Bài tình thơ số 2
(Tình xuân xưa)
Bài
thơ này @TN cũng viết 8 câu đầu dựa theo “thất ngôn bát cú”. Theo tôi cái khó
nhất của luật Đường thi ở chỗ câu 5 và 6. Vì không chỉ niêm luật, đối từ…mà còn
mang tính “luận”(triết). Vì vậy không ngạc nhiên hôm nay vẫn có nhiều người vẫn
còn mê thơ Đường luật bởi tính “bác học”, nghĩa sâu xa của nó (!)Suy nghĩ đi tìm từ đôi khi rất hấp dẫn và thú vị...
Riêng 6 khổ
thơ sau…@TN viết theo dòng thơ mới (phi cổ điển). Phong trào thơ mới ở xứ chúng
ta đã xuất hiện từ thập niên 30 thế kỷ trước (gần trăm năm ). Những nhà “thơ mới”nổi
tiếng bắt đầu từ Phan Khôi, Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…
Thực ra,
@TN cũng có cảm thấy “Thơ mới” hình như đã có một vài biểu hiện ở cả Bà Huyện
Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn khuyến, Tú xương…và nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm
(gần 500 năm). Họ vẫn theo phong cách niêm luật thơ Đường nhưng “đối ý, đối từ”
phóng khoáng hơn…(?)
Có lẽ, điều
quan trọng…thơ sau này hướng về con tim nhiều hơn (cười)!
Tình xuân xưa
Định khúc bên đời lối ngẩn ngơ
Thềm hoa nhạt nắng ngõ mây chờ
lao xao gió thở mùa xuân mộng
Quyến luyến môi cười thả giấc mơ
Tình đến mùa phai sắc đổi màu
Thuyền đi nước bạc bến sông sâu
Duyên tan nỗi nhớ còn nguyên đó
Một đoạn cung đàn nửa mảnh thơ .
…
Ai ngỡ cho ai từ bao giờ…
Duyên chờ gặp gỡ phải lòng nhau
Long lanh nghiêng nón tình trong mắt
Hoảng hốt ta ôm dạ vương sầu…
Tình nói tình đầu em với tôi
Là mùa xuân mới tuổi hai mươi
Một mùa xuân lạ tay run rẩy
“Xôn xao hoa lá mộng xây đời...”
Em biết? Rằng tôi tự thuở nào
Tay trơn nuối tiếc buồn
xanh xao
lang thang lạc lõng về ngõ tối
Nên ngại đời em gối trăng sao…
Tình biết cuộc tình đã dại khờ
Thời gian vời vợi đợi yêu đương
Cố hương tìm lại người xưa cũ
Pháo vắng nhà ai đã nhuộm đường
Em trả lại tôi những bức thư
Rơi buồn từng giọt nét tương tư
“Thời gian phai ép tình khô héo”
Chợt hiểu từ đây thôi giã từ…
Tôi đốt tình thư nắng đong đưa
Thương mùa trống vắng gió xuân xưa
“Sao em không chờ câu ly biệt?
Cho người tình lỡ đến tiễn đưa…”
Thế
Nhân