Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Học nhạc với đàn guitar...( 2)

II/-Nhạc lý với cây đàn guitar…


   Rất có nhiều soạn giả trình bày về lý thuyết âm nhạc. Mỗi người có cách thức khác nhau. Nhưng, thường là họ phải trình bày cho đầy đủ và đôi khi quá hào phóng ý tưởng riêng, hoặc thiên về lý luận…nên dày cộm “không thiếu thứ chi”: Từ qui tắc vô cùng của nốt nhạc cho đến hợp âm đa dạng và riêng rẽ…với những kí hiệu (qui ước) trình diễn viết nhạc khiến ta hoa mắt, cảm thấy quá đồ sộ, choáng ngợp…
  Bạn đừng ngại...vì cách diễn giải “tính bác học”nên họ đành phải như thế! Còn thực tế kiến thức rút gọn (qui lại) chỉ có 7 nốt nhạc và 7x3= 21 hợp âm…nếu tính thêm 5 nốt phụ ta sẽ có thêm 15 hợp âm khác nữa…
  + Nhưng, thực tế ta chỉ cần biết qui luật, không cần phải học nhớ…vì khi biết những nốt nhạc và hợp âm chính ta chỉ cần di chuyển lên hay xuống ½ cung (1 khoảng cách cần đàn).
  + Ngoài ra, một bản nhạc thường biên soạn nhiều lắm là 6 hợp âm chính. Nhưng phần nhiều là sử dụng chỉ 3 hợp âm cơ bản. Chẳng hạn, như bài “Lòng mẹ” ( Y Vân) chỉ đơn giản sử dụng 2 hợp âm (Am và M7) mà trở thành tác phẩm nổi tiếng…
  
A- NỐT NHẠC:
    
     Có 7 nốt nhạc chính và 5 nốt phụ nằm trong khoảng trống còn lại của ½ cung (1 cung = 2 khoảng cách trên cần đàn). thường được gọi cho hợp lý là: Do thăng(#), Mi giảm(b), Fa thăng(#), Sol thăng(#), Si giảm(b). 


    Bây giờ, chúng ta hãy cầm đàn lên chơi (chơi mới là học)…
   Ta sẽ gảy đàn 7 nốt nhạc chính theo chu kỳ tịnh tiến tăng (lặp lại cùng âm vực nhưng cao hơn) trên cần đàn guitar theo hình (Nhẫm đọc theo để sau này hát hò, thẩm âm cho chuẩn):
    Mì Phà Sòn, Là Sì Đồ, Rề Mi, Son La, Si Đô Rê, Mí Phá Són…(và đánh ngược trở lại từ cao xuống thấp, từ chậm đến nhanh).
   Thường, giọng hát người nằm trong giới hạn âm vực này! Và đây là cách luyện ngón nhanh, khỏe và điệu nghệ …(Nhiều người đã bỏ qua bước khởi đầu đơn giản nhưng hết sức rất quan trọng này). Sau 1 giờ đồng hồ bạn có thể đã thuộc các nốt nhạc, tay đã dần quen trên dây và cần đàn…lại còn thẩm âm được vì cùng xướng giọng với âm thanh nốt nhạc nữa chứ! Tuyệt quá phải không? (Tài hoa là sự "tận dụng" kết hợp thời gian)

  Học nhạc lý với cây đàn guitar là dễ dàng nhất! Vì dựa theo khoảng cách giá trị nốt nhạc “cung” đầu tiên ta có thể suy ra các nốt nhạc trên một sợi dây đàn hay toàn bộ vị trí nốt nhạc trong cần đàn guitar…(Bạn chỉ cần hiểu không cần nhớ)

