Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Vĩ cuồng...

Vĩ cuồng



  Thường...lúc còn thơ ấu trẻ con nào cũng muốn được chìu chuộng thương yêu. Đến tuổi cặp kê ai không mộng mơ một tình yêu đẹp? Và, khi bước vào đời mưu sinh tất cả chúng ta đều muốn thành đạt... 

   Còn lại những người lớn tuổi (như tôi) suy nghĩ gì: Chìu chuộng trẻ tương lai dễ hơn năn nỉ người quá khứ? Hơn thua với đời đã khép lại, yêu đương cũng vơi cạn, dù vẫn hấp háy nhận ra những "bông" hoa còn hương sắc (cười)...

  Khi nói đến “minh triết đời sống”? Nghĩa là chúng ta không nên đứng ở bất kỳ một vị trí quan điểm (chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp mưu sinh) nào! Bởi vì, nếu thế hóa ra ta là kẻ đầu tiên hoặc cuối cùng mắc bệnh vĩ cuồng (cười)…

   Con người sinh ra đều có tên tuổi (đương nhiên rồi). Vì thế! Sự khát khao danh vọng gần như là điều mặc nhiên sở thích, nhu cầu cho cuộc đời của mỗi người. Nhưng, tham vọng quyền lực, tính háo danh tạo thói quen dối trá mới khiến người ta dễ bị mắc chứng vĩ cuồng...một loại bệnh tâm thần mà chẳng ai tự nhận mình mắc phải(!)

   Chúng ta thường ca ngợi lòng tự tôn. Nhưng, chẳng ai dám bảo đảm rằng nó không phát triển thành hành động vĩ cuồng? Ngay cả sự tự hào cũng không dễ gì rực rỡ hơn tính khiêm tốn , và rất dễ thấy người tự cao là đang cố che dấu khuyết điểm nào đó? Chứng tỏ quyền lực là khi người ta tự biết họ chưa xứng đáng với vị trí xã hội đó, hoặc ngông nghênh khoe sang giàu là bởi trước đó người ta vốn nghèo khốn đốn. Tuy vậy, phần nhiều chỉ có lòng đố kị, sĩ diện hão, thói kiêu căng, thỏa mãn tự tin…mới thực sự gây rắc rối, phiền toái cho cuộc đời!?

   Chứng vĩ cuồng có thể "truyền nhiêm" từ thiên tài cho đến kẻ bình thường! Thực tế, chúng ta khó chối cãi trong một xã hội kém phát triển khoa học kỹ thuật thì luôn đồng nghĩa với sự lạc hậu về chính trị, kinh tế, văn hóa…và là nguyên nhân của nhiều hội chứng vĩ cuồng khác nhau, nhất là những người nắm quyền lực xã hội, giàu có tiền bạc, thành đạt nghề nghiệp, thành công trong giới nghệ thuật giải trí…

  Khi xã hội thiếu triết lý giáo dục, thì người ta vay mượn giáo điều chủ thuyết, mày mò sáo ngữ ra giảng dạy hơn là luận chứng vấn đáp khoa học! Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi ai đó còn nghiên cứu “động cơ vĩnh cữu”? Dù không đủ năng lực luyện kim để sản xuất một chiếc xe đạp có giá trị…vẫn mơ “sáng chế” máy bay, tàu ngầm (thứ mà người ta đã “thịnh hành”sản xuất hàng loạt từ thế kỷ trước), hoặc bất chấp “định luật bảo toàn năng lượng” cứ quãng bá phô trương rao bán “thiết bị” tiết kiệm điện, xăng…

   Sự vĩ cuồng cũng lấp ló trong những kẻ ngạo mạn sách vở thuộc lòng, tưởng rằng sẽ trở thành “thầy”thiên hạ khi viết sách giáo dục dạy người, hay ghi băng đĩa thuyết pháp dạy đời, dù người hay đời họ chỉ lẫn quẩn trong phạm vi hẹp, chưa một lần thực sự va chạm và đi qua gian nan (?) Những kẻ ảo tưởng, hoặc mưu toan ảo tưởng luôn nghĩ có thuốc chữa “bách bệnh”, hoạt họa “tâm linh”, phô trương “ngoại cảm”…có thể do bị dị biệt kiến thức khoa học, hoặc cố tình nhiễu loạn xã hội, trí óc ảo tưởng...

   Nhưng, phần lớn chứng vĩ cuồng cũng thường xuất hiện từ nỗi sợ hãi, thất vọng, lo âu…Những tượng đài đồ sộ, chùa chiền đền thờ, nhà tổ lăng tẩm hoành tráng…dù ý nghĩa thế nào thì trong đó vẫn có bóng dáng của kẻ vĩ cuồng (!) Thần linh và ma quái thường phô diễn lòng tìn bằng bia mộ…

   Khổ thay, chứng vĩ cuồng không được xem là tội phạm trong một xã hội dung nạp độc quyền, phủ nhận ý thức cộng đồng…nên đôi khi chúng ta đành chấp nhận nó như một loại bệnh tâm thần "xã hội khải huyền". Hy vọng, vẫn còn lại đâu đó bao nhiêu người cầu thị, trông chờ một nền giáo dục trung thực bằng kiến thức, trí tuệ cảm xúc và lòng tự trọng (?)

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Nghề quy hoạch?

Nghề quy hoạch?


  Qui hoạch là gì? Rất có nhiều khái niệm, định nghĩa được giải thích trên mạng (internet) nhưng, tất cả đều mang tính trừu tượng, hoặc "cục bộ" cho một nghành nghề nào đó…

   Thực ra, nghề quy hoạch là nơi hội tụ nhiều lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề có liên quan thực tế đến đời sống dân sinh, phát triển xã hội. Và, Viện qui hoạch thường được thành lập ở cấp quốc gia (có phân vùng các đoàn qui hoạch đến các tỉnh, vùng, miền)…Vậy, quy hoạch không đơn giản là một nghề nghiệp, mà còn thuộc về nhiệm vụ, trách nhiệm xã hội (?)

  Trong Viện (đoàn) quy hoạch gồm các phòng ban nghiệp vụ chuyên trách (kỹ sư), chuyên gia đầu ngành (chuyên viên) khác nhau và có quy trình công tác rất hệ thống: Điều tra khảo sát, đo đạc hiện trạng, quy hoạch phương án, đồ họa (bản đồ quy hoạch), thiết kế (bản vẽ kỹ thuật) và dự toán kinh phí. Những người tham gia trong nghề quy hoạch lâu năm thường có nhận thức tổng hợp, bởi họ cần phải thu thập các tài liệu lịch sử, khoa học tự nhiên và thông số liên quan đến mọi thành phần kinh tế xã hội…

  Từ những số liệu hiện trạng tự nhiên và đời sống nhân sinh…các nhà quy hoạch sẽ lập ra một đồ án quy trình tương lai được hoạch định cơ bản với luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi, dựa trên nền tảng phát triển xã hội đồng bộ và lâu dài. Khi luận chứng kinh tế- kỹ thuật đã được thông qua hội thảo khoa học và các cấp cao nhà nước, thì mới có giá trị pháp lý ban hành xuống cho các phân nghành lập kế hoạch, dự toán đầu tư công trình, triển khai tiến độ thi công, quản lý…

   Nhưng, sau 1986…khi xóa bỏ cơ chế “bao cấp” người ta nghiêng về kinh tế “tự chủ” (tự hoạch toán thu chi) thì các đoàn quy hoạch cũng đã (bị) giải thể, tan rã theo…Thay vào đó là các “viện quy hoạch đô thị” hay các “công ty tư vấn thiết kế” riêng biệt: Xây dựng, giao thông, thủy lợi…nên chỉ còn là những bản vẽ thiết kế thi công, kỹ thuật liên quan (chủ quan) riêng mỗi ngành…

   Ngôn ngữ trên báo chí hay các cơ quan chuyên ngành thường hay gọi tên “quy hoạch” (mượn tạm): Giao thông, thủy lợi, xây dựng…thực ra, chỉ có giá trị  giới hạn cho phương án, kế hoạch hoạt động riêng ban ngành. Mà đúng nghĩa Quy hoạch…là phải bao gồm, nằm trong công tác kế hoạch mang tầm vĩ mô (quốc gia) kèm theo luận chứng kinh tế kỹ thuật có tính khoa học của toàn xã hội…

