Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Học nhạc với guitar (4)

Học nhạc với đàn guitar (4)

   3- Hợp âm và Tone (Gam) trên đàn guitar

   Thật ra, đến phần này…ta có thể gọi bằng các thuật ngữ : Tone (giọng, cung bậc âm thanh) hay Gam (tính hệ thống: phối hợp màu sắc, sáng tối) để nói về một nhóm, cụm (bao gồm) nhiều hợp âm kết hợp, có sắc thái riêng…trong một qui trình (mặc định) cho một bản nhạc.

   Có nhiều cách bấm hợp âm cho đàn guitar, miễn sao là thuận lợi (thói quen) và đúng với 3 thanh âm kết hợp (nguyên lý). Vì vậy, bạn không phải ngạc nhiên hay lúng túng, khó hiểu về các cách trình bày trong sách vở (trên internet) nào đó, của mỗi tác giả biên soạn…
   Vì bạn nên biết: Chơi độc tấu khác với phối âm dàn nhạc, âm thanh không gian đàn thùng khác với đàn điện (lợi thế khác nhau). Thế nên, kỹ thuật chơi đàn điện và đàn thùng có những kỹ xảo, thế bấm phù hợp…

   Sự biên soạn hợp âm thường là quan điểm thuận lợi cho trường  phái (Classic hay modern), trình diễn (đàn thùng hay đàn điện). Ở đây, Tôi soạn hợp âm (kinh nghiệm) sử dụng chung dùng được cho cả 2 loại đàn mà không ảnh hưởng đến âm thanh, nhạc điệu…
   Nhưng, điều quan trọng là muốn trình bày một phương pháp “học quán tính” tự nhiên theo nguyên tắc của 7 âm giai cơ bản…khiến bạn có quyền ném bỏ (cười) sau khi đã hiểu về lý thuyết âm nhạc. Vì lý thuyết thực ra nằm trên cần đàn của bạn chính xác hơn nhiều!

   1 Âm giai được viết chung cho tone (gam) C hoặc Am: 

    Nếu bản nhạc được viết cho tone Trưởng: (chấm dứt bản nhạc bằng nốt Do)

  Hoặc tone Thứ: (chấm dứt bản nhạc bằng nốt La)

     Thực tế, khi không thấy bản nhạc…nghe âm giai hoặc câu hát đầu, bạn sẽ dễ dàng nhận ra âm hưởng bài đó viết cho Trưởng hay Thứ! Việc còn lại là xác định chủ âm (đã trình bày cách tính qui tắc trên).
   Bạn hãy tập bấm chuyển các hợp âm tuần tự (C- F- G7 hoặc A- D- E7) để tạo quán tính thói quen mặc định.

2- 
3-

               
       Trình diễn các hợp âm trên là đã gần đầy đủ. Ta chỉ thiếu 6 hợp âm sau:
   - 3 hợp âm trưởng E, A, D…Ta có thể chuyển Em, Am, Dm Thứ sang Trưởng một cách đơn giản: Bấm (đẩy) nốt cuối lên thêm 1,2 cung (bán âm). Ta sẽ có:

      Và 3 hợp âm thứ: Cm, Fm, Gm. Từ C, F, G… ta bỏ nốt bấm (ngón giữa) là Trưởng trở thành Thứ:


     Trưởng hay Thứ là do tăng hay giảm ½ một nốt trong hợp âm đó. Bạn chỉ thực hành vài lần là hiểu.
   Trên đây, mới chỉ 3 bản nhạc (6 Tone âm giai cơ bản: C, Am; G, Em; F, Dm). Các bản nhạc (4) còn lại các bạn có thể tự tính ( đã viết trình bày ở phần trước).

