Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Tuổi đời mênh mông...



“Tuổi đời mênh mông…”
(câu chuyện “văn học”)

   “Tuổi đời mênh mông” là tựa đề một ca khúc của Trịnh Công Sơn!
   Tôi đã hỏi một số người mê nhạc Trịnh về ý nghĩa "tuổi mênh mông" là gì? Có nhiều người đã rất lúng túng, khi cố tìm cách để diễn giải ý tưởng “mênh mông” ấy!
   Thật ra, không cần phải giải thích cụm từ đó…Vì nội dung bài hát đã nói về tâm tình tuổi thơ ấu, thời còn cắp sách đến trường! Bởi vì, qui luật hằng có: Có những lứa tuổi nhìn cuộc đời thấy còn rất dài, rất bao la, thênh thang? Có những nhóm tuổi vì bận rộn, bon chen nên không để ý tồn tại của thời gian! Và cũng đến một độ tuổi nào đó, khi nhìn tuổi đời còn lại…ôi thôi! Quá ngắn và hẹp…(cười)
   Ở đây, tôi muốn thử liên tưởng và mượn đỡ “Tuổi đời mênh mông” trong ý nghĩa  ngôn từ, văn chương của nhạc sĩ họ Trịnh để tự tham luận về một câu chuyện “văn học” hay học văn?
   Trịnh Công Sơn! Có lẽ, khiến cho người ta dễ thừa nhận: Ông là người rất giỏi tiếng Việt…mà lại rất tâm lý, ngôn luận nhân sinh có sức thuyết phục cao. Đây, là thể loại ngôn ngữ văn chương không những mang tính ước lệ nghệ thuật mà còn làm thăng hoa hình tượng, tư duy, triết học. Thậm chí không cần theo qui tắc cú pháp, chủ ngữ-vị ngữ…ai muốn nghĩ thế nào? Vẫn cứ tự nhiên thưởng thức và vẫn hiểu được bằng tiềm thức? Và, để chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi nước Nhật đã lấy bài “Diễm xưa” đưa vào văn học (giảng văn) ở lớp trung học xứ họ...
   Tại sao người Nhật lại có lựa chọn đó? Tôi đã hỏi một vài người bạn quen biết làm nghề giáo viên, thầy dạy văn trung học, tất cả họ đều tránh né! Vì sao ư? vì khó mà hí hững bình luận theo kiểu thói quen thích khẳng định mọi thứ, cách thức ngữ pháp quy ước, gò bó…
   Người Nhật đưa bài Diễm xưa vào giảng văn là điều không có gì ngạc nhiên! Bởi ngôn từ(lời) của Trịnh Công Sơn như một bài thơ Haihu. Một thể loại thơ nổi tiếng rất ngắn, mang tính chất “thiền”, gọn gàng sâu xa, bắt nguồn từ xứ sở của người Nhật…
   Cũng không hẵn chỉ là vì lý do phong cách, tình cảm như trên, mà chủ yếu giá trị ở văn phong nghệ thuật, ngôn từ cách điệu biểu cảm, mà ai cũng có thể thưởng thức được, từ giới hạn đến vô hạn…
  Vào đề với hình tượng “mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ” là đã khái quát “Diễm xưa” rồi. Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu là đã liên kết được hình ảnh và tâm tình con người! “Ngày sau sỏi đá vẫn còn có nhau” trở thành một định lý vật chất…mà dù hiểu theo cách nào, suy diễn ra sao? Nó cũng tương tự như  “cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tôi” (Biết đâu nguồn cội)sự liên hệ giữa thời gian, cảnh vật với con người, giữa bản chất và tâm tư đều có những cội nguồn chung của nó! Chúng cũng đều có giá trị nhất định luận chứng về mặt tâm hồn và hiện thực lý lẽ. Nhưng, đó mới chỉ là những ví dụ giản dị, chưa nói đến nghệ thuật, ý tứ dùng điệp ngữ “mưa vẫn mưa bay…”. Trong suốt ca khúc ấy, khó mà tìm ra có ngôn từ nào thừa hay thiếu(?)
   Cũng có vài người lý luận kiểu chấm điểm vụng về theo sách giáo khoa: Là phải có quy tắc chủ ngữ hay vị ngữ mới là một câu hoàn thiện…họ đã vội phê bình ông (TCS):
   “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
     Một trăm năm đô hộ giặc Tây
     Hai mươi năm nội chiến từng ngày…”
   Là…không biết ai là người bị nô lệ, đô hộ? Tôi hỏi:
   - Vậy anh có hiểu ý câu đó…là ai (nước) nào không?
   - Hiểu chứ! Nhưng câu đó xét theo văn phạm, ngữ pháp là sai? Nếu cắt một câu ra thì thiếu…chủ ngữ?
   Tôi cười: “Cắt ra…để xào nấu món gì vậy?”vì chưa nói là nó đã liên kết đề tựa “Gia tài của mẹ” của chính tác giả Trinh Công Sơn (người VN )! Có nghĩa: văn tự là mục đích diễn ý và người đọc đã hiểu ý là được! Ấy là chưa bàn về nghệ thuật thơ ca đó nhen?(văn học)
