Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Nghề quy hoạch?

Nghề quy hoạch?


  Qui hoạch là gì? Rất có nhiều khái niệm, định nghĩa được giải thích trên mạng (internet) nhưng, tất cả đều mang tính trừu tượng, hoặc "cục bộ" cho một nghành nghề nào đó…

   Thực ra, nghề quy hoạch là nơi hội tụ nhiều lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề có liên quan thực tế đến đời sống dân sinh, phát triển xã hội. Và, Viện qui hoạch thường được thành lập ở cấp quốc gia (có phân vùng các đoàn qui hoạch đến các tỉnh, vùng, miền)…Vậy, quy hoạch không đơn giản là một nghề nghiệp, mà còn thuộc về nhiệm vụ, trách nhiệm xã hội (?)

  Trong Viện (đoàn) quy hoạch gồm các phòng ban nghiệp vụ chuyên trách (kỹ sư), chuyên gia đầu ngành (chuyên viên) khác nhau và có quy trình công tác rất hệ thống: Điều tra khảo sát, đo đạc hiện trạng, quy hoạch phương án, đồ họa (bản đồ quy hoạch), thiết kế (bản vẽ kỹ thuật) và dự toán kinh phí. Những người tham gia trong nghề quy hoạch lâu năm thường có nhận thức tổng hợp, bởi họ cần phải thu thập các tài liệu lịch sử, khoa học tự nhiên và thông số liên quan đến mọi thành phần kinh tế xã hội…

  Từ những số liệu hiện trạng tự nhiên và đời sống nhân sinh…các nhà quy hoạch sẽ lập ra một đồ án quy trình tương lai được hoạch định cơ bản với luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi, dựa trên nền tảng phát triển xã hội đồng bộ và lâu dài. Khi luận chứng kinh tế- kỹ thuật đã được thông qua hội thảo khoa học và các cấp cao nhà nước, thì mới có giá trị pháp lý ban hành xuống cho các phân nghành lập kế hoạch, dự toán đầu tư công trình, triển khai tiến độ thi công, quản lý…

   Nhưng, sau 1986…khi xóa bỏ cơ chế “bao cấp” người ta nghiêng về kinh tế “tự chủ” (tự hoạch toán thu chi) thì các đoàn quy hoạch cũng đã (bị) giải thể, tan rã theo…Thay vào đó là các “viện quy hoạch đô thị” hay các “công ty tư vấn thiết kế” riêng biệt: Xây dựng, giao thông, thủy lợi…nên chỉ còn là những bản vẽ thiết kế thi công, kỹ thuật liên quan (chủ quan) riêng mỗi ngành…

   Ngôn ngữ trên báo chí hay các cơ quan chuyên ngành thường hay gọi tên “quy hoạch” (mượn tạm): Giao thông, thủy lợi, xây dựng…thực ra, chỉ có giá trị  giới hạn cho phương án, kế hoạch hoạt động riêng ban ngành. Mà đúng nghĩa Quy hoạch…là phải bao gồm, nằm trong công tác kế hoạch mang tầm vĩ mô (quốc gia) kèm theo luận chứng kinh tế kỹ thuật có tính khoa học của toàn xã hội…

   Khi tách rời nhau “mạnh ai nấy làm”? Thì các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, sản xuất công nghiệp, tiêu thụ hàng hóa, giáo dục đào tạo…thường sẽ thiếu cơ sở hoạch định chiến lược, biện pháp phối hợp kiểm soát, kỹ thuật đồng bộ. Đó là chưa nói thái độ (hành vi) chủ quan (cực đoan) sẽ gây trở ngại, rắc rối, lỗi lầm với khoa học (thế giới tự nhiên) và xã hội (hiện thực đời sống văn hóa, dân sinh kinh tế)…

   Dù biện luận thế nào…thì người ta khó mà chấp nhận những đề tài hay phương án không hề có luận chứng khoa học hiệu quả (văn hóa nhân văn, kinh tế xã hội, kỹ thuật công trình)! Sự thiếu minh bạch thường gây ngộ nhận quyền lực, vô tình tạo ra những công trình lợi lộc vụn vặt hủy hoại tài nguyên và khó kiểm soát những ngành sản xuất công nghiệp có hóa chất độc hại, tác động đến môi trường một cách trực tiếp (!) Sự sai lầm lớn nhất có ảnh hưởng đời sống dân sinh, kinh tế lạc hậu …chính là cơ chế thực dụng tùy tiện trong công tác xây dựng cơ bản, lạm dụng độc quyền tài chính, kinh doanh, thương mãi…

   Nền văn minh xã hội thường dựa vào khoa học kỹ thuật để phát triển an toàn xã hội, không thể đơn giản, cố hữu như một ban cố vấn kinh tế chỉ biết theo dõi biến động tài chính, xu hướng mua bán thị trường, hoặc sự toan tính ưu tiên lợi nhuận kiểu "con buôn" (!)

  Hẵn nhiên, sẽ luôn có một thực tế đáng buồn…Nếu như, xã hội thiếu cơ chế hoạch định từ tập thể trí thức khoa học kỹ thuật thì vẫn là thách thức giá trị năng lực tích cực, vẹn toàn cho mọi đồ án quy hoạch…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét