Thứ Tư, 19 tháng 3, 2025

Hành trình thiện & ác

 

Hành trình thiệnác
 (Câu chuyện xã hội…)
 

   Lịch sử nhân loại đã từng trãi qua “thời kỳ đen tối” (phân kỳ) thời trung cổ (X- XVIII). Đó là thời suy thoái văn hóa kinh tế, tối tăm trí thức, tiêu cực đức tin khiến cái ác lộng hành khắp nơi. Kéo dài mãi đến thế kỷ 18 mới phục hưng (còn gọi là thời kỳ khai sáng).
   Nhưng hôm nay, khi bước vào thế kỷ 21…Hiên tượng “chủ nghĩa vật chất” lên ngôi khiến người ta đang lo ngại phải bước vào “thời kỳ tăm tối” mới! Thế giới đang vẫn hào hứng tập trung vào phát triển kinh tế xã hội, dù đã vượt qua nhu cầu đã khá xa. Những người tự vấn lương tâm sợ rằng: Tư duy con người sẽ xem trọng giá trị vật chất hơn tinh thần, khiến người ta xem nhẹ tình cảm đối xứng, sẽ làm rạn nứt mối liên kết từ trong gia đình ra xã hội. Họ luôn bị cuốn theo đời sống cạnh tranh như cuộc chiến thương trường.
   Sự đam mê vật chất sẽ khiến người ta đánh mất lòng cao thượng, cái ác có cơ hội trỗi dậy!
 
  Nhân sinh quan “nhân chi sơ tính bản thiện” hay “nhân chi sơ tính bản ác” chỉ thuộc tính quan niệm giáo dục(!) Thường, thiệnác được xem là sự đối kháng nhị nguyên trong cuộc sống.
   Trong các nền văn hóa tinh thần “cái thiện luôn thắng cái ác”, vì người ta nghĩ rằng: Cái thiện tạo nên sự thịnh vượng và tồn tại, còn cái ác sẽ đem đến sự diệt vong, nên  không thể khoang nhượng với cái ác! Tuy vậy, sự tồn vong: Khi cái thiện thắng cái ác bằng vũ lực, thì cái thiện đó cũng vô hình chung như cái ác…
 
   Thực ra, với nền tảng khoa học nhân sinh, phải bao gồm cả định lý vật chấtnhận thức tâm linh. Các tôn giáo đều có phương pháp (giáo điều & thực hành) giới hạnh tu tập. Tuy khác nhau về đức tin nhưng đồng tâm thức, dẫn đến điều thiện lành. Vì vậy, dù thừa nhận hay không? Tự do tôn giáo sẽ nói lên (chứng minh) chiều hướng đạo đức của xã hội...
 
   Dẫu vậy, chúng ta không phải khi nào cũng nhận rõ điều thiện và cái ác, nếu thiếu giá trị học vấn xã hội nhân văn, hoặc không có chánh tư duy trong nhận thức (tâm linh).
  Thiện và ác có phải là cuộc chiến hay không? Theo tinh thần giác ngộ giáo pháp cao thượng: “Thiện & ác có tính đối ngẫu và đối kháng, chúng có thể đối lập nhưng có thể mất đi khi hai mặt cùng một bản chất đã đạt đến sự hợp nhất”.
   Điều thực tế, thiện hay ác nó ở trong tâm thức chúng ta. Giá trị của thắng thua là lương tri mỗi người tự xác định.