   Khi tách rời nhau “mạnh ai nấy làm”? Thì các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, sản xuất công nghiệp, tiêu thụ hàng hóa, giáo dục đào tạo…thường sẽ thiếu cơ sở hoạch định chiến lược, biện pháp phối hợp kiểm soát, kỹ thuật đồng bộ. Đó là chưa nói thái độ (hành vi) chủ quan (cực đoan) sẽ gây trở ngại, rắc rối, lỗi lầm với khoa học (thế giới tự nhiên) và xã hội (hiện thực đời sống văn hóa, dân sinh kinh tế)…

   Dù biện luận thế nào…thì người ta khó mà chấp nhận những đề tài hay phương án không hề có luận chứng khoa học hiệu quả (văn hóa nhân văn, kinh tế xã hội, kỹ thuật công trình)! Sự thiếu minh bạch thường gây ngộ nhận quyền lực, vô tình tạo ra những công trình lợi lộc vụn vặt hủy hoại tài nguyên và khó kiểm soát những ngành sản xuất công nghiệp có hóa chất độc hại, tác động đến môi trường một cách trực tiếp (!) Sự sai lầm lớn nhất có ảnh hưởng đời sống dân sinh, kinh tế lạc hậu …chính là cơ chế thực dụng tùy tiện trong công tác xây dựng cơ bản, lạm dụng độc quyền tài chính, kinh doanh, thương mãi…

   Nền văn minh xã hội thường dựa vào khoa học kỹ thuật để phát triển an toàn xã hội, không thể đơn giản, cố hữu như một ban cố vấn kinh tế chỉ biết theo dõi biến động tài chính, xu hướng mua bán thị trường, hoặc sự toan tính ưu tiên lợi nhuận kiểu "con buôn" (!)

  Hẵn nhiên, sẽ luôn có một thực tế đáng buồn…Nếu như, xã hội thiếu cơ chế hoạch định từ tập thể trí thức khoa học kỹ thuật thì vẫn là thách thức giá trị năng lực tích cực, vẹn toàn cho mọi đồ án quy hoạch…

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

"Bí quyết" tập đàn guitar (phần 3)

   “Bí quyết” 3: (Lựa chọn hợp âm đơn giản và hệ thống âm giai )


   “Bí quyết” là nói về kinh nghiệm hay kỹ thuật của một nghề nào đó! Cũng có nghĩa là: Ai cũng có thể tạo riêng cho mình một kỹ năng…

   Nếu bạn quan sát thì sẽ nhận ra có rất nhiều kỹ thuật và cách chơi đàn guitar rất khác nhau. Và, thường phụ thuộc vào kỹ thuật âm thanh nhạc cụ đàn thùng hay đàn điện…mà có hệ thống cơ bản trong cách thức sử dụng các đặc tính nghệ thuật: Độc tấu, hòa âm (phối âm) đệm nhạc ở không gian thính phòng, trong phòng trà hay sân khấu lớn ngoài trời! Sự khác nhau âm hưởng du dương cõi thánh ca, hoặc chốn phong trần phóng khoáng miền du ca phiêu lãng …

  “Bí quyết” của guitar, đôi khi còn phụ thuộc vào sự thuận lợi (lối chơi) tiện dụng của người sáng mắt hay khiếm thị! Tùy lợi thế của ngón dài (bấm hợp âm rộng) ngón ngắn (khỏe, nhanh)! Và, người ta có thể phân biệt được sắc thái, âm thanh của người này hay người khác trên cùng một cây đàn phím (keyboard) điện tử, hoặc tiếng đàn của ai đó có liện hệ lối tiết tấu solo từ thói quen đàn mandolin, vọng cổ đang chuyển sang cách chơi tân nhạc …

    Tôi là kẻ khá lười biếng (cười)…nên đã tìm kỹ thuật đơn giản hóa hành trang giang hồ âm nhạc, bằng cách lượt bỏ bớt nguyên tắc bấm hợp âm của guitar theo kiểu đầy đủ, giáo trình truyền thống. Vì thấy rằng thực tế…cần giảm những chi tiết bị cộng hưởng không cần thiết trong hòa âm phối khí (với dàn nhạc), Và phần lớn các tiết điệu chỉ dùng bốn (4) nốt nhạc là đã quá đầy đủ...

   Bí quyết của tôi? Có thể phù hợp với những người tưởng mình không phù hợp với kỹ thuật guitar hoặc thích sự đơn giản. Điều quan trọng…là các hợp âm sử dụng đều phù hợp chung cho hai loại đàn (thùng và điện) …
   “Tất nhiên, nó phải nghệ thuật và thuận lợi dễ dàng cho cả khi bạn sử dụng mọi trường hợp đệm nhạc (bất kỳ bài hát nào)! Vì bạn có thể từ đó suy ra mọi hợp âm có nhiều vị trí và thế bấm, cũng chính sự thay đổi cung bậc của âm thanh (khác quãng 8) sẽ làm không gian có nhiều sắc thái hơn (nâng giọng hát) mà còn cố tình tạo ra phong cách biểu diễn lướt ngón (thuận) “phiêu du” trên cần đàn…”

   + Ta thường thấy người ta chơi (dạy) theo nguyên lý đầy đủ bấm ngón hợp âm thông dụng:


   Mà tôi lại đơn giản hóa cách bấm dưới đây:


   Vì hợp âm phần nhiều không cần sử dụng 2 dây (âm trầm) trên cùng (nhất là khi chơi hòa âm có đàn bas và dàn trống jaz ). Ngoài ra, bấm theo “truyền thống học nhạc” sẽ mất lợi thế ngón trỏ khi bạn vừa muốn solo vừa phối hợp âm, hoặc solo (lót nhạc) qua khuôn…

   Điều quan trọng…ta sẽ bấm đơn giản hơn (không cần ngón út), không dùng sức chặn và chỉ cần thêm ngón hay nhả ngón (giữa) là đã chuyển từ thứ sang âm trưởng (hay ngược lại)…

   + Lần đầu tập với guitar cách bấm thuận ngón là các hợp âm thứ, rồi sau đó mới chuyển qua trưởngsét một cách có hệ thống (thêm và chuyển ngón) sẽ đơn giản hơn!

   Hợp âm đơn giản nhất trong thế bấm guitar là hợp âm Em (Mi thứ)! Chỉ cần bấm 2 ngón nốt sì-mi…Điều đặc biệt so với các dụng cụ âm nhạc khác, tone (gam) Em của guitar có một tổng hợp trọn vẹn với thanh âm đặc biệt: Vừa định vị (bấm) vừa ngân vang (các dây buông) tạo ra một âm thanh không gian nghe buông lơi rung cảm, vừa thanh tao, trầm mặc và sâu lắng...

   + Khi chơi nhạc điệu, nên đồng thời tập chuyển các hợp âm theo qui tắc hệ thống âm giai cơ bản trong 1 bản nhạc để tạo thói quen…
   Ví dụ bài hát thường viết đơn giản cho tông Em (Mi thứ):


   Nhưng, ta có thể di chuyển Em, Am (quãng 8 ) phía dưới rồi mới chạy về B7...tạo ấn tượng nâng cao âm vực ("phiêu" giọng hát) khi lên nốt La cao...theo cách dưới:

   Nhờ hoạt động di chuyển tự nhiên mà bạn đỡ bị mỏi tay (khi bấm 1 chỗ) và tạo quán tính thuộc lòng khi đệm nhạc. Bạn cũng sẽ “vô tình” nhận ra rằng: Chơi hợp âm không có nghĩa là khi nào cũng phải dùng sức bấm…nên thả lỏng cơ, ngón (nhả buông một cách tự nhiên) mới tạo ra thanh âm phân biệt gần xa (to nhỏ) thay đổi sắc thái (thanh trầm) dập dìu, mới cảm xúc được rõ ràng tiết điệu…

   Bạn cũng biết thêm một cách dạo nhạc “ấn tượng” tuần tự bằng hợp âm (thêm Em ở quãng 8) di chuyển từ cao xuống thấp...và cũng để bạn biết thêm một thế bấm 4 ngón (các vị trí này có lợi thế kết hợp solo nốt nhạc gọn gàng, dễ sử dụng quán tính hơn):



 Chỉ cần các thế bấm được trình bày giới thiệu trên, bạn hãy tự suy ra: Nếu di chuyển đồng bộ  (cùng thế bấm) trên cần đàn bạn sẽ túy ý (hiểu) để tìm ra vị trí hợp âm mình muốn! Vì thực tế, chúng ta chỉ có 7 hợp âm chính để tạo ra âm hưởng thứ, trưởng, sét...và nếu cần tăng giảm 1/2 cung là đã tạo ra thêm hợp âm phụ # (thăng) hay b (giáng)...

   Chúc các bạn dạo chơi tự nhiên, thong dong với trò chơi thênh thang “đàn ca hát xướng…”!


