Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

Kỷ nguyên mới...

 

Kỷ nguyên mới…
(Câu chuyện thế sự)
 

  Rất khó tiên đoán số phận ngắn ngủi một đời người của ai đó…
  Nhưng, dự đoán một thế kỷ phát triển xã hội là điều ai cũng có thể dự đoán được, chỉ cần có chút tư duy hành trình khoa học…
 
    Thật ra, con người bắt đầu có tự duy khoa học hiện đại…từ khi nhà thiên văn học Galileo bị đưa ra trước tòa án dị giáo (22-06-1633) để xét xử vì đã phát hiện “trái đất tròn và quay quanh mặt trời”. Điều đó, đã phá vỡ mọi quan niệm triết họcthần thoạitôn giáo truyền thống “con người là trung tâm của vũ trụ”,  luật nhân quả là bất biến…
   Tuy vậy, mãi sau gần 400 năm (có lẽ nhờ kính viễn vọng Hubble), Ngày 30 tháng 11 năm 1992 Giáo hoàng (Gioan Phaolô II) mới thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận “Trái Đất không đứng yên”…Để thấy bộ môn khoa học không hề dễ dàng gì để trình bày và thuyết phục nhận thức của một người nào đó!
  
  Nhưng, vào năm 2000 (thế kỷ 21) thế giới đã kỹ thuật hóa đời sống khi bước vào kỷ nguyên mới. Chúng ta hãy thử nghe giới khoa học dự đoán tương lai:
 + Với khoa học công nghệ thông tin vượt bậc, trong vòng 30 năm đầu tiên sẽ nhanh chóng thay đổi về mọi quan niệm chính trị, kinh tế xã hội. Trong đời sống mưu sinh cũng nhận thức rằng: Con người cần phải thích ứng thay đổi tư duy văn hóa, chính trị xã hội và giáo dục nghề nghiệp mới.
  + Sau thời kỳ “soái ca” thống trị công nghệ thông tin? Thì bắt đầu 2030 tư duy con người sẽ “mạch lạc” hơn. Y học bước đầu chữa trị các loại bệnh ung thư, mạng lưới phòng bị dịch bệnh chặt chẽ hơn và tuổi thọ con người có bước phát triển mới.
  + Năm 2050 sẽ áp dụng công nghệ phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế nhân công lao động nguy hiểm, nặng nhọc. Học vấn  xã hội văn minh sẽ dần thay đổi tư tưởng độc tài, cuồng tín…
  + Đến năm 2070 con người phát triển công nghệ cải tạo thiên nhiên và có thể di cư sống được trên sao Hỏa…
  + Và, cuối thế kỷ 21 phần lớn các dân tộc, quốc gia đều đã ý thức trách nhiệm hòa bình, thể chế dân chủ được kiện toàn thế giới, xu thế tất yếu hòa nhập tôn giáo…
 
   Nếu những dự báo (trên) là hiện thực, thì những nước kém phát triển khoa học sẽ gặp rất nhiều khốn khó! Xã hội chậm phát triển hoặc “không muốn phát triển”? Thường, là do bảo thủ lợi lộc chính trị, tư tưởng lạc hậu (ích kỷ), giáo dục thiển cận thiếu nhân bản, khai phóng....Buộc họ phải nhanh chóng thay đổi để kịp phát triển nương theo thế giới, người ta phải đầu tư nghiêm túc vào giáo dục, mưu cầu nhân tài khoa học với hiện thực thế giới mới...
  
  Hy vọng, hành trình nhân loại là bước tiến khoa học tự nhiên (nền tảng đạo đức xã hội). Không ai và không gia đình, dòng tộc hay quốc gia nào thoát khỏi vận mệnh đó! Tư duy khoa học là hiện thực đời sống, nó là sức mạnh tri thức hóa giải tham vọng chíến tranh và phòng tránh bớt tai họa đến từ thiên nhiên…