   Như câu “Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô…”. Nếu như nói “cọng cỏ khô buồn” thì sẽ khác nghĩa với “cọng buồn cỏ khô”! Vì ngắm (thấy) cọng cỏ khô buồn khác với sự hoá thân từ nguyên nhân (trừu tượng) cọng buồn, nên cỏ mới bị khô héo…
   Nhạc Trịnh nhiều rất nhiều “tín đồ”, trở thành dòng nhạc riêng nổi tiếng thế giới (Ca khúc da vàng)…thường có thể chỉ đọc ngôn từ cũng đủ cho người ta cảm xúc. Chứng tỏ văn chương của ông đã ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, tư tưởng con người (!)
   Với câu chuyện miên man trên…là tôi muốn đưa ra hệ ý thức (cá nhân) suy lụân rằng:
   Lứa “Tuổi đời mênh mông” có thể quy ước từ lớp 1 cho đến lớp 12 (từ 6 đến 17 tuổi). Cái độ tuổi thần tiên, tuổi hoa niên, tuổi của ước mơ ấy hiện tại đang bị bó hẹp với mấy lý sự châm ngôn, khẩu hiệu: “Học để thi cử”, “học để thoát nghèo”, “học để phục vụ…” (?). Sự chật chội thời gian vào việc cúi đầu âm u để học, để lo tương lai như thế…thì còn đâu cái không gian “tuổi đời mênh mông” nữa? Không chừng lại khờ khạo hơn khi có thể phí hoài đánh mất “quyền”cái tuổi hưởng hạnh phúc thơ ngây, vui chơi và vốn liếng lưu giữ thời gian làm kinh nghiệm sống, ưu ái tình cảm kỷ niệm cuộc đời sau này (!)
   Trung học cơ sở (6 đến lớp 9) là có ý nằm trong nghĩa “cơ bản” kiến thức vào đời. Nhưng, nhóm từ trung học phổ thông (10-lớp12) với cái nghĩa “phổ thông”chênh chao…cũng cần xem lại?
     Khi những thắc mắc nhu cầu giáo dục sức khoẻ, vui chơi được nêu ra…là liền có lý giải “Chương trình nặng”? Thât may, là tôi đã từng học và suy tư…để thấy(đọc) cái “giáo khoa” tưởng cao siêu đồ sộ ấy lại rỗng và nhẹ hơn tưởng tượng rất nhiều! Vì phần lớn là do cồng kềnh về giáo trình và lấp liếm thời gian, vừa giống khoe mẽ trang trí và lên giây thiều cót két…như mục đích keo kiệt cái tuổi hồn nhiên khỏi rãnh  rỗi, đừng vui chơi (?)
   Khi bước ra đời, người ta làm công tác khoa học, kỹ thuật…ngoài những định lý, công thức tính nhanh, cơ bản…thì chẳng có cái đề toán nâng cao(cao hơn lớp đang học) nào có giá trị thực tế cả! Không lẽ, học để thành nhà toán hoc hay làm công việc thống kê đố vui giải toán? Những công thức cơ bản nghề nghiệp hầu hết là hằng số kinh nghiệm, thực nghiệm…(chuyên môn trong trung cấp, đại học).
   Môn tiếng việt (ngữ văn) học từ lớp 1 cho đến lớp 9 ư? Trời ơi…tám (8) năm trời chỉ để học nói, học đọc,  tập làm văn tiếng Việt làm rắc rối, nản chí tuổi ước mơ thêm mệt nhọc, đang muốn đi xa hơn, tự chủ hơn? Chắc là…muốn đào tạo tất cả học sinh thành kẻ  sắp xếp từ ngữ, “nhà ngôn ngữ học” và học thêm cái nghề thủ thư, rành rẽ biểu mẫu hành chính, văn bản cạo giấy?
   Cái “văn phạm”ngữ vựng, ngữ pháp vốn hình thành từ cha sinh mẹ đẻ, tự tập nói có đầu, có đuôi từ lâu, và trẻ em (tiểu học) cũng đã biết suy nghĩ, nhận định! Cần gì đem ra phân tích thủ thuật, thi cử đánh đố, gài bẫy…làm hoa cả mắt, rối loạn cả não bộ(!) Ngay cả học tiếng  Anh phổ  thông cũng  chưa cần thiết  phải quá lận đận “bắt thăm” để trở thành “Nhà văn phạm” như thế ? Đòi hỏi chi cái năng khiếu học thuộc lòng, học thêm, học tủ để phân biệt học sinh giỏi, dở? Quá nhiều chi tiết luộm thuộm…thì khó mà tránh được nhu cầu “phao” thi, quay cóp? Mong sự trung thực sao được trong hoàn cảnh này đây?
   Thời tôi còn cắp sách đến lớp học (70-75) …khi qua lớp 6 là đã bước vào văn học: Kim-cổ văn chương-thơ ca, thuyết trình và viết luận văn rồi. Và sau này, khi bước vào đời vẫn viết luận chứng kỹ thuật…có sai xót từ vựng gì đâu ta?
   Thôi thì…cũng tạm thông cảm là đang “cải cách”rút gọn chương trình! Điều đáng nói ở đây, là khi vào lớp 10…ở cái tuổi cặp kê, đã biết suy tư, cảm giác thơ mộng, thăng hoa tâm hồn, chuẩn bị vào đời mà đành phải “chơi” với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết thần tiên ma mị? Từ cái cô Lọ Lem đến Tấm Cám…chưa nói tính hiền lương để nhận ra: Lọ Lem dễ thương bên kia chẳng cần trả thù, vậy mà cô Tấm bên này khi lên làm hoàng hậu là thay đổi “ở hiền gặp lành” đã trở thành ác độc? Khó   giải lo-gic cho một  nhân vật có hai tính cách cả thiện-ác? lại mang tiếng thêm nền giáo dục bạo lực! Hic, tìm đâu mù khơi ở cái chỗ thắng thua bằng gian manh, mà kiếm được tấm lòng bao dung để mơ tha thứ…
  Nhưng, cũng chưa quan trọng bằng những nhà mô phạm giáo dục, những người biên soạn giáo trình đã nhầm lẫn văn học (giảng văn) với các loại hình truyện cổ tích, truyền thuyết…vì đó chưa phải là tác phẩm có tác giả văn học đúng nghĩa?
   Trên Bách khoa toàn thư mở WikipediaVăn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hộicon người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.   Văn học có các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, Từ, kịch bản, lí luận phê bình.” …
   Tôi có thể chấp nhận,  nếu đó là định nghĩa về văn chương, hình thành từ một loại hình nghệ thuật nào đó: kể truyện, truyền khẩu, đọc, viết…nhưng, không thể đồng ý theo nghĩa giá trị văn học? Tôi thì chỉ có khái niệm đơn giản: Văn học là những tác phẩm nghệ thuật văn chương có giá trị nhân văn, tư duy suy luận, tiểu thuyết hiện thực, thẩm mĩ cao…tác giả có tên tuổi.
   Vấn đề lịch sử có thể chấp nhận đưa vào chính kiến xã hội, nhu cầu tư tưởng riêng, miễn là tôn trọng các dữ kiện? Nhưng, văn học ngôn ngữ lại cần yêu cầu, yếu tố phát triển trí tuệ, tự nhận thức, biện luận…Nếu tiểu học là bậc học phương pháp. Thì trung học là bậc tự tìm những kiến thức, để có thể biết cái sai cái đúng ở đời này mới có thể tự vận động vào đời được.
   Văn học là một “tính từ” luận văn, chứ không phải là “động từ” học văn, tập viết, trả bài? Vì giá trị văn chương không có công thức giới hạn và quan điểm vị trí tư duy của cá nhân nào? Một nhà phê bình văn học cũng chỉ có thể khơi gợi ý nghĩa của ngôn từ trong chừng mực văn chương nào đó…huống chi, chỉ là nghề giáo viên, người hướng dẫn, chấp bút chương trình? Cùng lắm làm nhiệm vụ, quyền đánh giá về cái hay của văn chương, sự mạch lạc của bài vở học sinh nằm trong tính văn hoá lứa tuổi học đường…
    Thật là may! Từ khi ngôn ngữ văn chương thuần Việt sau này (từ những thập niên 30 của thế kỷ trước đến nay)  của nhóm “tự lực văn đoàn”: Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nhất linh, Thạch Lam, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ…v…v… nhiều lắm! Đã có những tác giả nổi tiếng không kém gì văn học các nước khác, nếu không nói là đa dạng (hoàn cảch lịch sử) và đồ sộ, phong phú (vùng miền) hơn, với những tác phẩm văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc vượt ra khỏi ranh giới quốc gia có mặt trên diễn đàn thế giới.
   Trong “Ngữ văn lớp 12” hiện giờ đã có thêm những tác giả-tác phẩm xuất sắc đại diện cho nền văn học nước nhà. Tiếc thay, lại dồn lại một năm cuối, với những đoản văn ngắn, thì làm sao có đủ thời gian luận, hiểu hết giá trị tác phẩm? Ngoài thơ các luật thơ cũng chỉ khái quát qua loa…mà thực ra, nhu cầu thi thơ, cảm xúc bắt đầu nên từ lớp 6 (lục bát), lớp 7 (song thất lục bát), lớp 8 (Đương thi)…thì mới đủ thời gian phát triển cảm nhận nghệ thuật văn chương, ý thơ…(?)
   Vấn đê “cải cách” giáo dục chẳng có gì mà khó khăn, to lớn. Nó hết sức đơn giản(!) Điều quan trọng là người ta nên xác định mục đích, phương hướng đào tạo con người tự lập? Đừng dừng lại quá khứ quá lâu, ấu trĩ với quan niệm hẹp hòi, xem con người là phương tiện! Mà nên lựa chọn tư cách giáo dục cao thương, tha nhân…dựa vào giá trị kiến thức nhân loại, xã hội hiện thực, làm cứu cánh ước mơ bình đẳng, sáng tạo ở tương lai.
    Đây chỉ là câu chuyện, đoạn văn ngắn ngủi đầy âu lo, có thể là vu vơ…của cá nhân tôi! Thử ném suy tư vào khoảng trống trải hy vọng, để chờ một niềm tin giáo trình mới có tính nhân văn, khoa giáo hiện thực giá trị cao hơn…