P/s:  Sử dụng ngôn ngữ để diễn giải thao tác kỹ thuật và âm thanh là điều không dễ...tuy vậy, hãy cố gắng làm quen với thuật ngữ (nhận thức)âm nhạc . Hy vọng, sau này có cơ hội sẽ trình bày qua video thực tế hơn...

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

"Bí quyết" tập đàn guitar (phần 2)

“Bí quyết” tập đàn guitar (Phần 2)

“Bí quyết” 2: (Lựa chọn bài hát, dòng nhạc và tiết điệu):

   Có một sự thật: Bạn có thể làm quen với bất kỳ nhạc cụ nào trong vòng 1 tháng! Nhưng, con đường cảm xúc âm nhạc là do bạn lựa chọn xa hay gần? Nó theo lối "nghề nghiệp", hoặc chỉ đơn giản thú vui bạn bè, làm nghệ sĩ cho tình cảm, tâm hồn mình (một dạng mưu cầu hạnh phúc đời sống)…

   Hình như cái gì cũng có “định mệnh”? Những người chuyên nghiệp, học trường lớp bài bản cũng thường bị “nhiễm” định kiến học thuật, thích phê bình quan điểm, quan tâm so sánh trình độ kỹ thuật (độ khó âm nhạc)…Nhưng, thực tế hiệu quả của âm nhạc chỉ có mục đích cuối cùng là phiêu du len lõi tìm đường vào cảm xúc trái tim. Nên khi quá cầu kỳ trong âm nhạc, hoặc khoe khoang kỹ thuật biểu diễn chưa hẵn đã làm thăng hoa tâm hồn người…

   Nếu có hệ thống giáo trình nghiêm túc …mỗi dụng cụ âm nhạc, người ta đều biên soạn từ dễ đến khó (đơn giản đến phức tạp). Vì, do cấu tạo tính chất kỹ thuật mỗi nhạc cụ nên vẫn có những xu hướng, lợi thế ưu tiên thanh âm nhạc cảm: Piano chơi hay về trường phái cổ điển, điệu valse, nhạc thính phòng; nhịp nhạc tango tuyệt vời cho accordeon (phong cầm); organ du dương nhạc thánh ca; Acmonica sống động nhịp nhàng cho paso; Sáo trúc vi vu thanh thoát, thiết tha trầm mặc: Lòng mẹ, con thuyền không bến…

   Riêng, guitar thì rất đa dạng, nhưng thường phiêu lưu nhịp nhàng với các dòng nhạc country, pop, rock…hoặc diễn cảm tâm sự ballad (trữ tình) đương đại. Dù rất phóng khoáng, guitar cũng tạo nhiều trường phái (phong cách) khác nhau: Classic, flamenco, solo và đệm hát. Chính vì vậy, những người mới làm quen với âm nhạc với đàn guitar dễ lúng túng, chưa rõ phương hướng sở trường, sở đoản… nên thường bị lệ thuộc vào quan niệm thưởng thức của người xung quanh (phong trào) hay thói quen (kỹ năng riêng) của người dạy đàn…

   + Những bài nhạc ngoại quốc nổi tiểng (kinh điển) đều đa dạng, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật âm nhạc! Nhưng, cũng có thể là xa lạ với hiện thực đời sống văn hóa, tâm hồn của bạn (năng khiếu cần sự cảm thông)!  Do tính năng sử dụng và tác động kỹ thuật vật lý nhạc cụ guitar…những người mới tập chơi, ban đầu nên chọn những bài hát nhạc Việt khá phổ biến đã qua thời gian chọn lọc…

   + Chúng ta cũng có một thời vàng son hòa nhập với nền âm nhạc đương đại thế giới. Nhưng vẫn mang theo bản sắc riêng, đánh dấu được giá trị sở trường âm nhạc Việt ! Trong đó, có rất nhiều tác phẩm tình khúc diễn đạt thành công tâm tình về đời sống nhân sinh, tình yêuthân phận con người của các tác giả có tên tuổi như: Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, …có nhạc điệu khá nhiều biến tấu (slow, pop, rock, ballad…), hoặc từ bolero căn bản thập niên 1960 (rumba, chachacha, tango, ballde…) viết đa dạng về văn hóa, tình cảm nhân gian phát triển dân ca theo âm hưởng tân nhạc hiện đại: Văn Cao, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Hoàng Thi Thơ, Trịnh Lâm Ngân, Lam Phương, Trần Thiện Thanh…
    Tại sao phải lựa chọn? Bởi, hiện nay có rất nhiều bài hát chỉ mang tính giải trí, thu hút  sự kiện…thường ít chau chuốt ca từ, phối âm giao hưởng đơn điệu! Nên muốn thành công cơ bản, đạt giá trị âm nhạc là phải thỏa mãn đi tìm những bản nhạc “kinh điển” bền lâu…chứ không phí hoài thời gian cho những bài hát vu vơ “tạm thời” (?)

   Có thể, có người không thích âm nhạc? Nhưng, khó tưởng tưởng một thế giới vắng lặng âm nhạc…Nghĩa là âm nhạc có tác động đến thực tại tâm hồn và suy nghĩ! Nên, hãy khôn ngoan lựa chọn, tránh các bản nhạc rời rạc mệt mỏi hoang mang, hay quá đơn điệu gây ồn ào. Vì, với âm thanh bi ai hoặc háo thắng thù hận sẽ khó nâng đỡ trái tim con người…

    + Bước đầu tiên tập đàn, hãy chọn các nhạc điệu chậm vừa: Slow, boston, bolero, slow surf…và sử dụng tiết tấu đơn giản, nhưng mạch lạc bằng ngón tay gảy rãi nốt (ngón cái cho 3 dây trên) và móc (phân công thuận chiều 3 ngón cho 3 dây dưới)…

    + Sau khi đã quen thuộc sử dụng ngón đúng nhịp, khuôn (đều tempo), bạn có thể chuyển qua tập đánh điệu nhạc bằng hợp âm kiểu “quạt chả” Bepop, dicco, Surf…thực tế, cách đánh “quạt chả” là cách đánh nguyên hợp âm một cách nhịp nhàng, nhưng nhờ thay đổi âm tiết (mạnh nhẹ, câm và vang) bằng tay trái (nhả bấm) và tay phải đánh lên-xuống (hoặc chặn âm) đều nhịp, sẽ làm thay đổi âm sắc (thanh, trầm, lúc gần lúc xa) nghe như sự hòa âm đa dạng biến tấu cường độ thanh âm…một sự lợi thế đặc biệt của nhạc cụ guitar!


(Còn tiếp…)

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

"Bí quyết" tập chơi đàn guitar (phần 1)

“Bí quyết” tập chơi đàn guitar (Phần 1)

Phần 1: Cách lựa chọn đàn guitar
Phần 2: Lựa chọn bài hát, dòng nhạc và tiết điệu
Phần 3: Lựa chọn hợp âm thuận lợi của đàn guitar


   Thật ngạc nhiên, khi bài viết “Học nhạc với đàn guitar” trong blog này (khá khép kín) mà nhận được cả ngàn lượt xem trong một thời gian ngắn…Nghĩa là có khá nhiều bạn tò mò tìm hiểu về một “hệ quy chiếu” (cách nhìn) về quy luật âm nhạc và học chơi đàn guitar! Điều đó, cũng khiến tôi cảm động (hic) vui vẻ, nhiệt tình hơn và sẽ tìm cách mở rộng, dần đưa ra thêm những “bí quyết” (cười)  …

   Những gì liên quan nghệ thuật, người ta hay nói đến năng khiếu…Có lẽ, chỉ là câu chuyện mang sắc màu “ngụ ngôn” về khả năng hiện tượng đặc biệt từ một cá nhân! Thực tế, sự thành công không thể thiếu sở thích, điều kiện và sự gian nan để thực hiện đam mê “năng khiếu” đó…

    Còn khi nói về nhạc cụ? Xin hãy có “tư duy” xem đó là một phương tiện chuyển tải âm nhạc: Sự thành thạo sử dụng và cảm âm thính giác sẽ là cơ hội làm nên cảm xúc! Nghĩa là khi đã có thói quen thuận tay và phân biệt được cung bậc thanh âm, nhịp điệu…thì có thể điều khiển nó dễ dàng theo quán tính…

   Muốn tập sử dụng một nhạc cụ? Chúng ta cần hiểu tính chất cấu tạo, lợi thế âm thanh và thuận lợi nghiêng nhiều về phong cách, dòng nhạc nào đó… để dễ hòa âm phối khí nhạc điệu, độc tấu, đệm hát, chuyển tải ca từ? Vậy, “Bí quyết” tập đàn guitar đầu tiên là nhờ vào chất lượng kỹ thuật và phương pháp sử dụng nhạc cụ..

