Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Miền dĩ vãng...



Miền dĩ vãng



Đời trôi nổi lối về nghiêng dĩ vãng
Trút lao xao cãi vả với thời gian
Hỏi xuân thì mượn đỡ khúc điêu tàn
Đem ươm lại bóng mơ màng tri kỷ …

Xanh xưa ấy thuở má hồng mộng mị
Tựa môi cười khẻ chạm cõi thơ ngây
Nhẹ vào đời run rẩy vuột bàn tay
Rơi tuột mất lắc lay mùa ảo ảnh…

Tình đâu đó vẫn đi về vắng lặng
Đẩy con thuyền sóng lặn thả dòng trôi
Cắm con sào đón nắng vợi xa vời
Chờ hiu hắt khuấy sao trời định mệnh…

Lòng xa mãi chốn yêu người chẳng đến
Phủi thời gian rũ bụi hạt từ tâm
Gởi bình yên nỗi tiếc nhớ âm thầm
Quên lơ lửng bến trầm dòng sông cạn…

Đời thương gió gọi tên chiều chạng vạng
Níu hoàng hôn khoác áo cỡi mây bay
Qua đồi hoang nhặt đá sỏi sum vầy
Gọi hiu quạnh ngất ngây miền lỡ hẹn…

                                       Thế Nhân

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Ngộ nghĩnh...



Ngộ nghĩnh…


    Nói đến “văn hóa” trẻ con…người ta nhắc đến hai chữ ngộ nghĩnh. Ngộ nghĩnh có nghĩa là khác lạ một cách dễ thương và đáng yêu…Vì sự ngộ nghĩnh thể hiện nơi trẻ thơ thường rất vô tư và hồn nhiên dẫu đơn thuần chỉ là biểu cảm:

    



    - Ở tuổi cặp kê (Teen)  cũng tạo ra sự ngộ nghĩnh khi bị phản ứng tự nhiên do mắc cỡ, ngây thơ, vụng về…hoặc tập tành bắt chước người lớn lại pha trộn kiểu cách trẻ em (cười)!



    









  - Đặc biệt…sự ngộ nghĩnh của trẻ con và người lớn đôi khi rất giống nhau:



     - Loài vật cũng tạo ra những ấn tượng ngộ nghĩnh khi bắt chước làm loài người:

 











  Tuy vậy, những "hình ảnh ngộ nghĩnh" không phải khi nào cũng có được sự cảm tình của mọi người! Nhất là những câu chuyện tưởng chừng như nghiêm túc hóa ra là bắt nguồn từ thói manh động và suy nghĩ hẹp hòi, tiêu cực:

   - Khi lễ hội tạo ra cuồng tín cũng có hình ảnh ngộ nghĩnh:



   - Sự vụng dại hành pháp cũng sẽ trở thành trật tự kiểu trạng thái ngộ nghĩnh:



   - Phải chăng? Lối tư duy giáo dục thiếu tôn trọng chuyện cá nhân, gia đình người khác…nên mới có loại đề văn khiếm nhã: Lấy nhân vật cụ thể (cha mẹ, ông bà) ra đặc tả, “khai báo”…khiến học sinh (trẻ con) lúng túng trừu tượng (thật giả) gây ra những câu chuyện, ngôn từ ngộ nghĩnh đến bi hài:



  Ôi! Biết đến bao giờ mới hết chuyện “ngộ nghĩnh”...để  người lớn thôi làm trẻ con nhỉ?