6 nhận xét:

  1. Baì thật nhiều ý hay và ai cũng thấy cái dở về giáo dục ngôn từ và đạo đức gốc bây giờ. LOĨ Tại NGưỜI HOẠCH ĐỊNH hay tẤt cả đều ĂN XỔI Ở THÌ!
    CHÚC TUẦN MỚI AN LÀNH!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui, khi HAT CAT cũng quan tâm về giáo dục! chỉ là @TN có nhiều âu lo...nên mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của mình. Có thể, có gây một chút tổn thương ngành giáo dục! Nhưng, đây là suy nghĩ nghiêm túc của @...
      Cảm ơn Hat cát!

      Xóa
  2. En try dài quá xá ! Đọc muốn hụt hơi ,nhưng mờ hay ! Thích !
    Nói chung là vậy ,ngành giáo dục thụt lùi của mình < nô thây bồ > !
    Nói riêng ,voi TT ,khi noi < tuổi đời mênh mông > là ý nói già rồi ! heheehhe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cố gắng tóm tắt lắm rùi! À...TT vẫn còn "tuổi mơ mộng" hả? Chúc mừng...(le lưỡi)

      Xóa
  3. Dạ Trang đã tuổi mơ huyền mờ ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ("Nhỏ"nào (Ảnh Avatar) ngồi giữa đường mà mơ...(tội)

      Xóa