Drama “Người đời và kẻ tu hành”…
(Chuyện
đời thường)
Khái niệm (suy nghĩ) về cuộc đời
với “người đời” và “kẻ tu hành” là vô cùng khác biệt…
Người đời có mục đích đeo đuổi danh lợi, địa vị...Vì, cần phải tìm kiếm nhu
cầu đạt được vật chất (tài, sắc, danh, thực, thùy ). Khác với người tu hành “đạo
giải thoát” là phải buông bỏ những thứ đó…
Và, từ đó người ta cũng dễ dàng nhận ra bậc chân tu qua hành pháp chứ không phải chấp pháp (lời rao giảng, kinh kệ). Rõ ràng,
người đời và người tu-hành vẫn là hai cõi
khác biệt đồng hành giữa thế gian, dẫu cùng nương tựa vào nhau.
Chính vậy, không có sự “drama” (tranh cãi) nào cả(?) Người ta chỉ tranh
luận khi cùng mục đích nghề nghiệp(!) Chỉ có người đời lầm tưởng hoặc cố tình
ngộ nhận. Bậc chân tu (họ) không phán xét “đúng” hay “sai”, có cũng tốt đẹp, không có cũng tốt đẹp
(Sắc tức thị không, không tức thị sắc). Họ mặc nhiên thừa nhận duyên nghiệp, vô
thường trong vũ trụ (duyên khởi, duyên tan). Khi xuất gia người ta phải “học
tập” từ bỏ mọi luyến ái (ơn, nghĩa, sân, hận) chỉ còn lại từ bi để khởi nguồn trí tuệ.
Tư duy của người tu hành và chúng ta (đời thường) là không cùng chung
đường duy lý. Học vấn xây dựng trí thức người trong xã hội là có phân cấp hơn
thua. Còn trí tuệ của người tu là để hiểu
bản chất lỗi lầm, thoát nẻo luân hồi. Trí
thức thường được người đời truyền đạt lại. Còn trí tuệ thì hành giả “tự thắp đuốc”(Giới-Định-Tuệ) tu học, chiêm
nghiệm thực tại không cần quan tâm đến quá khứ, tương lai…
Sở dĩ, người ta kính trọng người tu hành là vì họ không màng danh lợi,
tranh chấp hơn thua với đời, tượng trưng của lòng bao dung, đức từ bi (bậc thánh
nhân).
Người
đời thường không có chánh niệm? Vì,
tùy theo xu thế thời cuộc, thích ứng theo dòng đời mưu sinh mà (buộc) thay đổi. Còn
người xuất gia cần chánh niệm để thủ
đắc buông bỏ mọi ràng buộc. Nên, đừng lấy tư duy suy nghĩ ngã mạn của người đời phủ định giới
hạnh kẻ tu hành. Ngay cả người với người, đán ông & đàn bà cũng đã (vốn) có
những mưu cầu hạnh phúc khác biệt cần dung hòa, tôn trọng thì mới tìm được bình an, hạnh phúc (?)
Chỉ có đạo vào đời, chứ không thể đời cải
đạo? Cái triết lý giới luật (hạnh) hàng ngàn năm qua gần như bất biến để giải thoát
bản chất khổ đau (!) Tuy nhiên, người đời
và kẻ xuất gia đều có nỗi khổ riêng!
Người đời thường lấy nỗi khổ làm niềm vui,
còn kẻ tu hành tìm niềm vui qua bể khổ. Chân lý (công thức) cuộc đời luôn có vài hệ số khác biệt…
Theo giới tu hành phật pháp: Đạo Phật (con đường giải thoát) vẫn khác tư
tưởng, phương hướng Phật Giáo đại thừa (hệ phái). Trong kinh điển giáo pháp (văn tự Pali) có 84 ngàn
pháp môn? Nhưng, cũng nghe nói đức Thích Ca từng thuyết giảng (ngụ ý) rằng “Đạo của ta rộng lớn như đại dương nhưng chỉ
có một vị mặn, vị của giải thoát”. Tham- sân- si là phương trình tư duy sinh
ra bể khổ! Sự tranh cãi thường có nguồn gốc “cái tôi” tham vọng (!) Hoặc bị làm tôi
tớ cho những "thuyết âm mưu" thao túng tâm lý.
Đối với tâm thức? Ngôn ngữ văn
chương càng chau chuốt, biện luận thì càng mất đi sự chân thật. Vậy thì, người ta mò tìm
(phân tích) khoe khoang trong bể đại dương giáo pháp đức Phật để tìm cái gì trong đó? Có
lẽ, chuyện drama (nếu có) giữa người tu và người
không tu chỉ là chuyện mộng du lêu lổng của thiên hạ trong thời điểm còn bấp bênh giữa hàng ngàn lẽ phải đang dấu kín (cười)!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét