Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Mưa về tháng sáu...



  Mưa về tháng sáu…

  Tháng sáu là tháng giữa năm (cười), giao mùa mưa nắng mênh mông…vội đến chợt đi, hội ngộ lẫn chia ly.
   Chẳng ngạc nhiên, khi nhiều người nam giới lắc đầu: “lòng dạ đàn bà như trời tháng sáu”(le lưỡi)…
  Đừng vội nhăn nhó nhan sắc(hic). Thật ra, người ta muốn nói đến tính khí đổi thay hơn là lòng người thay đổi…
   Sự bất thường (hay vô thường) của thời tiết…cũng khiến tâm hồn thi-nhạc sĩ bỗng nhiên lận đận yêu đương, mơ hồ theo những bóng dáng, tình khúc “mưa nắng”thênh thang:
  “Nắng mưa là bệnh của trời –Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng…”(Nguyễn Bính).
  Nắng mưa thất thường, thì làm Nguyễn Bính bị tương tư. Còn Nguyên Sa thì khoái(mơ) trời mưa hoài, mưa mãi miết…
   Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
   Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
   Anh lạy trời mưa phong toả đường về
   Và đêm ơi xin cứ dài vô tận…”
   Nhưng đó là Nguyên Sa đã rủ rê được ngươi ta…Còn mấy người đang hồi hộp hẹn hò ngoài công viên, bên gốc phố…mà bị ông trời “hù’ mưa nắng lộn xộn thì dễ “tiu”, liêu xiêu mộng tình dài…
   @TN cũng hay “lang thang” tâm tư trời tháng sáu, nên cũng dễ bị phiêu linh là vậy…



Mưa về tháng sáu…

 Tháng sáu mưa về rối tóc em
     Mây hờn lên mắt ướt môi mềm
        Chiều đi buông gió lay mùa nhớ
         Nắng vỡ nghiêng lề đợi phố quên
       Ngõ vắng rong rêu tình mất dấu
        Đường xưa sỏi đá lá vương thềm
Đời qua lối cũ hình như đã...
Kỷ niệm hẹn hò vẫn gọi tên!

     Tháng sáu mưa về tựa nắng bay
      Giọt buồn tiếc nuối đếm hao gầy
    Lời yêu thuở ấy chìm trong gió
  Góc phố bây giờ vắng bàn tay
    Cõi nhớ đong đưa đèn bóng đổ
         Miền soi nhung nhớ chốn đêm dài
        Tình như chiếc lá lòng hoang phế
                 Rớt xuống cuộc đời mộng cũng phai…

                                          @Thế Nhân




Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Nỗi buồn lòng tự trọng...



Nỗi buồn của lòng tự trọng…
(Suy tư…)
   Trong những năm gần đây, báo chí trong nước cũng đã có cố gắng đưa vài thông tin, nhằm ngụ ý khuyến cáo công dân của mình, tránh bớt những hành động tật xấu trong sinh hoạt, ăn uống, cư xử thiếu ý thức nơi công cộng…vì nó đã làm cho hình ảnh người Việt trở nên xấu xí dưới đôi mắt của người nước ngoài…
   Đây là hình ảnh chụp (của Yahoo đăng) những bảng “cảnh cáo” đang dán, treo những nơi công cộng trên đất nước Thái Lan và Nhật. Tất nhiên, là ai cũng hiểu là chữ Việt…chỉ dành cảnh cáo riêng cho đối tượng người Việt!