   Sau đây là qui luật chung: Dùng 2 thế bấm cho mọi hợp âm trên toàn bộ cần đàn guitar (được suy ra theo qui tắc bấm). Tôi sẽ trình bày cách bấm một Ton (gồm 3 hợp âm: 1- -4,5) cho một bài hát cơ bản:
   1) Thế thứ nhất: Bấm dùng vị trí dây số 5 làm hợp âm chính, ví dụ: Ton La trưởng (A)…

 Tone La Thứ:


 2) Thế thứ hai: Bấm dùng vị trí dây số 4 làm hợp âm chính, ví dụ:  Ton Rê trưởng (D)…

   Tone Rê Thứ (Dm):


   Với 2 thế bấm trên đây…Bạn có thể di chuyển hết trên cần đàn để tạo ra các hợp âm bất kỳ (khác) theo ý muốn. Những thế bấm đó sẽ cho ta chuyển âm đệm cho một bài hát thuận lợi, không cầu kỳ, không gây “ồn ào”với cây đàn điện và hợp lý khi phối hợp với nhiều nhạc cụ khác (dàn nhạc). Khi muốn có âm bass? Ta chỉ cần chặn thêm dây số 6…
   Tuy vậy, Bạn hãy nhớ một điều: Bạn có thể tự tìm ra (sáng tạo) những hợp âm, Ton, gam…thuân lợi cho thói quen, kỹ thuật riêng mình (phụ thuộc vào ngón tay: Mạnh, yếu, dài, ngắn, trái, phải…). Vì, quan trọng là ta có chơi ra “nhạc” hay không? Chứ không chỉ có âm thanh nhạc lý…

   Vậy, là ta đã “phiêu du” xong…qua phần nhạc lý trên cây đàn guitar (đơn giản, nhưng viết lý giải nên có vẻ rắc rối)! Nhưng, hiểu nhạc lý mới chỉ là học “trò” hay là ông “thầy” suôn (cười)…Vì, muốn chơi ra âm nhạc ta phải thao tác như một nghệ sĩ (Tôi sẽ nói thêm ở phần sau…).

(Còn tiếp…)

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Học nhạc với đàn Guitar (3)

Học nhạc trên đàn guitar (phần 3)

B- HỢP ÂM

   Không ai biết hết những điều mình muốn biết!? Tuy vậy, người ta cũng cần nghiêm túc xây dựng cho mình một định lý…

   Thường, người ta gọi Hợp âm bằng nhiều cái tên khác nhau: Gam, Ton, Âm giai
   Tất cả các thuật ngữ (tên gọi) trong âm nhạc? Phần lớn là do cách tiếp cận của nhiều nền văn hóa khác nhau: Pháp, Anh, Mỹ, Nga,Trung quốc, Nhật Bản…Nhưng, chính thói quen học vấn cố định, “không chịu” thống nhất trong biên soạn (dịch thuật) với ngôn ngữ Việt nên gây ra một số nhiễu loạn, khó hiểu, dễ ngộ nhận. Và vì…phần lớn do nhiều nhà lý luận, học thuật là soạn giả theo những giáo trình nước ngoài. Trong đó, không ít người chỉ nghiên cứu sinh trên lý thuyết, qua sách vở biên soạn lại! Vì vậy, nếu ai theo hướng “nghiên cứu”nên làm quen với nhiều loại thuật ngữ riêng…

   Ở đây, Tôi (@thenhan) sẽ trình bày phần nhiều bằng ngôn ngữ Việt đã được ước lệ. Và cũng không thích dùng hai từ “qui tắc” (sự giới hạn, mặc định) mà chỉ trình bày nguyên lý, qui luật (hệ thống) phối hợp cơ bản của âm thanh…để từ đó các bạn có tư duy tự lập, mạnh dạn sáng tạo âm nhạc:
   - Hợp âm là âm thanh phối hợp hài hòa, “thăng hoa”…thường kết hợp (cấu tạo) cơ bản với 3 thanh âm của nốt nhạc. Phương thức (âm hưởng) hợp âm có 3 loại Trưởng, Thứ Set (7).
   - Trong 3 âm hưởng cơ bản đó…được biểu diễn với 7 chủ âm chính: La, Si, Do, Re Mi, Fa, Sol (thứ tự chữ cái cho dễ nhớ)
   -  Ký âm cho những hợp âm được quy ước như sau:
       + Hợp âm trưởng: A, B, C, D, E, F, G
       + Hợp âm thứ     : Am, Bm, Cm, Dm, Em, Fm, Gm  (thêm chữ “m” đằng sau)
        + Hợp âm 7 (set):  A7, B7, C7, D7, E7, F7, G7
          (Các hợp âm có kí âm thêm #, b…thì lên xuống ½ cung. Ví dụ: Bb (Si trưởng giảm); A#m (La thăng thứ)…
   - Có thể, gợi ý dùng cảm xúc để trừu tượng với các âm hưởng: Thứ -Trầm mặc, buồn; Trưởng - tươi vui  trong sáng; Set (7) - Pha lẫn vui buồn, xót xa…