   Có lẽ, cần nói thêm rằng: “Bí quyết” có thể được hiểu là kinh nghiệm trưởng thành từ sở thích, thu nhận kiến thức rồi mới tự tạo cơ hội phát triển cho riêng mình! Nhưng, cũng có những quy trình ngược: Tự tạo cơ hội, xây dựng kiến thức, rồi mới tìm ra sở thích.
   Cuộc đời (le lưỡi), đôi khi…cứ thử hồn nhiên đơn giản hóa công việc hiện thực cho vài lựa chọn..
 
“Bí quyết” 1 (chọn lựa mua đàn guitar):

    Với một cây đàn guitar nào đó (phương tiện âm nhạc) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sẽ cho ra âm thanh chính xác (note, tone), đem lại hứng thú, truyền đạt được cảm xúc âm nhạc…

    Trước khi tuyển chọn, bạn phải (yêu cầu) lên âm chuẩn (có máy cảm âm điện tử) vài ba cây đàn để so sánh. Nếu dây lên quá căng sẽ có âm thanh không mềm mại ngân vang, làm đau tay (nhất là khi bạn có ngón tay mềm, yếu…) khó bấm,  khiến ta lười thao tác, dễ nản chí trong tập luyện ( Dĩ nhiên, sau thời gian ngắn tập luyện đầu ngón tay cũng sẽ dày lên, khỏe hơn)…

   Về kỹ thuật và cấu tạo sản xuất đàn guitar thường phân biệt 2 loại: classic guitar và Acoustic guitar! Trên lý thuyết ta cần có chút kiến thức nhìn bên ngoài (hình thức) để tiện ứng dụng thực tiễn:

   - Đàn classic (chơi nhạc cổ điển) có cấu tạo thùng hình tròn (âm thanh vang, trầm ấm hơn), cần ngắn (khoảng 12-14 phím) bản rộng và thường sử dụng 3 dây dưới (sol, sí, mí) bằng ni lông, để hòa đều hơn với thanh âm 3 dây trên…

   - Đàn Acoustic (chơi nhạc pop, rock, đệm hát…) thường cấu tạo thùng khuyết (để solo âm vực quãng 8 cao), có ít nhất 14 phím trở lên, bản hẹp…nên dây đàn ít căng cứng hơn! Ngoài ra, về mặt kỹ thuật có khác nhau về cách phân chia khoảng cách (các dấu chấm trên cần đàn) là để thuận tiện xác định nhanh vị trí solo (chạy nốt), bấm hợp âm các quãng 8 khác nhau…
    Đàn thùng chỉ có ba quãng 8(âm vực), còn đàn điện cấu tạo bốn quãng 8 nên sợi (dây) đàn dài bấm nhẹ nhàng hơn…

   Thông thường chất lượng đi đôi với giá cả. Và, thị trường cũng sản xuất theo nhu cầu tâm lý khách hàng mua sắm. Với “khẩu hiệu tiết kiệm dành cho người “không chuyên”…người ta khuyên người mới tập chơi: Chỉ nên mua loại giá trên dưới 1 triệu đồng?

   Riêng tôi, rất muốn bạn…cần cố gắng chọn chất lượng giá cao hơn gấp đôi (không kèm thiết bị điện tử) ít nhất là tạm đủ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, để có âm thanh hỗ trợ chính xác tạo thêm say mê cảm xúc, dễ nhận thức nghệ thuật hơn!

   Ngoài ra, dây đàn là thành phần rất quan trọng ít ai để ý? Hiện tại trên thị trường đã có dây đàn made in USA có cấu tạo kỹ thuật khá đặc biệt (hình khối đường dây, lượn sóng vòng quấn) nên âm thanh vang hơn, bấm êm tay, khi vuốt rất mượt mà, chậm rét rỉ và bền (giá khoảng 450K)…
  
   “Nếu bạn có sở thích, đủ kiên nhẫn và lợi thế luyện ngón khỏe, nhanh để phối hợp hòa âm (độc tấu) theo kiểu classic (phối đồng bộ các nốt đơn âm) mạch lạc, hay phong cách flamenco (pha hợp âm rộn ràng) thì bạn cần có thầy dạy kinh nghiệm hướng dẫn chi tiết (thường có soạn nhạc riêng)…Còn nếu như bạn chỉ cần sử dụng nhạc cụ để solo và đệm nhạc theo phong cách modern (hiện đại) với các dòng nhạc Pop, rock, ballde…thì chúng ta có thể tự học theo hướng phổ thông nhạc lý bằng cách lắng nghe, quan sát và tự do sáng tạo cảm xúc…”
(Còn tiếp…)


Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Cuộc cách mạng Internet...

Cuộc cách mạng internet



   Trong các cuộc cách mạng tư tưởng (kiến thức) nhân loại. Có lẽ, phải nói đến khi người ta chứng minh được trái đất tròn, khi phát minh truyền thông điện tử và nhất là cuộc cách mạng xã hội internet

   Khi được biết trái đất tròn tự xoay quanh mặt trời, con người đã hình thành khái niệm về "định luật vạn vật hấp dẫn" và nhận thức sự sinh diệt của vũ trụ…nhờ hiểu biết đó, phần lớn người ta cũng đã tự mình giải phóng ra khỏi tư tưởng “chế độ” nô lệ thần thánh

   Khi những phát minh sóng điện tử âm thanh, hình ảnh truyền qua khoảng cách không gian, mọi người được mở rộng tầm mắt ra thế giới để thấy nhiều khác biệt: Những tập tục văn hóa luân lý, điều kiện sống, luật lệ hành pháp hay quan niệm “thuần phong mỹ tục”…và bắt đầu tự tin vào giá trị sự thật bằng kiến thức khoa học hơn!

   Ngày nay, công nghệ Wifi internet đã hòa mạng toàn cầu. Đây, mới thực sự là cuộc cách mạng lớn! Vì khi thiết bị di động gọn nhẹ, thông minh (smart) trở thành phương tiện phổ thông, ứng dụng thực tiễn cho mọi hoạt động xã hội…thì thế giới sẽ chuyển mình tiến tới một nền văn minh tự động hóa, năng động hơn...

   Có lẽ, trừ người có tinh thần khoa học…những người sống trước thế kỷ 21 khó mà hình dung được sự thay đổi phát triển xã hội thông dụng bằng công nghệ vi tính hiện đại? Và, cũng có nghĩa: Những hệ ý thức học thuyết hay chủ nghĩa xã hội chính trị, cơ cấu xã hội, quân sự trước đó…nay, hầu hết trở thành dĩ vãng lạc hậu!

   Internet không chỉ là công cụ giải trí, hay thế giới ảo như người ta tưởng(?) Vì, tiện ích của Internet không đơn thuần là: Thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine)! Hệ thống bảo mật điện tử đã có khả năng thiết kế, quản lý điều hành phổ thông hóa dịch vụ thương mại, chuyển ngân, y tế, giáo dục (chữa bệnh từ xa, học hành)…mà còn là thế giới mở cung cấp đa dạng khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. Một kỷ nguyên điện tử xã hội bao gồm tất cả các lĩnh vực: Thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa…

   Vì vậy, cuộc cách mạng Internet không chỉ rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian làm bước tiến lịch sử xã hội phát triển nhanh hơn…mà còn là phượng tiện truyền thông đại chúng để mọi người đều có thể trở thành một công dân điện tử trong một xã hội điện tử (!) Và, với xã hội điện tử thì quyền lực truyền thông không còn dễ dàng khép kín, độc quyền kiểm soát tư tưởng, định hướng xã hội được nữa…

   Nhờ công nghệ điện tử hiện đại hóa thông qua phương tiện trực tuyến, người ta có thể mưu cầu chuyển tải thông tin nhanh nhạy, bày tỏ nhận thức chính kiến, cởi mở tâm tình khuất lấp, phô bày bất công, chứng minh sự thật! Những ý kiến, tư duy khác biệt cũng tự tạo ra nhân tố suy luận khiến con người biết khiêm tốn, tìm hiểu sâu rộng hơn về đời sống quanh mình. Tiếp cận kiến thức mở rộng đem lại sự cảm thông tôn trọng, điều dị biệt rồi sẽ được xây dựng nguyên lý bằng lòng bao dung, thỏa thuận…

   Đối với những xã hội còn “gập ghềnh”, tự kỷ ý thức hệ, khác biệt văn hóa…thì ở đây vẫn sẽ luôn là một thế giới có dung hòa “phẳng”! Sự bình đẳng trên mọi thông tin đa phương sẽ là cơ hội cho trào lưu hóa tư tưởng tiến bộ hội tụ, tích lũy thời gian khai phóng những ý chí hủ lậu, giải phóng  thiển cận, giáo dục hạn hẹp…
 
    Những cuộc cách mạng đem đến ý tưởng bình đẳng, khai hóa văn minh thế giới đều có bóng dáng khoa học, tri thức! Và, bao giờ cũng làm cho những kẻ độc tài chính trị, cực đoan tôn giáo, hay những người còn lẫn quẫn bên lề văn hóa bảo thủ…thường miễn cưỡng, khó chấp nhận(!) Nhưng, khoa học vốn có cội nguồn sinh trưởng từ tạo hóa để phát triển tự nhiên hướng về tương lai, nên vẫn rời xa khoảng cách quá khứ...vì đây không phải là một “quy trình” quyền lực ích kỷ do ai đó sắp đặt, mà là thiên hướng hành trình tự nhiên từ sức mạnh tri thức nhân loại...vô cùng và ngẫu nhiên khi đi tìm giá trị của mọi sự thật (chân lý)!?

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

"Nổ" và "chảnh"

“Nổ” và “chảnh”


  
     Có con bé (ngoài 30 tuổi) gõ phím qua Chat:
   - Chú ơi! Giải nghĩa chữ “nổ” và “chảnh” ra sao hả chú?
   - Thì…con cứ lục lọi google (internet) hoặc mò mẫm tra tự điển xem sao?
   - Tiếng English (Anh) mà cũng hổng có rùi…chú ơi!
   Tôi cười:
   - Vậy, nhờ mấy ông giáo sư muốn đưa chữ Hán vào dạy phổ thông hỏi thử…
   - Hic, chữ Hán cũng chảnh hả chú?
   - Hơ…hổng bít nữa? Nhưng, chắc chắn là có chữ “nổ”…vì đó là chữ tượng hình nên có thể dzẽ mờ
    - Hi hi…Lâu qúa, hỏng thấy chú viết hài hước nữa hen? Bùn quớ! Chú giải thích nghe đi, con tặng chú cái bánh trung thu…

   Hic, “sáu mươi năm cuộc đời” rầu…đâu thèm dỗ ngọt nữa, mà mơ ăn bánh trung thu (le lưỡi)? Còn cố viết hài hước thì cũng sợ gây ngộ nhận! Với lại, thấy Hoài Linh trở thành danh hài, xây nhà thờ Tổ to ghê, chi phí tốn kém quá…nên cũng cảm thấy e ngại ngùng (cười vu vơ).

   Văn tự, chữ nghĩa là qui ước, hiểu ý! “Hổng dám đâu” mà giải nghĩa? Lỡ không    may nhầm lẫn vào bì bụp, ra ì xèo…với lại, nổ hay chảnh không phải là ngôn từ có qui ước trong ngôn ngữ văn bản? Nó là thuộc từ “ý niệm” thông dụng của người trong nam…gần giống với nghĩa Khoác loáctinh tướng nhưng lại khác ý khi so sánh lối văn chương khẳng định người ngoài bắc (!)

   Khi bình luận một ai đó…về lời ăn tiếng nói, hay tính cách “nổ” và “chảnh”? Thì người Việt mình đều hiểu được dụng ý ngay! Nhưng, khi tìm cách dịch thuật sang tiếng Anh thì có thể loạng choạng, không phải dễ…và nếu nhờ mấy ông “giáo sư” muốn đưa chữ Hán vào dạy phổ thông cũng chỉ có cách chảnh chọe vẽ hoạt họa…

   Đương nhiên, nó không phải là tiếng lóng (bí ẩn) mà là dạng tu từ gợi ý của nhiều hình tượng…Vì, bắt nguồn từ định nghĩa: Nổ (qui ước ngôn ngữ) là tác động âm thanh của hiện tượng vật lý phá vỡ không gian về mặt bành trướng thể tích (tác động của bom mìn chẳng hạn). Còn…chảnh là trò chơi chữ nghĩa “chanh chua” tính từ lúc đánh vần, thêm dấu “chờ-anh chanh, hỏi-chảnh”(cười)…

   Chẳng biết cách giải thích đúng chưa? Vì suy diễn là trò chơi rờ rẫm “bịt mắt bắt dê”…Nhưng, nổ rõ ràng là cách nói phê phán khi thổi phồng sự việc, và có thể thêm nhiều dạng, ngữ cảnh (ý tứ): “Nổ” lụp bụp, đì đùng (khoe với bạn bè, lối xóm), “Nổ” như bom na-pan (nói dóc thường xuyên), “nổ” như bom nguyên tử (hù dọa thiên hạ), nhà gần kho đạn (“nổ” đủ loại, kiểu). Còn chảnh được hiểu là: khoe khoang giàu có (sang “chảnh”), khoa trương kiểu cách (“chảnh” chọe), lăn xăn bon chen (“chảnh” chó) nghe cũng “thăng hoa”, thú vị khi kèm từ láy đó chứ ẹ…

    Có nhiều người thích thú, khen cách dùng từ ngữ “nổ” (cho nam giới) và “chảnh” (cho nữ giới) ở Việt Nam là hài hước, đặc tính thâm thúy rất hay…Vì, nổ một chút cũng dzui, chảnh xíu xiu rất dễ thương! Nhưng, nếu phát xuất từ tham vọng và dối trá thì trở thành kẻ ngốc nghếch, thiếu lòng tự trọng…

   Sự thích tô vẽ, trừu tượng màu mè, phóng đại, thiếu tôn trọng sự thật khách quan…khiến xã hội xãy ra cũng lắm chuyện bi hài! Từ những cực đoan lừa tham vọng vụn vặt khiến người ta nổ hư không chảnh le lói:
   Mới đây (6/9/2016)  “vụ xe tải dìu xe khách mất thắng cuối đèo Bảo Lộc” ai cũng thấy rõ là một sự may mắn khá hi hữu (có điều kiện)! Đáng lẽ, xe khách và xe tải đều cảm thấy hạnh phúc khi cứu giúp, thoát được tai nạn (chết người) và họ sẽ thông cảm, thân thiện lịch thiệp cảm ơn nhau vì đã được “dìu” tình cờ giúp nhau trong cơn hoạn nạn…thì lại “bổng dưng” thành ra mâu thuẫn không đáng có, chỉ vì có người “nổ” và kẻ “chảnh”: Báo chí truyền thông nổ hư cấu thêm ly kỳ huyền thoại anh hùng. Cơ quan chuyên trách làm chảnh ca ngợi, phô trương khen thưởng, tặng “vô lăng vàng”, đạt được danh hiệu...may rủi chỉ từ một sự cố(?)

   Cuộc đời…nếu thế, thiên hạ sẽ trở nên hoang mang, lông ngông đi tìm giá trị sự thật và rồi nhìn phiến diện, mô phỏng đại sự kiện, gây tranh cãi chí chóe, lãng quên sự cần tế nhị, lòng tin yêu? Chỉ sợ rằng: cũng vì duy ý chí (một lẽ phải), đành đi bên lề “văn hóa” lơ ngơ thích nổlàm chảnh (hic)! 

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Sống ảo...

Sống ảo
(Những suy luận có lý…)



   Mỗi người, hoặc mỗi giai đoạn hoàn cảnh đời sống đều có cách nhìn nhận về thân phận, cuộc đời…
   Người ta sẽ không mất thời gian để nói về những quan niệm(!) Vì quan niệm là cách diễn tả khái niệm sở thích của tư duy, không phải là một định nghĩa thực tế mưu cầu hạnh phúc (?)   

   Con người sinh ra thường có ước mơ! Nhưng, chúng ta vẫn có thể lầm lẫn khi so sánh ước mơ ảo tưởng?
   Từ ước mơ đến ảo tưởng chỉ cách nhau một đoạn đường học thức, một khoảng cách (tự do) phân tích sự thật! Tuy vậy, con người vốn thích lãng mạn thành đạt (tư tưởng hạnh phúc), nên sống ảo vẫn là một phần nguyên nhân của mọi định mệnh…

   Sống ảo là mượn cách vay tạm niềm tin, nương nhờ mộng mị. Những người sống ảo thường để tham vọng lấn lướt  mơ ước đời thường: Người thực dụng thì bám víu quyền lực, tiền bạc, danh vọng làm phương tiện. Còn người thiếu tự tin, nhút nhát, sợ thực tế đành dựa dẫm vào tử vi, bói toán, tôn thờ thần thánh, mê muội tâm linh (một hình hài khác của lương tâm) để hy vọng tìm cách quyên góp vận may, xây dựng số mệnh…

   Và bất kỳ ai cũng có thể là người sống ảo:

   Người sống ảo…khi học giỏi tưởng mình thông minh mà không hiểu đó mới chỉ khả năng thuộc lòng lối mòn trí thức. Nhà toán học nếu ngỡ rằng mình là nhà khoa học khi nhầm lẫn năng lực (kỹ năng) tính toán với tư duy sáng tạo. Những nhà chính trị rất dễ bị ngộ nhận chí lớndanh vọng, hoặc lẫn lộn giữa gian manhkhôn ngoanNgười sống nghề buôn bán suy diễn hảo tâm là sự lợi lộc. Những nghệ sĩ thành danh thích ca ngợi tài năng sẽ không bao giờ hiểu rõ đam mê phát xuất từ sở thích kết thành năng khiếu…Và, ít người tu sĩ thanh cao nghĩ rằng: Người ta tôn trọng họ là để nuôi dưỡng xã hội thêm một hình thái đạo đức thần thánh…

   Sống ảo cũng là thuộc tính suy diễn của con người và có thể xãy ra khuyết điểm duy nhất của hạnh phúc! Người sống ảo thường xem hạnh phúc là cái gì đó khát khao xa vời (mơ mộng) hơn là thực tế quen thuộc, gần gũi và giản dị (hiện thực). Họ chuộng lý thuyết nên dễ thành công trên danh nghĩa, nhưng lại thất bại trong đời sống vì xa rời thực tế…

   Trong một xã hội ngụy biện thường bị nhiễu loạn thông tin ảo…thì niềm tin chỉ làm hàng hóa mua bán, tranh dành ý thức? Hạnh phúc được định nghĩa mù mờ theo kiểu quan niệm hoang mang của mỗi người. Bộ não con người là cái gì đó rắc rối, sâu xa nhưng rất hiện thực với các nhà khoa học…thì với các nhà hiền triết lại có tư duy giáo dục nhào nặn nó trở thành thói quen văn hóa(?)
    
   Nếu văn hóa có thể hình thành từ các nhà hiền triết, thì đương nhiên số phận lại thuộc về thể chế chính trị? Lối mòn (ảo tưởng) số mệnh hay học thức (sự thật) vận mệnh là do mỗi người (cá nhân) và mỗi cuộc đời (xã hội) lựa chọn…

   Điều hệ lụy của sống ảo là rất dễ dẫn đến cách; Sống giả, sống mònsống thừa(!)


Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Về chốn thiên thu...

Về chốn thiên thu…
(Đôi dòng tưởng niệm dì…)
   Đời người? Rồi cuối cùng sẽ về chốn nao…

   Các nhà tôn giáo có thể lý giải nhiều nơi chốn để đến và đi. Nhân gian thì thường có nhiều quan niệm về sự tồn tại, trú ngụ của tâm linh. Riêng, các nhạc sĩ có cách nhìn trừu tượng mang tính hiện thực hơn: “Một cõi đi về” (Trịnh Công Sơn) hay vĩnh biệt “Nghìn trùng xa cách” (Phạm Duy)…còn tôi thì cố níu chút tình người về nơi yên nghĩ “chốn thiên thu”…

   Nhưng, dù là “cõi” hay “chốn” nào cũng đều mang theo quá khứ của đời sống! Ở đây, hoàn cảnh lịch sử (1954) chia đôi đất nước đã khiến họ (mẹ và dì) xa cách nhau gần trọn một đời người. Khi gặp được nhau thì hai mái đầu đã bạc, họ chỉ nhìn nhau với đôi mắt nhạt màu tìm kiếm chút xa xôi dĩ vãng, thỉnh thoảng kể lể miên man những nỗi buồn lăn theo ngày tháng, mơ hồ còn đâu đó vẫn chưa xoa dịu, hàn gắn vết thương chiến tranh lầm lỡ. Vậy mà, tất cả đã yên phận bởi thời gian, đành đoạn dắt díu nhau về chốn thiên thu…

(Quay bằng camera phone nên không rõ lắm!)




Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Nỗi buồn của: đèn vàng đèn đỏ...

Nỗi buồn của đèn vàng, đèn đỏ



   Ngày xửa ngày xưa(cười)…đèn vàng với đèn đỏ vốn đã khác nhau, nên tên gọi trong văn tự cũng đã khác nhau! Các họa sĩ không thể nhầm lẫn, người bình thường mặc nhiên thừa nhận, những đứa trẻ chưa có suy nghĩ, ý thức cũng thấy sự khác biệt…

   Vì thế, khi đưa vào làm hiệu lệnh giao thông…người ta cũng hiểu được mục đích, ý nghĩa qui ước báo hiệu của đèn xanh, đèn đỏ và giá trị riêng của tín hiệu đèn vàng(!) Nhưng, mới đây (1/8/2016 - 46/2016/NĐ-CP) người ta “bỗng dưng” bị mù màu (hoang mang, nhầm lẫn) giữa đèn vàng và đèn đỏ vì trong pháp lệnh phạt vi phạm luật giao thông có một định nghĩa cực kì mới toanh: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe  dừng trước vạch sơn "Vạch dừng xe"(giống như đèn đỏ) rồi sau đó “ghi chú” thêm rằng nếu Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn "Vạch dừng xe", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm (mơ hồ) thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau." (một chữ “nếu” chứa đầy tai họa)…

   Sau khi trích dẫn nôi dung văn bản luật trên…bài báo còn “vô tư” lấy tựa đề: “Nhiều người Việt đang hiểu sai về đèn vàng”. Than ôi! Họ không hiểu rằng: Nhiều người Việt không cần học vấn hay suy nghĩ cũng nhận ra cái kiểu “định nghĩa” mò mẫm (như ngụy biện)tùy hứng đó đã nhầm lẫn qui ước bất nhất, hoặc bị dư thừa chồng chất chữ nghĩa…đã vô tình đồng hóa (xe dừng) cả đèn vàng và đèn đỏ! Sự đồng nghĩa vi phạm hay không vi phạm? Trở nên mong manh, lẽ phải khó xác định, tùy tiện…

    Trước đây, người ta dùng thêm đèn vàng để cảnh báo (giảm tốc độ) “chuẩn bị dừng lại” trước khi có hiệu lệnh đèn đỏ. Ngày nay, đã có thêm đèn đếm số (giây) điện tử (có thể thay đèn vàng), người tham gia giao thông nhìn thấy dễ chủ động hơn, không vội vàng căng thẳng chờ đợi đến thời điểm dừng (đèn đỏ) và di chuyển (đèn xanh)…

   Đôi khi, một lằn ranh (vạch kẽ) cũng gây nhiều tranh cãi. Mới đây, trong trận bóng đá chung kết đội nữ Thái lan và Việt Nam (18h30 ngày 4/8/2016) có một tình huống khiến cho đội tuyển Việt Nam thua thiệt, bởi trái bóng mới lăn qua vạch vôi chỉ được 98% (theo lời trọng tài biên). Nhưng, thực tế…chẳng có camera nào quay theo chiều thẳng đứng để chứng minh được 2% còn dính lại ở vạch vôi? Một tỷ lệ thắng thua thiếu thuyết phục…nhưng, đó là luật!

   Đối với trò chơi thi đấu bóng đá, nếu vì tinh thần thể thao thì cũng chẳng có gì phải uất ức? Nhưng, đối với luật lệ giao thông thì khác…nó ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông và tính mạng con người! Vì thế, người ta phải cần có kiến thức dựa vào một định luật rõ ràng: Kỹ thuật phương tiện, tâm lý nhận thức và tạo thói quen người tham gia giao thông!

    Soạn thảo một văn bản luật pháp khả thi? Thì cần có những chuyên gia (hội thảo) kiến thức khoa học về nghiệp vụ, chuyên viên hiểu biết ngôn ngữ văn tự chính xác và còn phải đưa ra thông tin, chọn lọc dư luận trước khi thực hành luật pháp, thì sẽ tránh được những lỗi lầm và hậu quả đáng tiếc...Vì, sự thật: Luật tạo ra ý thức (!)


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Sương khói...

   Sương khói…
( thơ phổ nhạc…)

   Tôi đến Sài Gòn ghé thăm Thục Nguyên. Anh đọc cho tôi nghe bài thơ mang sắc màu tạ từ…như chuẩn bị hành trang tâm tình đoạn cuối của đường trần “sương khói”. Một bài thơ thủy chung khúc mệnh duyên đời tự tại…
  Có thể, đã là người thành đạt giữa những bộn bề lo toan, đầy biến động xã hội(?) Nhưng,  bút pháp văn học Thục Nguyên vẫn đượm chất thật thà, lụa là không cầu kỳ, chói lọi (Có lẽ, anh ấy là người yêu thơ đậm sâu và rất nồng nàn…)
   Tôi (Thế Nhân) phổ nhạc là kỷ niệm cuộc gặp gỡ thơ ca, hạnh ngộ giai tình bè bạn…

Sương Khói
(tặng Ngọc Hạnh – vợ yêu)

Giữa dòng sắc sắc không không
Trái tim bé bỏng bềnh bồng tử sinh
Nghiệp duyên tiền kiếp định hình
Xin đừng rơi lệ khóc tình ngủ yên

Giữa đời nhớ nhớ quên quên
Nắng phai là để hồn đêm lạnh lùng
Tình ta sâu nặng khôn cùng
Vẫn như sương khói nghìn trùng mà thôi

Khát vong tan, hết duyên đời
Tình trôi trong gió luân hồi thế nhân
Lối về chiều ấy bâng khuâng
Nhớ nhau buông xuống trầm luân thoáng buồn

                                            Thục Nguyên




Bài hát này nhạc điệu Mỹ, hợp âm Pháp, nốt nhạc Việt...(cười)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Trò đùa ngôn ngữ...

Trò đùa ngôn ngữ…
(Học vấn vào đời…)



  Từ câu chuyện đề thi “tiếng Việt” phổ thông-đại hoc năm nay (2016) cũng sẽ cho ta một mệnh đề  học vấn. Và, nói đến chữ nghĩa là nói đến nền tảng giao lưu, học thuật…

    Chuyện xảo ngôn thường được đem ra “tếu táo”, diễn hài trên sân khấu mua vui thiên hạ…đôi khi, có được chức “danh hài”(cười)! Còn trò chơi chữ nếu dùng định kiến bảo thủ tư tưởng, khoa trương làm “thầy đồ” thiên hạ…thì khó mà trở thành văn chương thi vị, có giá trị nghệ thuật ?

   Một câu nói ngụ ngôn (ẩn dụ) luôn khác với một câu nói văn bản (định nghĩa)? Vì vậy, khi một câu thơ được trích dẫn phải có đầy đủ bố cục (tứ thơ)! Nếu không, nó có khả năng diễn giải theo kiểu “cục bộ” người mù sờ voi

   Đối với văn chương nghệ thuật (nhất là thi ca)…Không thể đem ngôn ngữ qui ước ra phân tích chữ nghĩa theo kiểu văn phạm tập viết (phạm vi giáo dục tiểu học). Bởi lẽ, cách diễn cảm tu từ (ý nghĩa) của người nghệ sĩ còn tùy theo bối cảnh, tâm trạng, tình cảm từ ý tưởng nghệ thuật của tác giả…mà cũng có qui ước (luật thơ) hay chút hình tượng cách điệu văn chương. Nên, đối tượng văn học chỉ thuộc về khảo cứu (cảm nhận)! Vì, không phải ai cũng cần học vấn thưởng thức một bài thơ giống nhau, dù tất cả đều mặc định đó là một bài thơ hay…

   Khi một nhà thơ đòi thống trị (kiểm duyệt) môt nhà thơ: Tội nghiệp cho Lưu Quang Vũ khi Phạm Tiến Duật (theo thông tin) đề nghị thay đổi “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”(nguyên tác) thành ra“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.” mới chịu xuất bản (?)Than ôi! Có lẽ, người ta có quan niệm (nghĩ) bùn là thứ “hôi tanh” mà không nghĩ đến một mệnh đề khác: Đầm bùn vốn là tạo hóa sinh ra, nuôi dưỡng cho một loài hoa sen đẹp đẽ, nên mới có giá trị cảm xúc thanh cao hơn…

   Trong bút pháp thần thái (Lưu Quang Vũ) đã quyện tròn ý nghĩa sâu lắng “tiếng Việt” với hình ảnh đậm chất quê hương mộc mạc: Sự liên tưởng ướt át mềm mại bùn đất ruộng đồng vất vả vẫn có bóng dáng lụa là mượt mà sang trọng. Vậy, mà người ta dám liều lĩnh đổi nghĩa hồn thơ bằng sự chấp vá đất cày cho lụa…và, văn tự thủ pháp mô phỏng (chỉnh sửa) đó chẳng hòa nhập gì với nhau, khiến thuật điệu bị lúng túng, lạc lõng thi ca (!) Để rồi mấy chục năm sau (bây giờ) lại sửa sai trả lại nguyên bản cho tác giả, thì lại bị thói quen “hiểu nhầm” từ định kiến do truyền đạt chữ nghĩa máy móc…

   Đối với ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương, thơ ca) đem ra phân tích nghĩa chữ là một hành động thiếu khiêm tốn, không tự trọng …nhất là những tác phẩm có tính văn học (khảo sát)! Nếu ta không có năng lực (năng khiếu) về thơ ca thì đừng vội bình luận, chỉ nên tìm hiểu dạng ý đồ xuyên qua cảm xúc…Vì, thật khó mà giải nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn hay dễ dàng xác định nội dung tranh của Picasso…(có tính nghệ thuật trừu tượng)?

   Sự học là không ngừng! Nhưng, không có nghĩa là rêu rao “học, học nữa, học mãi”(?) mà không luận học để làm gì? Thực tế, chỉ nên học theo năng lực với những gì bạn cần, và đừng để không mãi là một học trò! Thường, ở đời…những người luôn rao giảng một lẽ phải duy nhất, là họ đang bị ngộ nhận hoặc bế tắc về hạnh phúc của chính họ….

   Người ta hay để ý điều bất cập mà quên đi: Sự lộng quyền vượt qua giới hạn năng lực nghề nghiệp, mới chính là yếu tố phi giáo dục!?


Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Văn hóa Trung Hoa...

Văn hóa Trung Hoa…
(Khảo cứu…)



   Người ta biết đến Trung Hoa là một đất nước có nền văn minh lâu đời nhất thế giới! Lịch sử, văn hóa của họ cũng ảnh hưởng sâu rộng với các nước châu á (nhất là Nhật, Hàn Quốc, Việt nam). Ngoài văn hóa chữ viết, học thuật nhân văn…họ cũng có những phát minh vĩ đại đi trước cả châu âu: Giấy, in ấn, lịch (âm lịch), la bàn, đồng hồ nước…

   Trung quốc thống nhất trở thành một đế chế đầu tiên có từ thời Tần Thủy Hoàng vào năm 221 trước công nguyên (TCN). Nhưng, trước đó văn chương, triết học đã phát triển mạnh mẽ và khá sâu rộng từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc…nhất là tư tưởng, học thuật nhân sinh“Tề gia- trị quốc- bình thiên hạ” của Khổng tử (551-479 TCN) đã trở thành nếp đạo đức, luân lý ăn sâu vào tiềm thức văn hóa họ. Nhưng kèm theo đó cũng có những học thuyết ly khai về nhân sinh, chính trị, hành pháp khác: Pháp gia (quyền lực), đạo giáo (Ma thuật, thần quyền)…

     Điều ngạc nhiên? Là một nước có nền văn minh đi trước thời đại, với dân số đông gấp bội họ vẫn đành đoạn cam chịu: Cả 100 năm dưới sự cai trị của người Mông Cổ, 300 năm lệ thuộc văn hóa triều đại Mãn Thanh (2% dân số Trung Hoa) và chịu sự cay đắng thất bại nhanh chóng trước cuộc chiến ngắn ngủi với phương tây 1842 (Anh quốc), hoặc có hải quân hùng hậu họ vẫn bị thua trong cuộc chiến với Nhật Bản (1894-1895)? Cho đến nay, họ vẫn chưa có nền văn hóa chính trị dân chủ đáng tin cậy với thời đại mới…

   Sự thật, người dân Trung hoa không thua kém ai từ một nền văn minh đến sớm! Họ chỉ thất bại liên tục dưới sự cai trị của những triều đại vì tham vọng cá nhân, lẫn quẫn với chính trị quá khứ đã xói mòn lạc hậu! Nhưng, nhân loại sẽ không quên những giá trị văn hóa có tính nhẫn nại của họ tích lũy, phổ biến từ quá khứ…Bởi, nền văn hóa Trung Hoa có tính nhân bản đạo lễ-nghĩa-trí-tín vẫn luôn có giá trị tồn tại hầu hết trong các nước phương đông hay phương tây. Có thể, đó là cội nguồn, nấc thang hoàn thiện cho nền văn minh xưa khi hòa nhập vào thế giới tương lai… 

