem như là "lời nói gió bay" vu vơ khi ngồi thảnh thơi (cười) ở quán ven đường…

   Có lẽ, những người quan tâm đến giáo dục! Họ cũng đã dự đoán, thấy trước được những mảnh vỡ sẽ xảy trong thi và cử:

   Vì…“2 trong1” thường là một tiêu đề (giật tít) được dùng để quảng cáo hàng hóa. Nhằm thu hút những người tiêu dùng thích vật dụng có thêm kết cấu đặc biệt (lạ) hoặc gọn nhẹ mang tính hiện đại, tiện dụng. Nhưng, thực tế chỉ dành cho đồ dùng (thiết bị) có sự liên kết thuận lợi tính năng đồng bộ. Tuy vây, muốn có chất lượng đúng, nó vẫn phải có cấu tạo công năng chuyên trách riêng…

   Về mặt tác vụ nghiêm túc…ít ai dám thờ ơ sử dụng thứ dụng cụ “2 trong 1” trong một thiết bị cần tính chuyên dụng cao. Trừ khi, đó là công cụ tiện lợi, vô hại, nhỏ lẻ dùng cho cá nhân gia đình! Và ngay cả những thiết bị điện tử đa năng thông minh (smart) thì cũng cần thói quen dài ngày, hiểu biết kỹ thuật mới sử dụng hết giá trị thực…

   Vậy, muốn sáng tạo ra một đề thi “2 trong1” để phân biệt được học vấn, năng lực…thì cũng phải cần có ranh giới (khoảng cách) mục đích và kết quả phải có giá trị khác nhau! Nhưng, làm sao để có một đề thi “đại trà” để phân tách được như vậy…khi mà đối tượng (giáo khoa) cùng một cấp học phổ thông? Nếu tưởng rằng rút ngắn đề thi bằng cách trộn 2 tiêu chí phân loại mà không có khiếm khuyết (đồng hóa) là điều ngụy biện…

   - Thicử vào đại học vốn là đồng nghĩa chung một mệnh đề (hướng nghiệp) mà thí sinh buộc phải xác định (ngành nghề) để ổn định tâm lý chấp nhận trước khi thi. Thì nay, đã không còn giá trị tư cách hay ước mơ của lòng tự trọng nữa….khi mà điểm số có trước khi tuyển cử. Nó chỉ còn lại là giấy thông hành tạo ra (hoặc thay đổi) quyết định bon chen tìm các trường “danh giá” (trường công). Nghề nghiệp bỗng trở nên thứ yếu khi thí sinh có nhiều “nguyện vọng” đổi thay (điểm số chọn nghề)…

   Để tránh định kiến may rủi…người ta dùng phương ngữ hên xui cho nhẹ lòng. Nếu xem điểm số thi theo cách “phổ thông” là người thông minh với nghề nghiệp…là sự sai lầm lớn về học thuật phương pháp và đào tạo nhân tài. Người ta thường tuyển sinh viên cho các chuyên ngành bậc đại học có tính chất khoa học thực nghiệm như: Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, sư phạm…bằng cách thi tuyển trực tiếp Tự luậnvấn đáp mà không thừa nhận thi trắc nghiệm. Vì vậy, chuyện thi và cử là chuyện thuộc về nguyên tắc giá trị thực hành…chứ không phải là trò chơi trích đoạn hoặc san bằng (!)

   Kẻ hở ý thức đáng buồn nhất của nhân cách là: Những người có số điểm trung bình khá thì chực chờ, chạy đôn đáo, lo lắng (rút, nộp hồ sơ)…còn những người có điểm cao chót vót lại thủng thỉnh chờ phút chót nộp vào để đánh rơi kẻ khác (tâm lý ỷ lại). Ý thức tôn trọng và tư tưởng công bằng xã hội sẽ khó mà hình thành với phương cách tuyển sinh như vậy! (Đó là chưa nói các điểm cộng “ưu tiên” nặng nề, đè bẹp lên giá trị học vấn trong công bằng trí thức).

   Có học là có thi cử! Điều quan trọng là mục đích và giá trị của kỳ thi đó? Phổ thôngđại học có giá trị quy hoạch chức năng xã hội khác nhau rất lớn (năng lực, trách nhiệm) Những cuộc thi học sinh giỏi (lớp phổ thông) cũng chỉ là tạo khuyến khích cho một bộ phận nhỏ học sinh có sở thích đam mê một môn học nào đó…chứ không hẵn đã thể hiện năng khiếu nghề nghiệp?