   Muốn hiểu và yên tâm thực hiện…người ta cần có chút suy luận, rút gọn thành một hệ thống: Nguyên lý (cấu tạo), tìm ra qui luật (quy ước) và cuối cùng là công thức hóa hiện thực:
   1)- Nguyên lý (cấu tạo):
   Sự phối hợp 3 âm (ít nhất 3 nốt nhạc đơn) sẽ cho ta một hợp âm và tên gọi phụ thuộc vào một nốt nhạc cơ bản nào làm chủ. Ở đây, Ta sẽ lấy bàn phím Organ (Piano) để gọn gàng thấy chính xác và dễ hiểu hơn:
   Ví dụ ta tìm các hợp âm của Do (C):

   Trên bàn phím piano…mỗi nốt nhạc là 1 phím cách nhau1/2 cung (bán âm). Ví dụ ta nhấn với hợp âm bằng các nốt nhạc có khoảng cách cơ bản:
   + Cm (Do thứ): Do <1.5 cung> Mi b < 2 cung>  Sol
   + C (Do trưởng) Chỉ cần đưa Mi b (nốt giữa) lên Mi
           ta có: Do <2cung> Mi <1.5cung> Sol
   +  C 7 (Do set): Như  C trưởng và thêm một nốt cuối cách nốt Sol <1.5cung> Si b
           ta có: Do <2cung> Mi <1.5cung> Sol<1.5cung> Si b
  Như vậy, dựa vào nốt chủ chính (La , Si, Do, Re, Mi, Fa, Sol)) và khoảng cách cung ta có đã có công thức hóa cho mọi hợp âm theo ý muốn. Nói một cách khác…là ta chỉ cần di chuyển sang các nốt (giữ khoảng cách ngón tay)là có hợp âm theo ý muốn!

   Nhưng, đó là cách sử dụng Organ (Piano)! Còn hợp âm trên cây đàn guitar thì sao?
   Cây đàn guitar chỉ dùng 6 dây đàn, kỹ thuật dựa theo cần đàn bấm nốt không liên kết tuần tự như các loại đàn dùng bàn phím…nên bạn phải học hợp âm trên đàn guitar theo kiểu truyền kinh nghiệm thì nhanh hơn…(trình bày sau)
   Bạn đừng lo về việc ghi nhớ. Vì chỉ cần xem thế bấm là bạn đã thuộc vài hợp âm cơ bản, mặc định. Sau đó, thói quen sẽ cho ta suy ra (không cần thuộc lòng)! Khi học xong bạn sẽ thấy hợp âm của guitar phối nhiều âm sắc tuyệt vời, biến tấu đa dạng như thế nào…

    2)- Qui luật âm nhạc
  Thường, trong các giáo trình: Bạn sẽ học thuộc cách bấm các hợp âm rồi mới tìm hiểu đến qui trình tính hợp âm để chơi (đệm nhạc) cho một bài hát…
   Nhưng, ở đây Tôi có “tham vọng” tiết kiệm thời gian cho các bạn…nên muốn tạo ra một phương pháp liên kết trình tự, kết hợp cả Qui tắc hợp âm với qui luật âm nhạc trong một đề tài thực tập. Vì nghĩ rằng: Lý thuyết đi đôi với thực hành là cách học nhanh nhất, tạo ra một quán tính tự nhiên trong thao tác, trình diễn âm nhạc…
  
   Nếu chỉ có 7 âm thanh mà biến hóa ra một thế giới âm nhạc? Thì cũng chỉ cần 7 loại bản nhạc được viết (sáng tác) ra...đã là quá đầy đủ (thuộc về định lý cơ bản):

         
    Cách tìm âm giai chính và cách tính ra các hợp âm liên kết trong bản nhạc đó như sau:
   1- Bản nhạc này cho biết không có nốt nhạc nào #  hay b:

