Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Nghề HOT...


Nghề HOT…
   (Câu chuyện cà phê buổi sáng…)
    

    Hễ…đến kỳ thi đại học là lộ diện những ngành, nghề Hot.
    Khiến sinh viên tương lai…dự thi phát sốt vì đua chen ?
    Vì nghe nói nghề đang “nóng” dễ kiếm việc, có thể thảnh thơi kiếm tiền…
   Thât ra, không lạ gì khi cuộc đời này bị đồng tiền định hướng…Đến nỗi đã đi về “cõi hư vô” vẫn bị tiền vàng dẫn lối…
   Nghề gì xã hội đang cần, lương tiền nhiều hơn gọi là…nghề Hot. Vậy, nghề “hot” có phải là nghề luôn khẳng định đẳng cấp, cần giỏi giang, thông minh hơn thiện hạ…?
   Bây giờ, Tôi (cá nhân)sẽ thử thống kê đưa ra các “nghề hot” trong quá trình thay đổi chính sách…qua những giai đoạn kinh tế mà các bạn trẻ @...thử quan tâm. Chắc chắn sẽ ngạc nhiên và có chút gì đó ngỡ ngàng, suy tư…
   Từ 1975- 1985:
   - Quản lý thị trường
   - Lái xe (tài xế)
   - Thu mua, mậu dịch…
   Đây là thời kỳ mới thống nhất hai nền kinh tế (Nam, Bắc). Tất nhiên, có những đặc điểm lớn khác nhau về điều kiện xã hội, xu hướng, thói quen…Nhưng cùng nằm trong một cơ chế “bao cấp”, chế độ như nhau. Lương của một kỹ sư, bác sỹ, công nhân và “chị nuôi”(nhà bếp) khó mà xác định được hơn thua…
   Từ năm 1986-2000:
   - Kiểm lâm
   - Khai thác lâm sản, khoáng sản…
   - Ngân hàng tài chính, Kế toán…
   - Ngành xây dựng cơ bản (xây dựng, thuỷ lợi, giao thông, điện…)
   - Dịch vụ xe máy, điện máy gia dụng…
   Đây là thời kỳ đổi mới từ bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế (tự thu, chi). Nhất là từ đầu cho đến cuối thập niên 90 (1993-1999). Cơ chế “khoáng trắng” khai thác xuất khẩu gỗ, xây dựng cơ bản (công trình thuỷ lợi thuỷ điện lớn). Giao dịch chi phiếu, tín phiếu…
   Từ năm 2000-2005
   - Ngoại thương.
   - Bác sĩ, y dược…
   - Giao thông, thuỷ điện, dầu khí…
   -  Bất động sản, đất sản xuất cây công nghiệp.
   - Ngành thể dục thể thao, khu công nghiệp…
   - Vật liệu xây dựng, công nghệ giải trí, tiêu dùng …
   - Công nghệ thông tin, thiết bị điện tử cao cấp…
   -  Dịch vụ xuất khẩu lao động, hàng hoá, ngoại tệ, vàng…
   -  Dịch vụ thời trang, học tập, du lịch…
   Đây là giai đoạn nhộn nhịp kinh tế thị trường mở rộng. Thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp hoá …hội nhập kinh tế quốc tế nhiều lĩnh vực thương mại, giao dịch…
   Từ năm 2005-2010:
   - Giới nghệ sĩ, ca sĩ, MC…thời trang.
   - Các dịch vụ tuyên truyền, giải trí, quảng cáo…cưới hỏi, ma chay.
   - Giao thông, thuỷ điện, dịch vụ viến thông…
   - Dịch vụ giáo dục học tập, vật liệu xây dựng, hàng hoá gia dụng …
   - Tôn giáo, tâm linh…
   Đây là thời kỳ cuối…của dịch vụ nhu cầu kinh tế phát triển thị hiếu tiêu dùng, học tập, giải trí…Và cả nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo. Khi mà xã hội phân hoá giàu nghèo có khoảng cách lớn…thì dịch vụ khách VIP trở nên thịnh vượng. Các mặt hàng nhu yếu phẩm dân nghèo cũng rất cần thiết. Nhưng, khi đó một số hàng hoá trung lưu chắc sẽ bị bão hoà…
   Trên đây, chỉ là khảo sát thông qua phương pháp quản lý, điều hành xã hội, tình trạng kinh tế…để đoán nhu cầu tiêu dùng, sở thích của người dân trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Nhưng, nó mới chỉ là mặt nổi giá trị thưc của một tảng băng chìm từ nhiều nguyên nhân quá khứ còn bảo lưu cơ chế.
   Tôi biết Bạn sẽ ngạc nhiên…Và có thể bất bình về sự phi lý không công bằng trong thu nhập, phân công nghề nghiệp bình đẳng xã hội. Nhưng nó là sự thật! mà bạn thừa sức để hiểu nếu nghiêm túc suy luận…Trừ khi tương lai có thay đổi lớn đột ngột (rất khó)!