   Ở đây, bạn thấy chỉ có Si-Do & Mi-Fa cách nhau nửa cung, còn lại là hơn thua nhau(cao thấp) 1 cung. Từ qui tắc cố định này người ta cũng dùng để so (lên) các dây đàn chính xác (bấm vị trí nốt nhạc để so với dây buông kế đó)
  Đừng tập liên tục hãy thư thả cho ngón tay và các cơ (đau, mỏi) hồi phục. Có chậm, thì 3 ngày sau Bạn hãy lấy một bản nhạc mình thích...rồi thử nhìn kí hiệu, kí âm và gảy ra từng nốt nhạc trên đàn nghe âm thanh xem sao?
   Nhưng, trước hết chúng ta phải biết thế nào là ký hiệu, ký âm (qui ước) chung trên một bản nhạc như sau: (Nhiều người viết không phân biệt rõ thuật ngữ: Kí hiệu, kí âm)
   

    Chúng ta nên dùng Kí âm tiếng Việt trong quá trình học và sử dụng trao đổi về nốt nhạc. Còn các chữ cái La Tinh: A, B, C….dùng kí âm cho hợp âm. Thật may, là chữ Việt cũng dùng chữ La tinh nên dễ dàng hơn rất nhiều! (Dùng nốt nhạc cho những kí tự hay số? Sẽ phứt tạp thêm kí hiệu tăng quãng (nốt thứ 8 chu kỳ) của nốt nhạc: Đồ…Đố; Mi…Mí….)
   Tiếp theo…bạn cần phải biết các kí hiệu viết nhạc, mới có thể đánh đúng nhịp của bài hát đó! Bản trên là kí hiệu âm thanh còn bản dưới này thuộc kí hiệu trường độ (nhanh hay chậm của các nốt nhạc):

   Cách viết qui ước “phách” và “nhịp” như (bản) trên thường gây lúng túng? Thực tế chúng ta thường đánh nhịp (vỗ tay), khoảng giữa nhịp chính là phách…Vì một khuôn nhạc thiết kế trong một bài hát thường nhiều nhất là 4 nhịp (Nhanh= 2 nhịp/giây; Chậm= 1nhịp/giây). Biết thêm kí hiệu qui ước trên bạn có thể thực hành một bản nhạc bất kỳ theo ý tác giả. (Nên lấy “nốt đen” giữa 2 nốt móc và nốt trắng qui ước cho “một nhịp” bạn sẽ dễ dàng thực hiện “nhịp, phách” hơn…). Lấy chân nhịp đều là cơ bản trong tập đàn…
   Tất nhiên, bạn nên cần biết một vài vài kí hiệu quen thuộc nữa trên bản nhạc:

     Bạn hãy nhìn và so sánh 1 một dòng nhạc dưới đây cùng một khuông nhạc (cách nhau gạch ngang) có 4 nhịp. Nhưng, cách thể hiện kí hiệu khác nhau mà vẫn tương ứng cùng giá trị...Nếu gặp các kí hiệu “lạ”, bạn có thể suy ra dựa vào khuôn nhạc viết cho nhịp: 4/4 hay 3/4 , 2/4



   Vậy là ta đã hoàn thành xong cách thức tập đàn và hiểu được qui luật âm thanh (đơn) của nhạc lý. Bạn hãy tập nó trong một tuần…xong, chúng ta sẽ tìm cách hiểu nhanh phương thức cấu tạo hợp âm và sẽ biết tính ra qui luật đơn giản khi đệm (hoặc sáng tác) bản nhạc nào bạn muốn…

(Còn tiếp...)

6 nhận xét:

  1. Phải chi hồi đó ( 30 năm trước ) gặp anh sớm sớm thì HD khỏi phải tò tò đi theo mấy đứa bạn con trai để học đàn rùi
    Buổi sáng vui nha anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ, Nếu không... là tò mò đi theo anh rùi (le lưỡi)
      Cảm ơn HD nhen!

      Xóa
  2. Hơ hơ , bài 2 dể hiểu , nhưng phải 4 tuần cơ .

    Trả lờiXóa
  3. Rất hay, cám ơn tác giả

    Trả lờiXóa