Khi đọc và nhìn những tấm bảng này chúng ta nghĩ gì? Hẳn, ai là người Việt cũng đều buồn và xấu hổ…
   Nhưng, xấu hổ cũng chẳng nghĩa lý gì? Khi mà nhiều người vẫn chậc lưỡi chống chế do hoàn cảnh, đổ thừa giới hạn cho vài cá nhân “con sâu làm rầu nồi canh”…Có người còn nói với tôi rằng họ thấy rất bức xúc và tự ái…dân tộc?
   Tự ái hoặc biện hộ không làm cho chúng ta trưởng thành và văn minh hơn. Tự ái, cũng chỉ là sự cảm xúc tức thời, phản ứng giữa ranh giới tốt và xấu. Còn biện hộ? Thường chỉ khiến chúng ta mãi luôn đi mò tìm những khẩu hiệu tự ca ngợi, khoả lấp, ru ngủ…
   Với tôi, thì đây là cách họ cư xử với những người không có lòng tự trọng…vậy, Lòng tự trọng là gì?
   Có một định nghĩa “Lòng tự trọng” có đầy trên trang mạng, gần như trở thành sách giáo khoa:
“ Tự trọng là tự yêu, tự thích chính mình. Nó không mang tính chất khoe khoang hay tự phụ,nhưng sự tự tin ở mình và ở những việc mình làm.”
   Mới nghe qua, có thể nhiều người gật gù theo? Nhưng , với tôi nó lại là một định nghĩa tồi tệ, nhầm lẫn…thiếu cả bút pháp văn chương với cả nghĩa từ chấp vá “tự yêu, tự thích, tự tin” rất tối nghĩa “ở những việc mình làm”??? Ấy vậy, có nhiều người đánh “dấu thích” (đúng) mới lạ…
   May thay, có một câu định nghĩa khác (ít người quan tâm):
 Tự trọng là tự biết tôn trọng mình, bằng cách không làm điều gì sai quấy để ai đó có thể dựa trên điều sai quấy đó mà xúc phạm đến danh dự hay bản thân mình.”
    Nhưng đây! Lại chính là câu định nghĩa chính xác gọn gàng cả ý tứ và hệ quả…
   Không phải vô tình, người ta nhắc đến hạnh phúc là thường kèm theo sự bình đẳng. Nghĩa là không tôn trọng lẫn nhau thì làm gì có bình đẳng? Và…một điều rất đơn giản là: Ai có thái độ, cư xử không tôn trọng người khác? Thì người đó cũng chẳng có tí xíu nào lòng tự trọng nơi họ…
   Một nền giáo dục nếu chỉ xem những đứa trẻ là cục đất xét, để uốn nặn hình hài, hành động…Thì chắc chắn chúng không thể kiến tạo suy nghĩ, không tự xúc cảm gầy dựng tâm hồn…và đương nhiên là không hiểu biết đến lòng tự trọng! Chúng hoạt động theo bản năng sinh tồn(!) 
   Trong mục đích giáo dục: Châm ngôn, mục đích “học nữa học mãi”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”…nghe rất hay ho cho một trường hợp, xu hướng, quan điểm nào đó! Nhưng, nếu ngôn ngữ sách vở sáo mòn, lấy giáo dục làm phương tiện lợi ích, mà không xem con người là cứu cánh tương lai?…thì nó luôn khiếm khuyết lòng tự trọng và nghèo nàn tư duy cao thượng (?).
   Chẳng ai tin tưởng xây dựng lòng tự trọng dưạ trên những điều tự hào, tự kỷ? Và cũng chẳng ai hãnh diện mình là kẻ được người khác xem là phương tiện cho bất kỳ lý tưởng nào? Và chắc chắn hơn nữa là không ai lấy làm vinh dự khi suốt đời chỉ làm học trò kẻ khác? (lạc hậu)
  
   Người ta tìm kiếm lòng tự trọng ở đâu và đem lại kết quả gì?
   Lòng tự trong không tồn tại trong môi trường giả dối, thiếu trung thực…
   Lòng tự trọng không vay mượn sức mạnh giai cấp, quyền lực …nhưng, nó lại xây dựng được nền móng văn minh, chứng minh lòng tin, tạo bình đẳng, hạnh phúc cho con người và xã hội...
   Lòng tự trọng luôn có trước những kẻ thông minh, anh hùng…bằng ý thức nhân sinh, thói quen tập tính văn hoá cộng đồng. Và tự nó mới đủ năng lực, điều hành kiến thức và đủ khôn ngoan của con người can đảm…
   Chỉ cần có lòng tự trọng…thì con người đã tự thể hiện nền văn minh xã hội bắt nguồn từ đạo đức cá nhân, mà không cần học thuyết luận điểm nào giáo huấn.
   Ở nơi đâu không có lòng tự trọng…thì chân lý, lẽ phải ở đó trở thành miếng giẻ rách…
   Nỗi buồn của lòng tự trọng rất rõ ràng…khi người ta không biết tôn trọng mình, tôn trọng những người xung quanh.(!)