   Từ năm 2013-2016 trở đi…thì bạn cứ dự đoán về các nghề hot thử xem…?Chắc hẵn, theo quán tính các ngành kinh tế vẫn lên ngôi? Trong khi đó sự thật! Trừ các ngành nghề học tập có yêu cầu trình độ mức chuẩn, chuyên môn khoa học, xã hội…thì phần lớn các ngành kinh tế chỉ nghiêng về kinh nghiệm và năng khiếu(!).
   Thật ra, từ năm 2011 nền kinh tế đã bị chững lại...do cạn kiệt tài nguyên, phát triển không đồng bộ ngành nghề, nền nông nghiệp nghèo đi, công nghiệp sản xuất chủ yếu là dịch vụ hàng hoá thông thường (bị bão hoà), xây dựng cơ bản tràn lan thiếu quy hoạch, không cơ bản, sai nhu cầu...và nhất là sự "đỗ vỡ" của các tập đoàn lớn với sự "lạm dụng"của ngành ngân hàng, thât thoát ngân sách (?) Khiến thất nghiệp càng lớn (Sự sa thải, cắt giảm biên chế)...
    Năm 2014...là năm người ta hy vọng có nhiều thay đổi tốt hơn nếu hiệp định xuyên thái bình dương (TPP) được ký kết (!). Hãy chờ...
   Nghề hot là ám chỉ có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Nhưng cơ hội bao giờ cũng đi kèm với thách thức. Vì nghĩ rằng: Sự định hình điều hành xã hội hiện nay, chưa qui hoạch rõ ràng cơ bản, nên kế hoạch đào tạo cũng không cụ thể…hoặc sự thay đổi kinh tế-chính trị của thế giới cũng khiến Bạn cần phải tìm hiểu rủi may ở ngày mai.
   Khi mới chập chững trưởng thành, tư tưởng còn ảnh hưởng, chưa vượt qua lối bảo thủ hiện trạng, thói quen học tập lý thuyết, phong trào…làm con người dễ nhầm lẫn năng lực, mà lãng quên tiềm năng, sở thích tâm lý nghề nghiệp. Người ta thường ngộ nhận từ ngữ cạnh tranh với ganh đua. Cạnh tranh để giành nhau một chiếc ghế khác với mỗi người, mỗi ghế mà ganh đua…Đó là chưa nói cá tính, tâm tình của bạn phải thiên hướng phù hợp cho một nghề nào đó, để Bạn không hoang mang với nghiệp, tránh được lo âu, lười biếng về sau…
   Ở đây, Tôi không khuyên bảo Bạn điều gì. Chẳng qua, Tôi xót xa và Bạn chỉ tò mò…để chúng ta cố gắng tình bày những dữ kiện về hình thức và mổ xẻ (chút xíu) đôi điều ẩn chứa còn khuất lấp:
   - Lương cao vì: Làm lao động nước ngoài, làm công ty kinh doanh đầu tư vốn ngoại, công việc đặc biệt. Nhưng, môi trường lao động trên khó lâu dài, bền vững…vì có thời hạn, giai đoạn, mục đích luôn đổi thay.
   - Lương thấp bởi: thường thuộc về biên chế trong ban ngành nhà nước: Quân đội, công an, hành chính sự nghiệp, y tế, giáo dục và các ngành thông tin văn hoá…Tuy ổn định và hy vọng tiến thân, thêm cơ hội thu nhập khác.  Nhưng, hạn chế số lượng nhân viên, lệ thuộc vào “cơ chế” đủ cần có điều kiện…(!)
   - Bạn có thể tự kinh doanh nghề nghiệp riêng…hoặc gia nhập các công ty, tập đoàn tư nhân trong nước với đồng lương trung bình. Điều này chỉ cần bạn vui vẻ chấp nhận, thêm một chút tự do nhanh nhẹn và bình tĩnh…
   Một trong 3 con đường trên mà bạn buộc phải đi nếu muốn tự lập. Và quan trọng là bạn đi bằng cách nào cho hợp lý(chế độ), điều kiện(cơ chế) năng lực(chuyên môn, năng khiếu)và hoàn cảnh sinh sống…để không quá khó khăn, tất bật cho thời gian xây dựng hạnh phúc gia đình tương lai. Điều gì ? Mà bạn cần dành ưu tiên, quan tâm lựa chọn trình tự…
   Nhận thức về mặt xã hội chỉ cần đếm trên đầu ngón tay. Nhưng, vạn biến lối đi của mỗi người? không ai đủ hiểu, biết hết để mách bảo…ngoài chính cá nhân mỗi người. Bởi, sự nổ lực cho nghề nghiệp  khác với sự phấn đấu kiếm tiền bằng mọi giá…

