Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2025

Người nổi tiếng(?)

 Người nổi tiếng
(câu chuyện xã hội)

 

   Ái mộ người nổi tiếng về tài năng, nhan sắc là chuyện bình thường (cười)!
   Nhưng, khi thần tượng hóa những “người nổi tiếng” nhờ quyền lực, giàu có và học vị trong xã hội là câu chuyện khác! Vì, nơi đó còn là câu chuyện của số phận và thời thế…
    Nhà triết lý Soren Kierkegaard đã từng nói rằng “Đám đông không phải là sự thật”! Có lẽ, muốn nói đến những dòng sự kiện lịch sử bi hài, và hiện tượng tâm lý đua đòi, hiệu ứng đám dông.
   Thần tượng của một đám đông? Có thể, do phù hợp với quan niệm, xu hướng thời cuộc hoặc bị truyền thông (quảng cáo) thao túng tâm lý dẫn dắt(!) Và, thật khó mà phân định lẽ phải khi “sự nổi tiếng” qua truyền thông, mạng xã hội bó hẹp…
    
   Sự nổi tiếng có thể phân loại: Người muốn nổi tiếngngười nổi tiếng bất dắc dĩ
   Khác với nhu cầu nổi tiếng. Người bị nổi tiếng bất đắc dĩ? Có thể, do điều kiện hội đủ phản ứng xã hội khi niềm tin bị bội bạc, hoặc sự kiện khác thường với tư duy và cách sống thông thường, Sự nổi tiếng “bất đắc dĩ” này thường gây tranh cãi, đối đầu khi va chạm với quyền lợi mặc định. Có khi hỗn mang phê phán, kỳ thị và thậm chí mạ lỵ, chưởi rủa…
 
   Ngày nay, sự nổi tiếng rất nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với công cụ internet người ta có thể dấu mặt (trừ cơ quan quản lý) chúng ta rất khó xác định giá trị thật hư của nguồn tin, chỉ có thể nghe xuôi tai và thấy thú vị qua phim ảnh.
  Vì vậy, hãy cẩn thận khi chạy theo “đám đông ảo”? Rất dễ trở thành người cực đoan hay cuối cùng thất vọng, hụt hẫng. Ngoài đời, có thể thích người này, không thích người khác(!) cũng chẳng ảnh hưởng đến cộng đồng. Nhưng, nếu nhấn “like” tùy hứng…sẽ tạo thêm cơ hội cho kẻ sống bám “lợi nhuận” nhờ lừa dối.
   Mạng thông tin internet là một thế giới “phẳng” đem lại kiến thức “mở”. Vì vậy, thành công hay thất bại cuộc đời một phần cũng ở cách sử dụng “thông tin mạng”. Vậy nên, hãy mở rộng đa chiều, bình đẳng làm người “tiêu dùng” thông thái hơn là bị kẻ khác dắt mủi…
 
   Hậu quả, là gần đây rất nhiều “tượng đài” khổng lồ chuyên chính, rao giảng trí thức, đạo đức…một thời suy tôn bị sụp đổ, vỡ vụn khi sự thật đến chiếu rọi. Sự mất lòng tin cũng để lại di chứng xã hội, sa sút lòng tự trọng! Điều "thông thái" ở lĩnh vực này không cần phải thông minh, học vấn. Chỉ cần không bám víu tư tưởng sở hữu bè phái, đừng vội tham gia những gì mình không thực tế hiểu biết rõ.(ngay cả biết và hiểu cũng không có giá trị gì khi chưa thực hành minh chứng)
 
   Sự thật, quan niệm về “chân lý” luôn thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh! Chỉ có những công thức, định luật, tâm sinh lý, thần học, duy thức học thuộc tính khoa học tự nhiên, mới có thể gọi là bất biến…

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2025

Em Và Thơ Anh - Thục Nguyên (Thay lời tiễn biệt chị Ngọc Hạnh)

 

EM VÀ THƠ ANH
(Thay cho lời tiễn biệt chị Ngọc Hạnh)
 
(Chân dung Ngọc Hạnh)

   Không phải là bạn thời thơ ấu mà tôi “ca ngợi” thơ Thục Nguyên (Nguyễn Văn Thức), hoặc chỉ vì anh ấy là người khá nỗi tiếng trên thi đàn. Thực ra, Thục Nguyên (và tôi) và cả những người yêu văn chương từ nội tâm, ít khi quan tâm về danh tiếng (thoáng mây bay).
   Đối với Thục Nguyên, tôi chỉ là kẻ ngoại đạo thơ ca (cười), vì anh ấy là người khá đam mê! Khi đã đam mê người ta sẽ nhìn ra được hình dáng thật chất thi thơ và tâm hồn thăng hoa nỗi nhớ…
   Tôi thích thơ của Thục Nguyên có tính chất trừu tượng nguyên sơ, tinh khôi ngôn ngữ,  trung thực và chung thủy với tình yêu trong sáng (điều mà các nhà thơ thường bị phóng tác khá xa sự thật).
   Thục Nguyên gây ấn tượng ngay bài đầu tiên “Nhớ Quy Nhơn” (gần 50 năm trước) qua giọng ngâm của nghệ sĩ Minh Tiến và gần đây là nghệ sĩ Lan Hương. Và, rất nhiều bài thơ của Thục Nguyên đã được phổ thành nhạc…
   
  Dưới đây là bài thơ “Em Và Thơ Anh” ưu ái viết cho vợ của mình (Ngọc Hạnh). Một bài thơ hết sức chân thành viết theo lối lục bát rất mới mẽ sống động, bao hàm ý nghĩa hạnh phúc hiện thực…
   Chúc chị dịu hiền (Ngọc Hạnh) rời khỏi thế gian mang theo tình yêu chân thành, tiếc thương nhất của Thục Nguyên.
 
EM VÀ THƠ ANH
(Tặng Ngọc Hạnh – vợ yêu)
 
Ngày xưa anh có một người
Để yêu và để một thời làm thơ
Oái ăm tình ấy hững hờ
Mà nay thơ vẫn chưa mờ nỗi đau
 
Em người tình muộn đến sau
Có khi cũng giận những câu thơ buồn
Có khi cũng thoáng ghen hờn
Có khi cũng lạc vào hồn thơ anh
 
Ngày xưa tình ấy như tranh
Để em hiện thực trong anh bây giờ
Xót con đò cũ không chờ
Ta đem hết cả bến bờ tặng nhau
 
Em người tình muộn đến sau
Cảm thông chăng mối tình đầu của anh
Lòng anh mạch suối trong lành
Thấm qua trong vắt ngọn ngành câu thơ
 
Và…hơn ai hết bây giờ
Em - người đang giữ gã thơ đa tình.
                                      
                                       Thục Nguyên