   Khi một công thức sai lầm về căn bản? Thì dù thay đổi kiểu cách, “hệ số” nào đi nữa…thì cũng chỉ là chắp vá vớt vát!  Sự rơi rớt 20 hay còn 10 ngày xét tuyển thì may lắm chỉ giảm ½ số ngày bị căng thẳng hồi hộp, ăn chờ ở chực? Họa chăng chỉ còn…1 ngày để không kịp rút-nộp hồ sơ (cười). Và nếu nghĩ rằng sử dụng “biện” pháp công nghệ thông tin (mạng internet) trong tuyển cử là giải pháp…thì đó là phương tiện "tối hậu" cầu kỳ, không thông dụng rộng rãi, chưa hợp tính cách phổ thông. Vì hiện trạng dung lượng trình độ, điều kiện phương tiện của phần lớn cung cầu dân sinh (gia đình, học sinh) còn hạn chế…sợ rằng đó là cách nghĩ buông thả cho máy móc(?)

   Tại sao? Đề tài giáo dục luôn bị đem ra bàn cãi lâu nay trong dư luận xã hội…

   Sở dĩ, có sự (trở thành) xã hội hóa bàn cải…là bởi, ngành giáo dục của chúng ta thích “đơn phương” luôn tạo ra sự học “trồng người” bằng cái (cải) cách chạy marathon như chưa hề có điểm đích? Khiến cho thiên hạ lận đận cảm thấy tương lai con em mình bị mù mờ: Trong khi phụ huynh nặng gánh băn khoăn thì học sinh đành bận rộn hoang mang cúi đầu thi cữ. Và chẳng một học sinh đáng thương nào không đau lòng: Khi chỉ vì một cuộc chơi năng lực học hành sách vở, đành lôi kéo bố mẹ vào cuộc chạy đua gian nan theo đời mình…

   Bao giờ thôi hết âu lo? Có lẽ, khi nào mà người ta phải hiểu và chấp nhận một luật lệ: bình đẳng chính trị xã hội (ý thức) mới có công bằng giáo dục phổ quát (trách nhiệm)!?

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Nỗi buồn triết lý...

Nỗi buồn triết lý
(tản mạn…)



  Có đôi lúc hãy làm người rãnh rỗi…dạo chơi giữa dòng đời bận rộn (cười)! Sự thảnh thơi khoan thai hay bộn bề lo toan là thứ định mệnh luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội hay chính văn hóa chúng ta tạo ra nó…

   Triết lý là gì và tại sao cần có triết lý giáo dục? Đây, là câu hỏi bắt đầu nẩy sinh, hình thành tư duy mới có nhiều trên mạng internet. Nhưng, không thỏa đáng và dễ hiểu? Vì câu trả lời đó thường chỉ là một định nghĩa của từ điển! Sở dĩ, có dấu hỏi về triết lý…là bởi, ngồi ở ghế nhà trường (hiện tại) chỉ học thuộc làu một hệ mặc định “dân trí”, mà không hề có môn triết khai trí (năng lực) cho mỗi cá nhân bước vào đời...

   Thật may, nếu ai hồn nhiên tự hỏi Triết là gì? Thì người đó đã bắt đầu muốn trưởng thành! Người trưởng thành là khi họ tự mình bước đi trên đường đời không hề ngạc nhiên về sự vấp ngã…

  Triết lý không phải là môn học lập luận (bao biện) về một học thuyết nào đó…mà là phương pháp luận sự kiện, học thuật phân tích nhiều loại thuyết lý khác nhau! Bởi, triết lý thường đặt ra những nghi vấn và giải quyết chúng theo thực thể, với mục đích là để tìm ra cứu cánh chứ không phải lượm lặt công thức hóa phương tiện! Triết lý có tính độc lập trong tư duy, chẳng bao giờ chịu nô lệ tư tưởng (Do ai đó truyền đạt lại)…

        Hình như…chúng ta có 4 triết lý mà đời người cần quan tâm:
    - Triết lý tình yêu (Niềm vui sống)
    - Triết lý đời sống (sinh tồn)
    - Triết lý tôn giáo (tâm linh)
    - Triết lý xã hội (chính trị)

   Mọi Triết lý trên mới chỉ là học thuyết! Vì triết lý…là những điều nhằm lý giải hệ thống, đang tìm lẽ phải chứ chưa phải đã là định đề khoa học (khẳng định)? Tuy vậy, triết lý lại là phương tiện giản đơn đầu tiên đi tìm dữ liệu cho định luật (sự đúng)! Vì thế, nếu thiếu khả năng triết luận ta sẽ khó xác định sự thật đằng sau những điều tưởng chừng như đã là chân lý? Rất dễ thành một tín đồ mê tín, một sự học không hoàn thiện, thiếu lương thiện…

