Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

Bolero và Rumba...

 

Bolero và Rumba…
 (Câu chuyện âm nhạc…)

  Bolero và Rumba khác nhau như thế nào?

  Đó là câu hỏi dễ trả lời, nhưng khó giải thích về ý nghĩa. Bởi, khi có hai tên gọi (Rumba và Boleoro) cũng đã khác nhau rồi! Khó giải thích vì nó liên quan đến mục đích cảm xúc “tiết tấu nghệ thuật âm thanh”(?)
   Tuy vậy, bạn có thể chơi (guitar) đệm hát chung cho bolero & rum ba cũng được. Nhưng, các nhạc công thực sự tinh tế (nhất là dàn Jazz drum) họ buộc phải phân biệt rõ các tiết tấu với ý niệm vô cùng khác biệt…
   Theo tìm hiểu (thông tin) người ta cho rằng: Bolero là vũ điệu vương triều của Tây Ban Nha (XVIII), còn Rumpa sau này (XIX) là giai điệu nhân gian xuất xứ ở Cuba. Thực sự, nghe hầu hết các tiết tấu rõ trống “tum” (latin jazz) đều có mức độ tương đồng nhịp (4/4): Bolero, Rumbva, Bossannova, chachacha
    Nhạc điệu Bolero&Rumba đã có một thời huy hoàng (1920-1950) sau đó dần bị thoái trào...

   Ở Việt nam? Thường, được quy ước tốc độ tempo: Bolero (60-70), Rumba (75-85), Bossa nova (100-120). Các tiết tấu của Bolero so với Rumba chậm hơn để “kể chuyện tự tình”, âm thanh rải đều và “réo rắc” (chùm liên ba)…khác với Rumba có tiết tấu tự sự rất “dập dìu” (ngắt âm), uyển chuyển hơn. Bossa nova lại dường như là dạng “hình thức” khác của Samba (Braxin), tự do và phóng khoáng tâm tình đa dạng đời sống…

   Thực tế, tuỳ theo ý nghĩa cảm nhận và thói quen sở thích mà chúng ta có thể “trình bày”. Vì, âm nhạc dành cho cả nghệ thuật lẫn yêu cầu giải trí...Hẵn nhiên, nếu muốn cẩn thận hơn? Tuỳ theo cách “ca sĩ” hát mà biến chuyển tiết tấu (tuỳ dụng cụ nhạc) có tính kịch bản, ý tứ hoà âm hài hoà(?)
   Nhưng, phải nói rằng: BoleroRumba dù bình dân hay quý phái, cũng đều đem đến cho ta những cảm nhận không gian miệt mài chất ngất đầy tình ái (cười)…



Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Khoảng cách thế hệ...

 

Khoảng cách thế hệ ?!
  (Câu chuyện đời sống…)

   Khoảng cách thế hệ là sự khác biệt về: Niềm tin, chính trị xã hội, nhu cầu mưu sinh và đôi khi cả giá trị đạo đức

   Khoảng cách tuổi tác là khoảng cách của thời gian? Và, khi đã mặc định dòng chảy thời gian thì bất kỳ mọi "phạm trù" của đời sống luôn chuyển biến, thay đổi. Nghĩa là ngay cả những gì hôm nay người ta gọi là “chân lý” (kể cả các lĩnh vực khoa học) cũng sẽ đổi thay ở ngày mai…
   Giả sử, trong gia đình có ba thế hệ: Ông bà, cha mẹ và con cái? Dẫu vẫn đang tiếp nối “gene” di truyền và kế thừa tri thức xã hội…thì nhu cầu thực tế đời sống cũng ít nhiều thay đổi! Đôi khi, chỉ cần một thể chế, phương tiện khoa học, công nghệ phát triển mới cũng đã đổi thay mọi lề lối phương cách kiếm tìm công việc, cưu mang hạnh phúc.

  Hẵn nhiên, khoảng cách thế hệ (nếu có) thường thuộc về nhu cầu chứ không phải là mâu thuẫn  (cực đoan)! Ngày nay, thế kỷ 21...qua 20 năm thì lịch sử trôi nhanh hơn ta tưởng? Sự đổi thay nhu cầu thực tế là lẽ tự nhiên của thước đo chiều dài lịch sử. Còn ý niệm mâu thuẫn cuộc sống? Nó là sự bảo thủ được khai sinh bởi lòng vị kỷ tập tính từ pháp luật bất minh, hoặc bị nền giáo dục thị phi lũng đoạn thao túng tư tưởng.
  Trong một gia đình có nhiều thế hệ? Thường, là không tránh được những khoảng cách bất đồng cuộc sống có liên quan đến tâm-sinh-lý, khái niệm độc lập…Nếu chỉ nhờ vào tình yêu thương để vượt qua, thì vẫn còn đó những khoảng cách khập khiễng!
 
  Tuy vậy, khi biết tôn trọng lẫn nhau thì sẽ khai sáng được giá trị học vấn nhân sinh. Sự dung hoà sở thích, tôn trọng tự do nhân cách và cố gắng tiếp cận mở rộng tư duy phát triển đời sống…hoạ may mới có “hoà bình”.
  Tương lai là sự vận chuyển của thời gian. Vì vậy, sự suy nghĩ, nhu cầu và hành động của thế hệ đi sau tự họ sẽ hình thành ra lẽ phải. Hạnh phúc có thể thuộc về quan niệm cá nhân, nhưng đạo đức mới là hiện thực khoa học đời sống xã hội...

   Khi ai đó chưa vượt qua những tư tưởng và thói quen xưa cũ, ích kỷ với những học thuyết xã hội đã lỗi thời? Người ta sẽ thấy mình là rào cản tương lai, lạc lõng bơ vơ giữa một thế giới luôn đổi thay qua mỗi thế hệ…
   (Thực tế, thì "khoảng cách thế hệ" còn liên quan đến nguồn gốc văn minh nhân loại, tập quán dân tộc, thể chế chính trị, văn hoá nghề nghiệp lẫn niềm tin tôn giáo nữa...)