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Khôn và dại...



Khôn và dại…
(Tản mạn chuyện đời…)


  Ở các xứ sở đông á…người ta (cả những nhà hiền triết) hay bàn luận về khôndại? Thậm chí người ta còn cho rằng thắng hay thua là ở chỗ khôn hay dại (?).  Có lẽ, từ đó mà thói thường con người ở đời chia ra 2 hạng người: Khôn ngoan hay khờ dại….để rồi có hiện tượng đua tranh “khôn sống mống chết”, tạo ra tập tính thiên hạ vô tình phân biệt, chấp nhận: Ai khôn thì thắng, ai dại thì thua?
   Sống kiểu bị quán tính như thế sẽ sinh ra tư duy, quan niệm về “khôn dại sinh tồn”(!) Nó trở thành những triết lý dạy đời khôn ngoan ngỡ như “đắc nhân tâm” hay “nghệ thuật sống”?
    Thế nhưng sự đời, thói người…thì luôn có những nghịch lý nên mới có điều để luận bàn! Và chuyện dại khôn trong thực thế cuộc sống không phải bao giờ cũng dễ hiểu và dễ thực hiện. Dưới đây là những bài thơ có triết lý về: Nên khôn hay dại? 

    DẠI KHÔN
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn
                                      (Trần Tế Xương)

   DẠI KHÔN
Ở đời có dại mới nên khôn
Chớ dại ngu si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình đừng để dại
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn
Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại
Gặp thời dại cũng hoá nên khôn .
                                 (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

   Ông Nguyễn Công Trứ cũng có mấy câu:            
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn
…………………………
Mấy kẻ quá khôn thường giả dại
Mấy người còn dại cứ làm khôn.

   Có lẽ, các tác giả trên cùng có một hoàn cảnh, thế thời nào đó nằm trong chính sự dại khôn…nên mới có nhận thức triết lý tư tưởng: “Khôn chết- dại chết - biết sống”? Câu đó: Có người thì bảo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có nơi ghi là của Khổng Tử hoặc Trang Tử(đúng là nhiễu loạn). Theo tôi (@TN)…thì câu nói trên của ai không quan trọng! Vì người  bình thường cũng “diễn cảm” được câu nói đó (cần gì nhà hiền triết?). Điều quan trọng là làm sao hiểu đúng lý luận thế cuộc nào là: Khôn, Dại, Biết…và có đủ điều kiện, hoàn cảnh và bản lĩnh để thực hiện được như thế hay không? Mới là chuyện đáng nói…
   Nhưng, nếu nó là kiến thức, “bí kíp” hơn thua…thì chắc chắn đâu chỉ dành vốn liếng riêng cho người có thiện tâm, mà trong đó có cả những kẻ lọc lừa gian xảo cũng “biết” nữa. Thực ra, khi cái gì thuộc về quyền lợi “triết lý nhân sinh” thì nơi đó có cả ánh sáng chân lý lương tâm và cả bóng tối ma mị…

   Dẫu sao đó cũng là suy luận “chân lý”, kinh nghiệm từ cá nhân về “thế thái nhân tình” hoàn cảnh thế sự, bối cảnh lịch sử, chế độ. Và từ cái triết lý “khôn, dại, biết” cũng đã tự nó lộ diện ra cái mặt trái ê chề của xã hội đó…đang nằm trong hiện trạng “Thắng thua là còn nhờ cậy vào lọc lừa, khôn lõi”. Nó vô tình (hay hữu ý) tự đề cao sự “thành đạt” dựa vào quyền thế, liều lĩnh, gian manh hơn là tài năng, bình đẳng, thiện tâm…

   Nói về khôn dại trong lịch sử loài người…thì thiếu gì chuyện đáng hổ thẹn lương tâm nhân loại vì không phân biệt được thiện ác?! Hãy nhìn lại quá khứ lịch sử tàn độc trong các cuộc chiến tranh thế giới: Thiên hạ luôn bị cuốn theo niềm tin cực đoan (quyền lợi cá nhân, chủng tộc, chủ thuyết)…lấp lững khôn dại điên rồ, hò hét mơ hồ chạy hụt hơi theo mấy ông “thiên tài”, ca bài “chủ nghĩa” để rồi tự tạo, tưởng tượng ra kẻ thù khắp nơi, lao vào (trực tiếp hay gián tiếp) tranh giành chém giết, khiến hận thù triền miên…tiếp nối tham-sân-si đến mức chuyện đã qua mà đến nay, ngay cả trong lòng một dân tộc còn chưa “hoà giải” chân thật cho tương lai thiện cảm được một câu “xin lỗi”…nói chi dại hay khôn?

   Muốn hiểu biết Dại Khôn thì phải còn suy ra: Thuộc về cá nhân, đảng phái hay cho dân tộc, nhân loại? Vì thật ra, chuyện Dại Khôn là thường nói về mưu lược chính trị, sự đời tranh giành, cướp đoạt quyền lợi trong một xã hội dễ nhũng nhiễu, có giả dối! Chứ với người trong gia đình, bạn bè, tình yêu…ai lại so đo khôn dại làm chi cho nó phi nghĩa? Ai lại lấy khối óc hơn thua ra khoe mẽ với tình cảm con tim…cho hạnh phúc bị thấp thỏm “ương ương dở dở”, lòng ngập ngừng, bước hoang mang (cười). Với lại…ai ngu ngốc gì đến mức đi khen sự khôn thắng thua và chê sự dại thật thà yêu thương…?!