   Nhưng, điều luôn làm chúng ta suy tư khi xem lại một quá trình lịch sử: “Văn hóa hình thành lịch sử hay nền chính trị tạo ra văn hóa…”  Lịch sử Trung Hoa cho ta thấy văn hóa, tập tục thay đổi (xáo trộn) rất nhiều. Chứa đầy kịch tính, bàng bạc những sắc màu khuôn mẫu hoặc vô thường: Hùng tráng, bi thương, bạo tàn…pha chút lãng mạn, thói đời của kiếp người qua những ghi chép ký sử hình thành xã hội từ các triều đại thống trị:

   - Khi thống nhất được Trung Quốc! Tần Thủy Hoàng sử dụng gia pháp trị quốc (Đốt bỏ hết sách vở Khổng Tử), dùng sức mạnh bạo tàn quân sự thống trị…

   - Thời Hán…Lưu Bang có gốc nông dân nên không coi trọng trí thức và các nhà buôn. Dù trí thức (phần nhiều là Khổng giáo) rất có ích cho công tác hành chính quản trị và nhà buôn thì quản lý dân sự giỏi. Ông ta chỉ dùng quân nhân và nông dân cai quản chế độ. Nhưng, đến thời con ông (Vũ Đế) biến Khổng giáo thành triết lý chính trị. Nhưng, càng về sau bị pha trộn thêm thuyết âm dương, thiên đường, ma thuật thần bí…
 
   - Sau gần 80 năm chấm dứt phân tranh Tam quốc…thành lập ra Nhà Tấn. Nhưng triều đại nhà Tấn cũng chỉ tồn tại 45 năm. Và tiếp tục trãi thêm 300 trăm năm loạn lạc, người ta mất lòng tin đạo đức của những người rao giảng Khổng giáo (quan lại, quý tộc) họ đã thay niềm tin vào đạo giáo hay Phật giáo…dù họ không biết rõ về học thuyết đạo Phật, nhưng ít nhất cũng an ủi trong tư tưởng. Chỉ sau khi giáo lý, kinh kệ được dịch sang tiếng Trung quốc, đạo Phật mới trở nên đông đảo người theo, hình thành thêm một bản sắc văn hóa riêng của Phật giáo Trung Quốc (cả tiểu thừa và đại thừa)…

   - Thời nhà Tùy (589) đã thống nhất. Lấy dân tộc Hán làm chủ và hòa hợp với nhiều sắc tộc khác cùng khai khẩn, cải cách ruộng đất hợp lý, phát triển kinh tế tốt hơn. Chính sách sáng suốt, nhưng định kiến chính trị không thay đổi…nên khi Văn Đế qua đời Tùy Dạng đế lên ngôi đã đi ngược lại những thành công mà cha ông đã bao tâm huyết gầy dựng. Tùy Dang mở cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Ly nhưng không bao giờ thắng, xây dựng lâu đài tráng lệ xa hoa phù phiếm, tàn bạo bóc lột dân chúng…khiến nhà Tùy bị diệt vong sau 38 năm.

   - Đến thời nhà Đường giáo lý đạo Phật (phái đại thừa) được phổ biến rộng rãi. Từ vua, hoàng hậu cho đến quan chức thứ dân…xây dựng rất nhiều chùa chiền, các sư sãi được trọng vọng. Nhưng, thời kỳ này có 3 người phụ nữ (Võ hậu, Vi hâu, Dương quý phi) và các nhóm hoạn quan…tuy “ái mộ” Phật giáo nhưng vẫn tham-sân-si hậu quả  bi thương, sóng gió hỗn loạn triều chính! Đến thời Vũ Tông lại theo đạo giáo đóng cửa chùa bắt sư sãi hoàn tục. Khổng giáo lại được hồi phục trong giới trí thức (thuộc làu văn học, lịch sử)...

   - Nhà Tống là thời kỳ phát triển thịnh vượng, đạt đỉnh cao văn hóa là nhờ thống nhất chính trị (?). Nhưng vẫn ảnh hưởng Khổng giáo! Thường tư tưởng nhà nho không coi trọng khoa học, kỹ thuât xem thường thương nhân, quân nhân…và phụ nữ lúc đó không có tài sản hay được giáo dục, tục bó chân thành “mốt” thịnh hành lạ đời của giới quý tộc. Sự tự phụ của đế quốc và niềm tin ổn định chính trị nơi lý tưởng nho học đức dục…đã làm xói mòn quân đội, thoái hóa kỹ năng tác chiến…

   - Khi Nhà Nguyên (Mông Cổ) cai trị Trung Hoa… họ lại cho phép tự do, công bằng sinh hoạt với tất cả các tôn giáo phật giáo, hồi giáo, thiên chúa giáo, đạo giáo…nên ảnh hưởng của khổng giáo cũng bị giảm sút. Nhưng, điều đó lại tạo ra sự giao lưu, phát triển đa dạng văn hóa, tính cách tha nhân cũng cỡi mở, hòa nhập các sắc tộc từ xa đến làm ăn sinh sống…

   - Cuộc kháng chiến của Chu Nguyên Chương (sau 100 năm) đã đánh đuổi được quân Mông Cổ và thành lập ra nhà Minh. Ông xây đựng những chiến thuyết trận, củng cố và mở rộng lãnh thổ, xây đựng trồng trọt khai khẩn đất đai, thám hiểm trên biển và có những đội thuyền buồm hải quân khổng lồ. Nhưng, vẫn ảnh hưởng từ phái nho giáo không hào hứng mở rộng giao thương mua bán, mà chỉ trao đổi hàng hóa nội địa. Cũng như các triều đại trước đó…những đứa con nối ngôi không bằng cha, họ sa đọa vào dục tính, đạo giáo u mê xao lãng việc quốc gia. Với một nền văn hóa chính trị, xã hội không có gì thay đổi lớn, nên lịch sử lẫn quẩn bị lập lại…

   - Người Mãn Châu (phía bắc) nhân cơ hội yếu kém của nhà Minh đã chiếm lấy Bắc Kinh. Họ khéo léo thuần phục bằng cách vận dụng văn hóa Khổng giáo xây dựng niềm tin để lấy sự ủng hộ chính quyền! Họ vẫn cho thờ cũng gia tiên…và người Trung Quốc cũng được tham gia chiếm nhiều vị trí trong triều đình, chỉ có quân đội là thuộc về người Mãn Châu. Dù dân số chỉ bằng 2% họ vẫn cấm kết hôn với người Trung Quốc. Dưới triều đại đó! Giới quí tộc, quan lại chỉ thích mộng mơ văn học, nghệ thuật, hoang tưởng Khổng giáo và các tôn giáo khác…không đề cao khoa học kỹ thuật, ngăn cấm giao lưu thương mãi. Một trong lý do “bình đẳng thương mãi” là cái cớ để các nước phương tây tìm cách gây chiến tranh và chinh phục sau vài trận chiến không mấy khó khăn dưới thời nhiếp chính của Từ Hi thái hậu. Triều đại nhà Thanh đã tồn tại gần 300 năm trước khi đại chiến thế giới thứ 2 sảy ra...

   - Sự sụp đổ của nhà Thanh (1912) kéo dài thời gian bất ổn do các đảng phái tranh dành quyền lực bằng vũ lực, cho đến qua thế chiến thứ nhất và sau đệ nhị thế chiến (1945)…năm 1949 Đảng cộng sản chiến thắng Quốc dân đảng để lên nắm chính quyền! Chính sách Maoist (bản sao chủ nghĩa Marxist, Leninist) của Mao Trạch Đông đã thay đổi, hủy hoại tiến trình văn hóa Trung Hoa vốn tồn tại: Từ cải cách “chính sách đói kém” (37,55 triệu người chết đói) đến tai họa“cách mạng văn hóa”, tục “sùng bái cá nhân” đã đẩy văn hóa, hành vi, nhân cách con người theo hướng thụ động và bạo lực…Và người ta thường ví sự cai trị giống tư tưởng Pháp Gia thời Tần Thủy Hoàng (cách 2000 năm trước) nhưng, bị nghi ngờ là “thuyết âm mưu” cải tạo con người theo hướng tiêu cực (?)

   Tuy vậy, đến nay…ít nhất khi nhìn vào Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan và các cư dân định cư hầu hết trên thế giới: Bản sắc cội nguồn văn hóa đặc tính nhân bản Trung Hoa đương đại đâu đó…vẫn luôn tồn tại!