   Nghĩa là bản nhạc viết cho âm giai Do trưởng (C). Từ C ta tính ra qui luật, liên kết có thêm 5 hợp âm ( F, G7Am, Dm, E7)nữa trong bản nhạc đó! Bằng cách đơn giản dựa tuần tự của nốt nhạc trên các đầu ngón tay, ví dụ:
1  2  3  4   5        1   2  3   4   5
  C    rê   mi   F    G7           Am    si    do   Dm   E7
   Quan sát ta thấy có 6 hợp âm được chia ra 2 bộ phận (tay mặt, tay trái): Trưởng (C,F) và Thứ (Am, Dm)…hợp âm cuối đều set (G7, E7)! Trong bản nhạc này hợp âm chính (âm hưởng) có thể viết cho trưởng (C ) hoặc Thứ (Am)…tùy vào nốt kết thúc (Do hoặc La) của bản nhạc. Thường chỉ nghe âm hưởng (phát âm) ta cũng nhận ra dễ dàng. Cũng có nghĩa…chỉ cần 3 hợp âm chính (trưởng hoặc Thứ) ta cũng có thể đệm nhạc (sáng tác) được rồi!
   Với công thức 1- - 4,5 trên đó…đều dùng cho mọi bản nhạc khác (sau khi xác định được âm giai chính).
   Vì vậy, ta có cách xác định đơn giản âm giai chính của các bản nhạc khác:

2- Dòng kẽ có vị trí Fa# thì các nốt nhạc fa đều thăng. Theo qui tắc Fa +1(nốt trên kế đó) ta có: Sol. Vậy âm giai chính bản nhạc này là G (Sol trưởng)...

     Ta áp dụng công thức tính được:  G - - C, D7 và  Em - - Am, B7.
    (Bản nhạc này có thể viết cho Trưởng (G) hoặc Thứ (Em)
3- Bản nhạc có 2 (Fa# và Do#) Ta lấy Do+1: Ta có D (Re trưởng)...

     Thì có các hợp âm như sau:  D - - G, A7  và  Bm - - Em, F#7
4- Trong bản nhạc có 3 nốt # (Fa, Do, Sol) Ta lấy Sol+1 = A (La trưởng)...

        Thì sẽ bao gồm các hợp âm:  A - - D, E7  và  F#m - - Bm, C#7

   Các bản nhạc viết có những nốt giáng (b) được xác định (âm giai chính) như sau:
5- Bản nhạc  có nốt giáng (b) được tính (giảm xuống cách đó 4 nốt): Si – 4 ta có (âm giai chủ): F trưởng...

    Theo công thức chung ta có: F - - Bb, C7  và  Dm - - Gm, A7 
6- Bản nhạc có 2 nốt giáng (Sib và Mib) thì: Mi – 4 ta sẽ được âm giai chủ: Bb (Si trưởng giáng)...

    Ta tính được: Bb - -  Eb , F7  và  Gm - - Cm, D7
7- Bản nhạc có 3 nốt giáng( Sib, Mib, Lab) ta có: La-4 = Eb (Mi trưởng giáng)...

    Ta tính được:  Eb - - Ab , B7  và  Cm - - Fm, G7

   Có lẽ, nhìn vào cách trình bày tuy ngắn gọn (nhờ qui tắc tính toán). Nhưng, cũng khiến cho người mới học sẽ có chút ngại ngùng (cười) hốt hoảng…vì chưa có thói quen nhìn các kí âm, tính toán…
   Nhưng, hãy yên tâm…vì, khi thuộc 2 thế bấm di chuyển toàn bộ cần đàn guitar, bạn sẽ tự suy ra mà không cần nhìn vào lý thuyết nữa!! Vì mục đích lý thuyết đúng là dựa vào hiện thực…Với lại, thực tế ngày nay các bản nhạc thịnh hành viết (biên soạn) rất đơn giản, thường dùng 3 hợp âm cơ bản (Trưởng hoặc Thứ). Chỉ những bài nhạc tình cảm chậm…nhạc sĩ mới viết cho đa dạng tâm tình “tròn màu sắc” (từ 4 đến 5 hợp âm là đã quá nhiều).

(Còn tiếp…)