   Trong một mệnh đề triết lý có vô vàn biện luận? Mỗi biện luận đều có lý do cho mỗi hoàn cảnh xã hội, đời người! Và…nỗi buồn của triết lý (phản biện) chính là chưa được khuyến khích, hoặc không có điều kiện ngôn luận khai phóng để tự mình phân tích 2 loại triết gia: Nếu có triết gia muốn tìm kiếm sự thật về nhân cách con người, căn bản xã hội hay nguyên tố vạn vật…thì cũng có một loại triết gia khác thích tìm cách tạo ra một cỗ máy chiến thắng, thống trị, cải tạo (chống lại) qui luật xã hội và tự nhiên…

   Sự khác nhau về quan điểm không phải là kẻ thù của nhau! Chỉ có mù lòa triết lý mới gây ra ý nghĩ đó!! Chính vì vậy, mà giáo dục là cơ sở lý luận phá vỡ tư tưởng cực đoan được đặt lên hàng đầu, bởi con người là nhân tố quyết định thành bại của xã hội đó…

   Triết lý (khái niệm và định nghĩa) theo giáo dục của UNNESCO gợi ý (thừa nhận) có 4 ý nghĩa chính: “Học để biết; Học để làm;Học để tồn tại; và Học để chung sống” . Muốn để biết, để làm, để tồn tại, để chung sống…thì mỗi cá nhân là một thể loại biết suy luận tìm ra đúng năng lực của chính mình. Và ít nhất người ta cũng tham luận hoặc xây dựng được cơ bản triết lý: Thuyết bản chất, thuyết trường tồn, thuyết tiến bộ, thuyết hiện sinh…

   Vì thế, nếu thiếu khả năng triết lý…dù giỏi môn học (điểm số) cũng chỉ trở thành một công cụ hoặc chỉ là người sắp xếp thư viện. Và rồi…gặp nhiều may rủi, vụng về bởi thiếu độc lập, “loạn lạc” với quan niệm cạnh tranh sinh tồn. Sự học thuộc lòng, thường thiếu tư duy sáng tạo, nó chỉ dẫn ta đến kho chứa đồ xa xỉ nhưng cũ kĩ. Và khi bằng cấp, học vị chỉ còn thể hiện tư tưởng “hiếu học”, đèo bồng cá nhân “thoát nghèo”…sẽ dẫn đến con đường lệ thuộc hoặc bị nô dịch…

   Chính vì vậy! mà khi tìm hiểu…ta thấy có những nền giáo dục đưa môn triết lý lên hàng đầu (ở cấp 3 ) để hướng dẫn năng lực vận động tư duy học vấn: Ít nhất là phải gầy dựng được hành trang chân lý phổ quát (trường tồn).

   Với một triết lý giáo dục như thế thì ngành sư phạm (phạm vi giáo dục), giáo viên chỉ là người đưa ra thông tin vấn đáp: Tin tức, dữ kiện…chứ không phải là “sư phụ” nhào nặn hình hài, tư tưởng học sinh. Hình thức mô phạm mang ý nghĩa cao thượng hơn là của quyền lực phán xét. Những cái tên đính kèm: Sử , địa …sẽ hợp nhẽ với học thuật hơn.

   Triết lý giáo dục trong thi cữ là qui tắc tạo mọi cơ hội cho nhân tài được tuyển chọn…chứ không phải so sánh, kềm chế, đồng hóa hay dựa vào một công thức, lề lối cải cách vụ lợi, vì giá trị của nhân cách và xã hội công dân (con người) giá trị cao hơn đó rất nhiều!! Mọi công thức áp dụng kiểu “khoa giáo” xã hội thường bị rút gọn (trộn lại hoặc gạt bỏ giai đoạn) thường cho ra một đáp số tập thể khiên cưỡng, hời hợt, nhiều rủi ro…

      Giả sử có một công thức (nguyên tắc) toán học: A + B = C…Thì đối với triết lý lại cần có thêm nhiều tham số giá trị riêng của chúng: A(+-*/) + B(*/+-) = C (hệ quả)...Đó là chưa nói cách phân tích những hệ số đó được thay đổi theo thực tế, mới trở thành kết quả đúng theo tinh thần khoa học nhân văn…

   - Nếu sử dụng thuyết lý tình yêu theo khái niệm luân lý hạn hẹp (duyên phận) hay định nghĩa bằng trái tim (tâm tình)…thì triết lý chỉ đặt ra câu hỏi: Tại sao người ta yêu nhau và không yêu nhau? Tình yêu là bản chất lý tính hay tâm hồn lãng mạn?  Nhưng, có một điều chắc chắn rằng: Người ta chỉ có thể yêu nhau dài lâu khi mà nơi đó không chỉ riêng kỷ niệm quá khứ mà có cả lòng bao dung ở tương lai…

   Triết lý là của sự giới hạn triết lý: Người ta không nên mơ ước khi có tham vọng và không nên quyết định vội vàng khi đang giận dỗi…